Trẻ 15 tháng tuổi uống bao nhiêu nước mỗi ngày năm 2024

Căn cứ vào độ tuổi, cân nặng, mức độ hoạt động… sẽ giúp phụ huynh tính lượng nước cần cho trẻ uống mỗi ngày, tránh thiếu hụt. Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc An Pha - Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể người trưởng thành. Ở trẻ em, tỷ lệ này cao hơn. Nước có mặt ở tất cả cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Xương là phần cứng nhất cũng chứa khoảng 30%. Các bộ phận từ tim, não, phổi, gan, máu, da, cơ bắp, xương... của trẻ phát triển mỗi ngày. Nước tham gia vào tất cả các phản ứng, quá trình chuyển hóa, tái tạo, bài tiết, điều hòa thân nhiệt trong cơ thể của bé. Chúng cũng giúp vận chuyển ôxy, chất dinh dưỡng đến các tế bào, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, đảm bảo các chức năng thần kinh vận hành. Bé không thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng nếu thiếu nước. Chúng cũng giúp đào thải các độc tố, chất cặn bã mà cơ thể trẻ không thể hấp thu thông qua nước tiểu và phân, giúp khớp xương trơn tru, hoạt động nhịp nhàng, tránh tổn thương. Theo đó, bác sĩ An Pha hướng dẫn cách tính lượng nước trẻ cần. Dựa theo cân nặng: Lượng nước theo cách tính này bao gồm: sữa, nước lọc, nước quả, súp, canh... mà trẻ sử dụng trong ngày. Cụ thể, trẻ từ 1-10 kg nên dùng 100 ml nước/1kg cân nặng. Ví dụ, trẻ 10 kg thì cần uống 1.000 ml nước/ngày. Trẻ từ 11-20 kg thì nên dùng 1.000ml nước/10kg đầu + 50ml/1kg cân nặng tăng thêm. Ví dụ, trẻ 15 kg sẽ cần lượng như sau: 1.000ml + [50ml x 5] = 1.250 ml. Với trẻ từ 21 kg trở lên, lượng nước hàng ngày cần uống là 1.500 ml nước/20 kg đầu + 20 ml/kg cân nặng tăng thêm. Ví dụ, trẻ 25 kg sẽ cần lượng nước là 1.500ml + [20ml x 5] = 1.600 ml. Dựa theo độ tuổi: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, 80% thành phần trong sữa mẹ là nước nên hầu như trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn không cần bổ sung, kể cả khi thời tiết nóng bức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bé có thể cần bổ sung thêm 100 - 200 ml theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi thường ăn dặm nên rất cần uống nước. Lượng cần phụ thuộc vào cân nặng, chiều cao, khoảng 100 ml nước/1kg cân nặng [kể cả sữa]. Ví dụ, trẻ nặng 8 kg thì cần 800 ml nước trong ngày, nếu trẻ uống 600 ml sữa một ngày thì mẹ chỉ cần thêm khoảng 200 ml nước. Nước này có thể là nước lọc, nước quả,... Phụ huynh cần chia nhỏ lượng nước ra cho trẻ uống, không uống quá nhiều một lúc để tránh bé bỏ bữa. Nếu thấy trẻ khát nước hoặc hoạt động nhiều, mẹ có thể cho bé uống thêm nước. Bác sĩ Pha khuyến cáo, phụ huynh quan sát màu nước tiểu của trẻ. Nước tiểu có màu vàng đậm là trẻ đang uống chưa đủ nước. Nước tiểu màu trắng, trong thì bé được cung cấp đủ. Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, bố mẹ có thể cho con uống nước theo nhu cầu hoặc áp dụng cách tính lượng nước theo cân nặng phía trên.

