Trẻ em bao nhiêu tuổi thì thay răng

SKĐS - Khi đến tuổi thay răng sữa, nhiều trẻ thay răng sớm hoặc muộn hơn so với bạn cùng lứa tuổi khiến cha mẹ lo lắng. Thực tế cho thấy giai đoạn từ 5 - 8 tuổi, răng vĩnh viễn sẽ mọc từ từ thay thế cho răng sữa. Và chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ 12 hay 13 tuổi.

Thay răng ở trẻ thường xảy ra ở độ tuổi từ 5 - 12, có những trường hợp thay răng sớm hoặc muộn. Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay răng của trẻ. Dưới đây là những lý do ảnh hưởng đến tuổi thay răng của trẻ mà cha mẹ cần biết.

Một số lý do ảnh hưởng đến tuổi thay răng của trẻ

Yếu tố di truyền

Các nhà nghiên cứu cho rằng, thay răng muộn hoặc sớm hơn bình thường có yếu tố gia đình. Nếu lúc nhỏ bố mẹ thay răng sữa chậm hoặc nhanh hơn bình thường thì con cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự.

Yếu tố dinh dưỡng

Chế độ ăn uống của người mẹ trong quá trình mang thai rất quan trọng, vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ sau này, trong đó có răng của trẻ.

Với các trẻ sinh non, mẹ mang thai kiêng khem quá nhiều hoặc chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ thiếu cân đối, không đầy đủ dinh dưỡng cũng có thể khiến trẻ thay răng muộn hơn so với lứa tuổi.

Yếu tố thiếu mầm răng vĩnh viễn

Trong một số trường hợp trẻ thiếu mầm răng vĩnh viễn hoặc răng vĩnh viễn mọc ngầm, nên tuy răng sữa đã rụng đi nhưng răng vĩnh viễn mãi không thấy mọc lên thay thế.

Yếu tố lợi xơ hoá

Ở một số trẻ nếu chấn thương răng sữa hoặc nhổ sớm do sâu răng theo thời gian, lợi có thể xơ hóa làm răng vĩnh viễn khó mọc lên.

Thay răng ở trẻ thường xảy ra ở độ tuổi từ 5 - 12 tuổi.

Thời gian thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn ở trẻ

Thông thường, thời gian thay răng sữa của trẻ sẽ diễn ra trong khoảng từ 5 đến 12 tuổi. Các răng sẽ không thay cùng một lúc mà lần lượt và thường theo một thứ tự nhất định: Răng cửa giữa rồi đến răng cửa bên, sau đó là răng nanh và răng hàm sữa.

Đôi khi một số trẻ sẽ có thứ tự hơi thay đổi, giữa việc thay răng nanh với răng hàm sữa và điều này ảnh hưởng không đáng kể.

Thay răng cũng có sự khác biệt giữa các răng hàm trên và hàm dưới. Răng hàm dưới thường thay trước và cũng thường kết thúc xong trước.

Răng hàm trên thay muộn hơn một chút và kết thúc sau. Quá trình thay răng của hàm trên và hàm dưới sẽ sắp xếp xen kẽ nhau tương ứng trình tự trên.

Các mốc thời gian thay răng của trẻ như sau:

  • Từ 5 - 7 tuổi các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa giữa sữa.
  • Từ 7 - 8 tuổi các răng cửa bên vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa bên sữa.
  • Từ 9 - 10 tuổi các răng cối nhỏ thứ nhất mọc, thay các răng hàm sữa thứ nhất.
  • Từ 10 - 11 tuổi thay các răng nanh sữa.
  • Từ 11 - 12 tuổi các răng cối nhỏ thứ hai mọc, thay các răng hàm sữa thứ hai.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ thay răng?

Phần lớn trẻ sẽ thay chiếc răng đầu tiên là răng cửa giữa sữa ở hàm dưới. Biểu hiện của việc đã đến lúc thay răng là chiếc răng sẽ lung lay dần dần và ngày một nhiều. Các bậc cha mẹ có thể cho trẻ đi tới bác sĩ khám và kiểm tra xem với mức độ lung lay răng như vậy đã có thể nhổ chưa và tiến hành nhổ cho trẻ.

Tuy nhiên, một số trẻ lại không có hiện tượng lung lay răng, nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên ở phía trong và đẩy vào răng sữa phía ngoài. Trường hợp này, cha mẹ nên cho con đến bác sĩ để được nhổ răng sữa đó, tạo chỗ cho răng vĩnh viễn thuận lợi về đúng chỗ.

Nếu nhận thấy đã đến thời điểm thay răng của trẻ nhưng trẻ vẫn chưa có dấu hiệu nào, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để xác định nguyên nhân, kiểm tra xem trẻ có mầm răng hay không, để từ đó có biện pháp khắc phục.

