Trẻ sơ sinh bị hôi tai phải làm sao

Cơ thể trẻ non nớt với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là điểm đến hấp dẫn của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong đó, không thể không nhắc bệnh viêm tai ngoài gây ra bởi sự nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh trẻ. Để hạn chế quá trình lan rộng, di chuyển của các tác nhân gây bệnh vào các cấu trúc lân cận ở tai trong, mẹ phải chăm sóc và vệ sinh tai cho trẻ đúng cách. Mẹ đừng bỏ lỡ bài viết chuẩn kiến thức y khoa dưới đây về hướng dẫn cách vệ sinh tai khi trẻ bị viêm tai ngoài.

1. Viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài là một bệnh nhiễm trùng niêm mạc của ống tai phía bên ngoài chủ yếu do nấm và vi khuẩn xâm nhập vào ống tai gây nên. Ống tai ngoài giới hạn phía sau bởi màng nhĩ nên các tác nhân gây bệnh dễ dàng vượt qua lớp màng này để vào tai giữa và tai trong nếu trẻ không được vệ sinh đúng cách.

Mẹ nên sớm nhận biết những triệu chứng cảnh báo tai ngoài của trẻ có nguy cơ bị viêm nhiễm như:

  • Trẻ ngứa tai dữ dội, thường xuyên đưa tay lên gãi, làm tai đỏ lên.
  • Cảm giác đau nhức tai kéo dài làm trẻ quấy khóc nhiều hơn.
  • Thính lực kém vì có thể chứa dịch trong ống tai. Dịch màu trong, chảy ra từ ống tai ngoài.
  • Mọc u hoặc mụn nhọt trong khoang tai.

Gọi hotline 1900638367 hoặc Tải ứng dụng iSofHcare để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

2. Viêm tai ngoài ở trẻ kéo dài trong bao lâu thì hết?

Khi có những triệu chứng cảnh báo về sự bất thường bệnh lý xảy ra ở tai của trẻ, mẹ nên đứa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám sớm nhất có thể. Thời gian khỏi bệnh ảnh hưởng nhiều bởi hai yếu tố:

  • Sức đề kháng của trẻ
  • Mẹ có tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ dành cho bé hay không.

 Nhìn chung, tình trạng viêm nhiễm sẽ được cải thiện trong vòng 3-4 ngày đầu và khỏi hẳn sau một tuần.

Mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu triệu chứng của viêm không thuyên giảm sau 3 ngày điều trị và kèm theo một trong các dấu hiệu: Sưng mặt, đau tai dữ dội hoặc sốt. Bởi vì nếu chần chừ, trong số ít trường hợp sự viêm nhiễm sẽ lan đến tai trong, não bộ.

3. Mách mẹ cách vệ sinh tai cho trẻ an toàn và hiệu quả

Viêm tai ngoài đặc trưng bởi các triệu chứng sưng, đỏ, nóng tai gây ra bởi một số loài vi khuẩn như Pseudomonas, vi khuẩn khác có trong nước, hay từ một số vật dụng bẩn trẻ vô tình đưa vào tai…

Vệ sinh tai ở trẻ bị viêm tai ngoài là điều mẹ cần phải thực hiện thường xuyên để nhanh chóng chấm dứt tình trạng viêm nhiễm kéo dài làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé yêu. Vệ sinh tai không những giúp loại bỏ môi trường thuận lợi cho sự phát triển, sinh sôi của vi khuẩn mà còn giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn.

iSofHcare thân ái gửi đến mẹ cách vệ sinh tai khi trẻ bị viêm tai ngoài:

a. Dùng dung dịch gì để vệ sinh tai?