[Nước trẻ cần uống hàng ngày có thể đến từ các loại thực phẩm khác nhau. Ảnh: Shutterstock Tuy nhiên, lượng nước trẻ cần mỗi ngày có thể đến từ nước lọc uống trực tiếp, canh, súp, cháo, trái cây, sinh tố, các món ăn... Do đó, phụ huynh có thể gặp khó khăn trong việc định lượng chính xác. Đồng thời, trẻ còn cần đến nhiều dưỡng chất khác để phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng chiều cao, cân nặng đang trong giai đoạn vàng phát triển. "Tốt nhất, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng toàn diện để bác sĩ tư vấn những cơ sở khoa học giúp chăm sóc tốt nhất", bác sĩ Pha cho biết. Cũng theo bác sĩ Pha, các nguồn nước tốt, an toàn cho trẻ dùng mỗi ngày bao gồm: nước lọc, nước ép trái cây không hoặc ít đường, sinh tố, sữa, các loại cháo, súp dinh dưỡng, nước từ các loại trái cây ăn nguyên trái... Hoài Ân

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Châu Tố Uyên, khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi đồng 1, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước trong ngày ở trẻ em như thời tiết nóng, mức độ hoạt động nhiều hay ít, tình trạng bệnh lý có sốt…Tuy nhiên, nếu trẻ em có sức khỏe bình thường thì các bậc cha mẹ chỉ cần tính lượng nước uống trong ngày của trẻ bằng cách đếm ly nước cho dễ nhớ, mỗi ly tương đương 250ml.

Trẻ 6 tuổi cần uống 6 ly nước mỗi ngày. Ảnh minh họa

Trẻ em ở từng độ tuổi sẽ có lượng nước uống như sau:

- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ không nên uống thêm nước. Lượng nước cần thiết cho trẻ được đến từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức.

- Với trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, lượng nước cần bổ sung cho trẻ có liên quan tới lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà trẻ đã được cung cấp. Ngoài ra, trình trạng dinh dưỡng tổng quát, yếu tố sức khỏe và tăng trưởng của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng. Nguyên tắc chung của lượng nước uống trong độ tuổi này là từ nửa [1/2] ly đến một ly nước trong ngày [125ml đến 250ml].

- Với trẻ từ 1 tuổi đến 8 tuổi, lượng nước uống trong ngày được tính theo độ tuổi. Chẳng hạn: Trẻ một tuổi nên uống một ly nước trong suốt ngày, trẻ hai tuổi nên uống hai ly, trẻ 3 tuổi nên uống 3 ly…Cụ thể:

+ Trẻ 1 tuổi: 1 ly nước [1 ly =250ml]

+ Trẻ 2 tuổi: 2 ly nước

+ Trẻ 3 tuổi: 3 ly nước

+ Trẻ 4 tuổi: 4 ly nước

+ Trẻ 5 tuổi: 5 lý nước

+ Trẻ 6 tuổi: 6 ly nước

+ Trẻ 7 tuổi: 7 ly nước

+ Trẻ 8 tuổi trở lên: 8 ly nước

Đối với những trẻ sinh sống ở vùng khí hậu nóng hoặc khi trẻ chơi thể thao, chạy nhảy nhiều thì sẽ cần nhiều nước uống trong ngày hơn.

Trẻ không nên uống ừng ực nhiều nước một lúc mà nên uống từ từ, từng ngụm một. Ảnh minh họa

Nên tập cho trẻ thói quen uống nước một cách chủ động, uống nước ngay cả khi không khát, nên uống nước đã được đun sôi để nguội trong vòng từ 12 - 24 tiếng đồng hồ, không nên uống nước đã được để qua đêm.

Với những trẻ chơi thể thao, không nên uống nhiều nước một lúc mà nên uống từ từ, từng ngụm một vì đưa một lượng nước lớn vào cơ thể thì dạ dày sẽ không hấp thụ và chuyển hoá ngay được. Nước dễ bị tích tụ trong dạ dầy và đường ruột gây cảm giác khó chịu, buồn nôn và ảnh hưởng đến việc tiêu hoá.

Trẻ em rất thích uống nước trong khi ăn nhưng thói quen này không tốt cho sức khỏe vì trong khi ăn, dạ dày và ruột sẽ tiết dịch theo phản xạ có điều kiện. Khi nhai, khoang miệng cũng tiết ra nước bọt cùng với dịch vị trong dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn, làm cho các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn trở thành chất dễ được hấp thụ. Nếu trước, trong và sau khi ăn mà uống nhiều nước sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và các dung môi trong dịch, ảnh hưởng đến sự hấp thu tiêu hóa thức ăn.

Chủ Đề