Đồng thời cha mẹ cũng nên đưa trẻ khám răng định kỳ tại cơ sở y tế nha khoa uy tín để được theo dõi và kịp thời phát hiện bất thường.

Hiện tượng thay răng sữa là những điều hoàn toàn tự nhiên gặp ở mọi đứa trẻ kể từ lúc được 5 tuổi. Các răng sữa sẽ lần lượt rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Việc này đôi khi vô cùng đơn giản nhưng có khi lại là nỗi đáng sợ cho không ít trẻ nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách ứng phó.

1. Quá trình sinh lý của răng sữa

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ, bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi. Khi đến tuổi thay, răng sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật tương tự nhau, lần lượt từng chiếc. Lúc này, dưới mỗi chân răng sữa sẽ có một mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng sữa. Vì vậy, thân răng sữa phía trên sẽ tự rụng ra để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Các mốc thời điểm thay răng sữa:

  • Răng cửa giữa: 5 - 7 tuổi.
  • Răng cửa bên: 7 - 8 tuổi.
  • Răng hàm sữa thứ nhất: 9 - 10 tuổi.
  • Răng nanh sữa: 10 - 11 tuổi.
  • Răng hàm sữa thứ hai: 11 - 12 tuổi.

Thông thường, các răng sữa sẽ tự rụng và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, có không ít các trường hợp, răng sữa khi đã đến tuổi thay mà vẫn không tự lung lay và tự rụng đi được trong khi răng vĩnh viễn đã bắt đầu xuất hiện thì đòi hỏi cần có sự trợ giúp từ bên ngoài. Nếu không sớm can thiệp, sự hiện diện kéo dài của răng sữa sẽ khiến cho răng vĩnh viễn mọc sai lệch, hàm răng của bé sau này khó có thể đều và đẹp được.

Thông thường, các răng sữa sẽ tự rụng và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên

Sự tác động từ bên ngoài đôi khi cũng rất đơn giản, cha mẹ có thể tự thực hiện cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách hay thao tác không trọn vẹn, người lớn vô tình lại gây tổn thương cho con trẻ. Các biến chứng thường gặp ở những trẻ “được” nhổ răng tại nhà là viêm nha chu do không đảm bảo vệ sinh, do chân răng không được lấy ra trọn vẹn, gây nhiễm trùng hay thậm chí là áp xe lan rộng một vùng hàm mặt; động tác thô bạo đôi khi khiến trẻ quấy khóc, vô tình nuốt phải răng nhổ ra hay khiến cho chảy máu nhiều, chảy máu khó cầm, gây ra tâm lý hoảng sợ cho các lần thay răng tiếp theo,... Ngoài ra, ở một số trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim bẩm sinh, đái tháo đường type 1,... việc tự ý nhổ răng tại nhà là tuyệt đối không được làm. Bởi nhiễm trùng nếu có xảy ra trên nhóm đối tượng này sẽ có mức độ vô cùng nặng nề hay thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, nếu cha mẹ có con đã được chẩn đoán các bệnh lý nêu trên thì khi thay răng nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định kháng sinh dự phòng và lập kế hoạch thời điểm can thiệp thích hơn.

Tuy nhiên, nhìn chung cho đa số các trường hợp, nếu răng sữa không tự rụng thì cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa và xem xét phương pháp can thiệp phù hợp cho từng trẻ, từng vị trí răng. Đồng thời, bác sĩ sẽ có sẵn các thuốc hỗ trợ giảm đau và cầm máu cấp thời cho trẻ. Hơn thế nữa, việc đến bác sĩ nha khoa thường xuyên sẽ luyện tập cho trẻ có thói quen răng miệng lành mạnh sau này, bác sĩ có cơ hội thăm khám toàn diện, chuẩn bị cho trẻ một hàm răng khỏe mạnh về sau.

3. Cách nhổ răng sữa đúng cách cho bé tại nhà

Trong các trường hợp trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh lý đặc biệt đi kèm và răng sữa đã lung lay nhiều, cha mẹ có thể hỗ trợ bé tại nhà

Trong các trường hợp trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh lý đặc biệt đi kèm và răng sữa đã lung lay nhiều, cha mẹ có thể hỗ trợ bé tại nhà khi nắm vững các kiến thức sau đây:

  • Rửa tay bằng nước và xà phòng, lau khô với khăn sạch trước khi đụng chạm vào răng của con.
  • Khuyến khích con tự làm lung lay chiếc răng bằng lưỡi hay bằng tay sạch để chân răng tự bật gốc ra ngoài. Trẻ chủ động tự biết cách làm cho phù hợp với bản thân mình thì sẽ an toàn hơn, thoải mái hơn.
  • Nếu thất bại, hãy giải thích cho trẻ hiểu và hợp tác. Tuyệt đối không làm trẻ hoảng sợ với các động tác thô bạo.
  • Cầm thân răng với một miếng gạc sạch và dùng một lực xoắn vặn nhỏ, răng sẽ rơi ra.
  • Cho trẻ cắn một viên gòn tại vị trí răng rụng để cầm máu liên tục trong 5 đến 10 phút.
  • Sau khi máu đã cầm, kiểm tra nướu tại vị trí cũ để đảm bảo không còn dấu tích nào của chân răng cũ còn sót lại.