Nước muối sinh lí pha ấm là sản phẩm tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng để vệ sinh tai cho trẻ nhỏ. Mẹ nên mua lọ nước muối sinh lí nồng độ 0,9% được bán tại các nhà thuốc tây. Hoặc có thể tự pha nhưng mẹ phải đảm bảo rằng dung dịch nước muối thu được sạch sẽ, không có bụi bẩn, cặn…

b. Phương pháp đúng

  • Trước khi thực hiện mẹ nên rửa tay sạch sẽ.
  • Trong khi vệ sinh tai cho trẻ, mẹ không nhất thiết phải loại bỏ phần ráy tai. Chỉ cần làm sạch vành tai và ống tai ngoài là đủ.
  • Mẹ để bé nằm nghiêng sang một bên, bộc lộ vùng tai bị viêm nhiễm.
  • Nhỏ 2-3 giọt nước muối đã pha ấm vào tai bé trong khoảng 30 giây rồi đặt trẻ nằm nghiêng cho dịch chảy ra. Hoặc mẹ có thể đặt một khăn sạch bên ngoài để thấm dịch.
  • Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cách hiệu quả hơn hết là mẹ nên dùng khăn mỏng và mềm vắt khô với nước muối để lau xung quanh vành tai cho trẻ. Xoắn nhẹ góc khăn và lau nhẹ nhàng ống tai ngoài.
  • Không ngoáy quá mạnh hoặc quá sâu vì có thể làm tổn thương màng nhĩ và làm bong tróc niêm mạc ống tai ngoài.
  • Nếu trẻ còn nhỏ, hay quấy khóc hoặc không hợp tác thì cần thêm một người giữ để thao tác được thực hiện chính xác và nhanh chóng.

c. Nên vệ sinh vào thời điểm nào?

Mẹ nên rửa tai cho bé ít nhất 2 lần mỗi ngày đến khi tình trạng viêm nhiễm kết thúc và duy trì mỗi tối để phòng bệnh viêm tai tái phát ở trẻ. Hai thời điểm thích hợp để làm vệ sinh:

  • Trước khi dùng thuốc nhỏ tai [nếu có].
  • Sau khi tắm cho trẻ.

Trẻ nhỏ không diễn đạt được sự khó chịu bằng lời nói mà chỉ có thể thể hiện thông qua hành động quấy khóc hoặc nắm bứt tai. Do đó, mẹ cần quan sát bé thật kỹ lưỡng để sớm nhận biết những bất thường và nhanh chóng can thiệp, cụ thể là: Nước còn đọng trong ống tai khiến tai trẻ bị ù…

4. Những lưu ý mẹ nên tránh khi vệ sinh tai cho bé

Vệ sinh tai cho bé không những giúp thuyên giảm tình trạng viêm nhiễm mà còn có ý nghĩa trong công tác dự phòng bệnh. Rửa tai có nhiều lợi ích như thế nhưng mẹ không nên quá lạm dụng.

a. Không nên cố tình làm sạch ráy tai

Mẹ biết không, ráy tai đóng vai trò như như tấm khiên chắn trước màng nhĩ và ngăn chặn không cho bụi bẩn, vi khuẩn, virus, côn trùng nhỏ vượt qua lớp màng này xâm lấn vào cấu trúc bên trong.

Chỉ lấy ráy tai khi thật sự nhiều và làm cản trở khả năng nhận âm thanh của bé.

b. Lau sạch các nếp trên vành tai             

Mẹ thường chú trọng vào việc vệ sinh ống tai ngoài và bỏ quên vành tai đặc biệt là các nếp gấp. Vì vi khuẩn từ vành tai có thể đi vào ống tai ngoài gây viêm tai.

c. Giữ cho tai trẻ luôn ở tình trạng khô ráo

Sau khi vệ sinh tai bằng nước muối sinh lí, mẹ nên lau khô tai bằng khăn mềm. Vì tai ẩm ướt chính là môi trường phát triển lý tưởng của vi khuẩn gây hăm tai, viêm tai…

Vệ sinh tai ở trẻ đem lại nhiều lợi ích trong phòng và điều trị các bệnh liên quan đến tai ở trẻ, đặc biệt là bệnh viêm tai ngoài. Hy vọng bài biết cung cấp cho các mẹ nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc trẻ một cách hiệu quả nhất.

