Trẻ bị ho, sốt có nên dùng kháng sinh

Khi trẻ bị ốm, do tâm lý lo lắng, sốt ruột, sợ bệnh tiến triển nặng ảnh hưởng đến sức khỏe mà nhiều bậc phụ huynh lạm dụng cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, không phải bệnh lý nào cũng có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh, sử dụng loại thuốc này bừa bãi còn gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy khi nào dùng thuốc kháng sinh cho trẻ?

1. Thuốc kháng sinh hoạt động trong cơ thể trẻ như thế nào?

Sự xuất hiện của thuốc kháng sinh là thành tựu lớn của y học trong việc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Đến nay, rất nhiều loại kháng sinh đã được tìm ra và áp dụng trong điều trị bệnh trên toàn thế giới. Những loại kháng sinh khác nhau sẽ có khả năng kìm hãm, tiêu diệt vi khuẩn khác nhau, song cần nhớ rằng thuốc chỉ có tác dụng với bệnh lý do vi khuẩn.

Thuốc kháng sinh giúp cơ thể chống lại bệnh do vi khuẩn

Ngoài vi khuẩn thì trẻ nhỏ do sức đề kháng cơ thể còn yếu nên dễ mắc bệnh do 1 loại tác nhân thường gặp khác là virus. Virus gây nhiều chứng bệnh thường gặp ở trẻ như: cảm cúm, viêm xoang, ho, đau họng, viêm phế quản,… với triệu chứng bệnh khá giống với bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Cơ chế gây bệnh của virus khác với vi khuẩn, thuốc kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của virus do không can thiệp vào cơ chế gây bệnh của chúng. Cụ thể, vi khuẩn là sinh vật sống độc lập, chúng tồn tại ở khắp nơi và gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc vết thương hở. Còn virus là những cấu trúc chứa vật chất di truyền bọc trong protein, chúng không sinh sống và tồn tại độc lập. Virus xâm nhập vào cơ thể, xâm chiếm tế bào sống để tồn tại và phát triển.

Có nhiều loại kháng sinh với cơ chế tác dụng khác nhau

Như vậy, thuốc kháng sinh chỉ hiệu quả với trẻ mắc bệnh do vi khuẩn, nếu nguyên nhân do virus, tình trạng bệnh sẽ không được cải thiện khi dùng thuốc. Nếu cha mẹ cho trẻ uống trong trường hợp này, không những bệnh không thuyên giảm mà trẻ còn phải đối mặt với nguy cơ kháng kháng sinh và các tác dụng phụ như: đau bụng, dị ứng, tiêu chảy,…

2. Bác sĩ hướng dẫn: Khi nào dùng thuốc kháng sinh cho trẻ?

Việc phân biệt bệnh do vi khuẩn hay virus gây ra qua triệu chứng ở trẻ không phải là dễ dàng, do đó, khi trẻ xuất hiện các tình trạng sau, cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh nếu cần thiết.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn liều dùng, loại thuốc kháng sinh và cách dùng phù hợp để đạt hiệu quả điều trị cao và tránh biến chứng.

2.1. Trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi là nhiều nguyên nhân kết hợp như: trẻ mọc răng, viêm đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn,… Trường hợp trẻ chỉ bị sốt không kèm triệu chứng bất thường khác, hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và tiếp tục theo dõi.

Sốt ở trẻ nhỏ có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra

Nếu sốt do bệnh nhiễm trùng đường hô hấp không phân biệt được do vi khuẩn hay virus, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Ngoài ra, sốt cũng sẽ xuất hiện nếu trẻ có vết thương hở bị nhiễm trùng, trường hợp này sẽ cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn tránh bội nhiễm.

Dù do nguyên nhân nào, sử dụng kháng sinh ở trẻ bị sốt cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

2.2. Trẻ bị viêm họng

Viêm họng nặng ở trẻ nếu do liên cầu khuẩn Streptococcus thì cần phải dùng kháng sinh sớm để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên viêm họng cũng có thể do nhiều loại virus gây ra, cần kiểm tra trẻ có xuất hiện những triệu chứng bất thường khác hay không như: viêm amidan, lở miệng, sưng hạch bạch huyết, sốt, khàn giọng,…

2.3. Trẻ bị viêm tai

Viêm tai khiến hoạt động của tai bị ảnh hưởng, trẻ hay bị ù tai, đau trong tai, mệt mỏi và khó ngủ, đôi khi có chảy dịch tai, trẻ sốt cao, mệt mỏi,... Trẻ có thể viêm tai trong, tai giữa và tai ngoài, thường gặp nhất là viêm tai giữa. Sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết để kiểm soát bệnh do vi khuẩn, hãy đi khám bác sĩ để điều trị tránh biến chứng.