Trong trường hợp thấy còn mẩu chân răng sót lại trong nướu hay phải dùng lực mạnh, trẻ đau đớn nhiều nhưng răng không tự rụng được thì hãy đưa bé đến bác sĩ để được can thiệp. Mọi sự cố gắng trong tình trạng này sẽ càng khiến vấn đề tồi tệ thêm

4. Lời khuyên để chuẩn bị cho con một hàm răng đẹp

Để chuẩn bị cho con một hàm răng đẹp, cha mẹ cần phải hành động ngay từ ngày con mọc những chiếc răng đầu tiên. Đến khi con thay răng sữa để chuyển sang sử dụng răng vĩnh viễn, cha mẹ còn cần phải tích cực hơn vì những chiếc răng mới được thay này sẽ là hành trang theo trẻ đến suốt cuộc đời. Để được như vậy, cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Hãy là một hình mẫu lý tưởng cho con: Trẻ em thích bắt chước những người xung quanh. Vì vậy, hãy trở thành một hình mẫu tốt và thể hiện thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách cho con mỗi ngày.
  • Chỉ dạy con: Trước khi con đến sinh nhật tròn 3 tuổi, cha mẹ phải dạy cho con thuần thục kỹ năng đánh răng cùng kem đánh răng chuyên biệt cho trẻ em. Bé tự lấy mẩu kem cỡ bằng hạt gạo và đánh răng, sau đó nhổ ra ngoài, súc miệng lại bằng nước sạch. Trẻ phải hiểu được rằng toàn bộ quá trình này là nhổ ra mà không được nuốt vào. Khi răng đã mọc chạm vào nhau, cha mẹ hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng hàng ngày.
  • Khám răng định kì: Hãy giữ một thói quen thường xuyên đến thăm nha sĩ hai lần một năm. Bằng cách thực hiện đều đặn, con trẻ sẽ thấy đây là các hoạt động quen thuộc và không còn cảm giác sợ hãi. Theo đó, bé nên có cuộc hẹn khám răng đầu tiên trong vòng sáu tháng kể từ sinh nhật đầu tiên và sau đó cũng mỗi sáu tháng.

Hãy giữ một thói quen thường xuyên đến thăm nha sĩ hai lần một năm

  • Chế độ ăn tốt cho răng: Giải thích cho trẻ hiểu mối nguy hiểm đến răng miệng, dễ gây đau răng, sâu răng khi dùng nhiều bánh kẹo, thức ăn ngọt, nước ngọt. Không ăn vào buổi tối và luôn đánh răng sau khi ăn các loại thực phẩm này. Khuyến khích trẻ uống sữa, ăn phomai, sữa chua hay sản phẩm từ sữa nói chung do có chứa hàm lượng canxi cao, giúp răng chắc khỏe.
  • Thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ: Khen ngợi trẻ mỗi ngày nếu cha mẹ thấy trẻ tự giác súc miệng, đánh răng đúng giờ và ý thức không ăn đồ ngọt mà không cần cha mẹ nhắc nhở. Phần thưởng cho trẻ sẽ là được tự do chọn lựa kiểu dáng bàn chải đánh răng, loại kem đánh răng của riêng mình. Những điều này sẽ giúp trẻ hào hứng hơn với những thói quen nha khoa mới hình thành.

Tóm lại, giữ gìn cho con một hàm răng khỏe mạnh cũng là một mục tiêu trong việc nuôi dạy con toàn diện. Trong đó, việc nhổ răng sữa cho bé cũng cần có những kiến thức nhất định, vừa đạt được mục tiêu nêu trên, vừa tránh cho trẻ các biến chứng nguy hiểm cũng như giúp cho con những tháng ngày thay răng, khám phá những chiếc răng mới với nhiều điều thú vị.

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ, cha mẹ có thể đưa trẻ đến khám răng định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Tại Vinmec, khoa Răng Hàm Mặt được phân loại thành nhiều chuyên khoa khác nhau như: Nha khoa Phục hình, Chấn thương chỉnh hình hàm mặt, Nha khoa tổng quát, Nha khoa thẩm mỹ, Nội nha...

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Chọn kem đánh răng cho bé thế nào để chống sâu răng?

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chủ Đề