Trẻ ngủ trưa bao lâu

Trẻ từ 1 – 4 tuần: cần ngủ từ 15 – 18 tiếng mỗi ngày

Với trẻ sơ sinh cần phải ngủ 15 – 18 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2 – 4 giời. Tuy nhiên, với trẻ sinh non thì thời lượng ngủ có thể lâu hơn còn những trẻ bị đau bụng thì có thể ngủ ít hơn. Ở giai đoạn này, trẻ chưa hình thành đồng hồ sinh học riêng, nên giấc ngủ thường không theo chu kỳ ngày đêm. Đây là giai đoạn mà trẻ cần được ngủ nhiều nhất.

Trẻ từ 1 – 4 tháng: cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày

Khi trẻ được từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút. Tuy nhiên, mỗi giấc ngấc ngủ lại dài hơn và thường kéo dài từ 4 – 6 tiếng và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi: cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày

Ở giai đoạn này, lý tưởng nhất là trẻ ngủ được 15 tiếng mỗi ngày, nhưng thực tế ở trẻ dưới 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ  được 12 tiếng mỗi ngày. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành một thoái quen ngủ lành mạnh vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu giống người lớn.

Ở trẻ dưới 6 tháng thường ngủ  khoảng 03 lần vào ban ngày, và giảm xuống còn 2 khi trẻ được 6 tháng tuổi. Buổi sáng, trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 9 giờ và kéo tới khoảng mười giờ. Buổi trưa, bắt đầu từ khoảng giữa trưa tới khoảng 2 giờ chiều và ngủ kéo dài khoảng một hoặc hai tiếng. Buổi chiều, trẻ có thể bắt đầu ngủ từ khoảng 3 – 5 giờ. Khi được 6 tháng tuổi[ở một số trẻ có thể sớm hơn], thể chất của trẻ đã phát triển và có khả năng ngủ được qua đêm.

Trẻ từ 1 – 3 tuổi: cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày

Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi, và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày.

Khi trẻ biết đi, lý tưởng cần có 14 tiếng ngủ mỗi ngày, nhưng thực tế thì chúng chỉ được ngủ khoảng 10 tiếng.

Ở phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một tiếng. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.

Trẻ từ 3 – 6 tuổi: cần ngủ 10 – 12 tiếng mỗi ngày

Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa càng ngắn thì sẽ tốt cho trẻ.

Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.

Trẻ từ 6 – 12 tuổi: cần ngủ 10 – 11 tiếng mỗi ngày

Ở giai đoạn này, trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội và gia đình, nên buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ trẻ hơn. Buổi tối, chúng thường ngủ bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng.

Giai đoạn này, trẻ cần được ngủ đủ từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày trẻ ngủ được trung bình khoảng 9 tiếng thì cũng vừa đủ.

Trẻ từ 12 – 18 tuổi: cần ngủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày

Ở giai đoạn này, các em có nhiều hoạt động hơn nên giấc ngủ rất quan trọng để lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, với áp lực học hành, nhiều em đã không ngủ đủ giấc mỗi ngày. Do đó, phụ huynh cần để ý nhiều hơn tới giấc ngủ của các em.

Người Việt thường có thói quen ngủ trưa. Đặc biệt với trẻ em, ngủ trưa càng là thói quen mà cha mẹ muốn con mình thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thường phải vật lộn để cho trẻ ngủ trưa, bên cạnh vô vàn những công việc chăm sóc khác như tắm cho trẻ, cho trẻ ăn hay chơi với trẻ. Chỉ đến khi trẻ ngủ thì bạn mới có thể được nghỉ ngơi đôi chút, vậy nên cha mẹ rất thích cho con ngủ trưa càng nhiều càng tốt.

Nếu bạn đang là những người làm cha làm mẹ, hàng ngày phải nghĩ cách cho con lên giường ngủ vào mỗi trưa, thì một nghiên cứu dưới đây có thể sẽ làm thay đổi suy nghĩ của bạn.

Nghiên cứu cho thấy, ngủ trưa chỉ thực sự cần thiết cho trẻ dưới 2 tuổi. Sau độ tuổi này, việc ngủ trưa có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé nhà bạn vào ban đêm. Bên cạnh đó, nó cũng tác động đến hành vi, nhận thức lẫn sức khỏe thể chất. Đây đều là những điều không hề tốt một chút nào cho trẻ nhỏ.

Video: Vì sao không ngủ trưa quá 40 phút?

Vậy bạn có nên ép trẻ tiếp tục ngủ trưa nữa không?

Các nhà khoa học đề xuất bạn không nên bắt trẻ đi ngủ trưa khi bé trên 2 tuổi. Sau độ tuổi này, trẻ bắt đầu ngủ nhiều nhất vào ban đêm. Trẻ từ 3 đến 5 tuổi có nhu cầu ngủ từ 10 đến 13 giờ mỗi đêm. Do đó, nghiên cứu cho rằng ngủ trưa nhiều vào ban ngày có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ nhỏ.

Các nhà khoa học sau đó cũng đã xem xét hành vi ngủ trưa nhiều và thấy chúng có liên quan đến việc chậm phát triển, bệnh béo phì cũng như những vấn đề về tâm lý.

Có sẽ khác biệt giữa ngủ ngày và ngủ đêm

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Queensland đã khảo sát việc ngủ trưa tại các trung tâm chăm sóc trẻ em và đặt ra câu hỏi, liệu trẻ có thực sự cần ngủ trưa hay không.

Giáo sư Karen Thorpe cũng cho biết từ khi hai tuổi trở đi, trẻ em có thể tự điều chỉnh giấc ngủ của mình. Vậy nên ép buộc chúng ngủ trưa trong ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm giá trị hơn.

Giáo sư Thorpe chia sẻ: "Cha mẹ không cần sợ trẻ không được ngủ trưa sẽ mệt mỏi hay cần phải cân bằng giữa ngủ đêm và ngủ ngày. Nếu làm vậy, trẻ sẽ ngủ ngày nhiều hơn và tự động ngủ ít đi vào ban đêm. Một khi trẻ đã ngủ quá nhiều, giấc ngủ ban đêm của trẻ sẽ bị ảnh hưởng và làm trẻ mất ngủ.”

Giấc ngủ ban đêm mới thực sự là giấc ngủ có giá trị và cần đủ chất lượng cũng như thời lượng để bảo vệ sức khỏe. Hãy để trẻ đi ngủ sớm và có một giấc ngủ đủ vào ban đêm, hơn là cố gắng ép trẻ ngủ trưa nhé các bậc cha mẹ.

Chủ Đề