Cần dùng kháng sinh nếu viêm tai ở trẻ do vi khuẩn

2.4. Trẻ bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, bị kích thích hoặc dị ứng. Trường hợp trẻ bị đau mắt đỏ kèm theo sưng mắt, chảy nhiều dịch màu vàng hoặc xanh đi kèm với nhiều triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng khác, hãy đưa trẻ đi khám để có thể chỉ định dùng kháng sinh điều trị bệnh phù hợp.

Ngoài ra các vấn đề bệnh lý do nhiễm trùng khác cần được sử dụng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất cũng như tránh tình trạng kháng kháng sinh và các tác dụng phụ của kháng sinh.

3. Lưu ý để tránh lạm dụng thuốc kháng sinh ở trẻ

Việc lạm dụng dùng thuốc kháng sinh nói chung và ở trẻ nhỏ nói riêng đang là vấn đề đáng báo động ở nước ta, điều này gây những hệ lụy khôn lường cho trẻ và sức khỏe sau này của trẻ. Càng lạm dùng thuốc kháng sinh thì tình trạng kháng thuốc càng cao, việc điều trị nếu trẻ nhiễm khuẩn sau này sẽ khó khăn hơn.

Do đó, hãy lưu ý tránh lạm dụng thuốc kháng sinh vào mục đích không cần thiết với những điều sau:

3.1. Không dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ

Do tâm lý lo lắng mà không ít cha mẹ khi trẻ xuất hiện tình trạng ho, sốt, cảm lạnh,… đã vội cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Thói quen này cần loại bỏ ngay lập tức, hãy theo dõi tình trạng bệnh, đưa trẻ đi khám bác sĩ và dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

3.2. Uống thuốc kháng sinh đúng liều, đúng liệu trình và thời gian điều trị

Liều điều trị dùng thuốc kháng sinh ở người lớn khác với trẻ nhỏ, do đó tuyệt đối không áp dụng dùng thuốc ở người lớn cho trẻ và ngược lại. Việc ngưng dùng thuốc giữa chừng khi chưa hết liều kháng sinh hoặc dùng kéo dài đều có thể gây nhờn thuốc, khiến bệnh tiến triển nặng và khó kiểm soát hơn.

Cần tuân thủ hướng dẫn khi dùng kháng sinh cho trẻ

3.3. Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ

Hiện nay nhiều bệnh truyền nhiễm thường gặp đã có thể phòng ngừa bằng vắc xin, hãy chủ động cho trẻ tiêm phòng để giảm nguy cơ mắc bệnh. Do đó, trẻ cũng ít mắc bệnh cũng như ít phải sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Các loại vắc xin phòng bệnh nên tiêm phòng cho trẻ đủ tuổi gồm: ho gà, bệnh phế cầu khuẩn,…

Như vậy, khi nào dùng thuốc kháng sinh cho trẻ cần theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng, gây tình trạng kháng thuốc kháng sinh và các tác dụng phụ kèm theo. Nếu có thắc mắc khác, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Trẻ bị sốt lâu ngày khiến nhiều mẹ lo lắng. Nguyên nhân trẻ bị sốt thì có rất nhiều như sốt virut, sốt do nhiễm khuẩn, sốt do mắc phải một bệnh nào đó. Vậy khi nào trẻ bị sốt thì được dùng kháng sinh, và dùng loại kháng sinh nào? Dưới đây là một số kinh nghiệm cần biết khi trẻ bị sốt.

Khi nào trẻ sốt thì được dùng kháng sinh?

Chúng ta biết rằng kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn hoặc vi nấm [đối với kháng sinh chống vi nấm] và kháng sinh không có tác dụng đối với các loại virut. Như vậy, khi trẻ bị sốt mà nguyên nhân gây sốt không phải do vi khuẩn hoặc vi nấm thì không được dùng kháng sinh.

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ của trẻ cũng nên nắm được một số nguy cơ cao làm cho trẻ có thể bị sốt mà không phải do nhiễm khuẩn như vừa đi ngoài nắng về hoặc mặc quần áo quá chật hoặc trẻ phải ở trong phòng kín, chật chội hoặc trẻ đang mọc răng hoặc do thay đổi thời tiết [chẳng hạn trẻ bị hen phế quản].

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tìm hiểu xem xung quanh hàng xóm có trẻ nào cũng bị sốt tương tự như con mình hay không, nếu có thì có nhiều trẻ sốt hay không. Tất cả các thông tin này rất có lợi để cung cấp cho bác sĩ khám bệnh biết, giúp cho việc chẩn đoán chính xác và thuận lợi hơn.

Khi được xác định là trẻ sốt do căn nguyên gì thì bác sĩ khám bệnh sẽ có chỉ định dùng kháng sinh hay không. Như vậy, việc dùng kháng sinh cho trẻ nhất thiết phải được chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc kháng sinh phải đạt được 3 mục tiêu: hiệu quả, an toàn và hợp lý. Người nào không có những hiểu biết cơ bản về kháng sinh và không hiểu được mục tiêu dùng kháng sinh mà vẫn dùng thì lợi bất cập hại cho trẻ.

Trong vấn đề dùng kháng sinh, người nhà của trẻ cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự động mua thuốc kháng sinh hoặc tự đổi thuốc, tự tăng hoặc giảm liều kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ khám bệnh.

Tự giảm liều hoặc chưa đủ ngày tức là chưa đủ lượng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, có khi mới dùng 2 – 3 ngày thấy trẻ hết sốt cứ tưởng là trẻ khỏi và ngừng việc dùng thuốc nhưng thật ra vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết hoặc thuốc kháng sinh chỉ mới ức chế sự tác động của vi khuẩn mà thôi, khiến bệnh không những không khỏi mà có khi làm cho vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh [nhờn thuốc]. Nếu lần sau trẻ bị bệnh lại và cũng chính do loại vi khuẩn đó gây nên thì rất khó điều trị.

Hiện tượng nhờn thuốc kháng sinh cũng còn có nguyên nhân do dùng kháng sinh mạnh ngay từ đầu, ví dụ dùng thế hệ 2 hoặc thế hệ 3 của nhóm cephalosporin thì những lần mắc bệnh nhiễm khuẩn sau này sẽ khó điều trị. Nếu dùng quá liều kháng sinh sẽ gây ngộ độc thuốc rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh cần có chỉ định của bác sĩ vì thuốc kháng sinh ngoài tác dụng chính diệt vi khuẩn thì chúng còn có khả năng gây tác dụng phụ, do đó bác sĩ sẽ có sự cân nhắc và căn dặn khi cho trẻ dùng kháng sinh. Việc này người nhà của trẻ nếu tự động mua thuốc cho trẻ dùng thì không biết để loại trừ các tác dụng phụ.

Trong việc chỉ định dùng kháng sinh cho trẻ, bác sĩ còn biết nên dùng loại kháng sinh gì phù hợp nhất với từng loại vi khuẩn, nếu dùng sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Trong một số trường hợp, mặc dù sự viêm nhiễm là do virut nhưng bác sĩ vẫn phải cho dùng kháng sinh bởi vì bác sĩ thấy có hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn làm cho trẻ bệnh nặng thêm hoặc mắc thêm một số bệnh khác.

Kháng sinh nào dùng được cho trẻ?

Do đặc điểm sinh lý của trẻ là sự phát triển chưa đầy đủ, cho nên sinh lý của trẻ rất khác với sinh lý của người trưởng thành và vì vậy không thể gọi “trẻ em là người lớn thu nhỏ lại”.

Có một số kháng sinh không thể dùng cho trẻ em ở một độ tuổi nhất định. Kháng sinh cấm dùng cho trẻ em trong một số độ tuổi nhất định như là tetracyclin. Tetracyclin được khuyến cáo là làm hỏng men răng; chloramphenicol có thể gây suy tủy dẫn đến thiếu máu; kháng sinh thuộc nhóm fluoroqinolon [ciprofloxacin, norfloxacin,…] làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của sụn xương.

Vì vậy không được dùng tetracyclin cho trẻ dưới 12 tuổi; không dùng fluoroquinolon cho trẻ dưới 16 tuổi và chloramphenicol cho trẻ dưới 6 tháng tuổi [trẻ lớn hơn có thể dùng khi không có thuốc thay thế nhưng phải theo dõi về huyết học].

Theo việt báo

Video liên quan

Chủ Đề