ISOFHCARE tự hào là nơi được bạn bè gần xa tin tưởng, trao cho sứ mệnh liên kết người bệnh với các bác sĩ tại bệnh viện uy tín thông qua ứng dụng đặt lịch thăm khám online. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.

Cẩm nang iSofHcare cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Tai bé có mùi khắm là việc bạn không thể coi thường. Vì tai bé khá nhạy cảm cần được chăm sóc và bảo vệ đúng cách để có một đôi tai khỏe mạnh. Nếu tai của bé có mùi cần cho trẻ đi thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Nguồn: Soha.vn

Tai bé có mùi khắm | Nguyên nhân gây mùi 

Tai của trẻ sơ sinh có mùi là một trong những dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm tai. Mặc dù tình trạng này thường gặp nhưng nếu mẹ không biết cách phòng tránh sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường. Và có nguy cơ mắc các bệnh liên quan khác như: bệnh viêm xoang hàm, bệnh viêm họng,… Dưới đây là một số nguyên nhân khiến tai bé có mùi.

Vệ sinh không đúng cách

Việc vệ sinh tai bé đúng cách không phải việc đơn giản, nếu không chú ý có thể khiến cho tai của bé bị ảnh hưởng, vệ sinh không sạch gây ra các mùi hôi trong tai.  

Sự tích tụ quá nhiều ráy tai

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến tai bé có mùi. Tình trạng tắc nghẽn ráy tai trong ống tai sẽ làm cho các vi khuẩn trong đó tồn tại và phát triển gây ra mùi khắm. Tình trạng này có thể gây ra các biểu hiện như: bị nặng tai, đau tai, nghe kém, chảy dịch tai,…

Tai có mùi hôi

Do viêm tai hoặc tai bị nhiễm trùng

Cũng là một trong những nguyên nhân có khiến tai của bé có mùi. Bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nếu bị nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ, bé thường có các biểu hiện như: đau tai, sốt, thính giác giảm, hay quấy khóc.

Bị dị vật rơi vào tai

Những dị vật nhỏ như thức ăn, hạt cườm, xà phòng,… mắc kẹt trong tai làm cho tai có mùi hôi.

Xem thêm: Ngứa tai thường xuyên – 6 lý do bạn không thể ngờ

Khám nội soi cho bé

Dù là nguyên nhân nào gây ra thì tai có mùi cũng là một biểu hiện xấu cần được chữa trị kịp thời. Nội soi tai cho trẻ là một kỹ thuật y khoa được sử dụng phổ biến hiện nay tại các bệnh viện công và các phòng khám tư nhân. Phương pháp này được thực hiện theo quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành tai mũi họng rất an toàn. Theo đó các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi chuyên dụng đưa ánh sáng vào mọi ngóc ngách của vùng tai. Giúp chẩn đoán chính xác vị trí tổn thương cũng như nguyên nhân gây bệnh. Sau đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Để tránh những sự cố xảy ra khi nội soi cho bé, các mẹ cần lưu ý:

  • Cần cho bé ngồi yên hoặc nằm yên, không cử động, cúi người hoặc xoay chuyển khi quá trình thăm khám đang diễn ra.
  • Cần có sự phối hợp ăn ý giữa bố mẹ của trẻ và bác sĩ

Đặc biệt là đối với trẻ dưới 5 tuổi, do các bé chưa ý thức được nên các mẹ cần dùng khăn quấn chặt phần người dưới và quây kín 2 tay. Thao tác này sẽ được y tá hỗ trợ để cho bé vẫn được thoải mái nhất.

Địa chỉ khám tai cho bé

Khám tai mũi họng cho bé ở đâu tốt đang là một vấn đề được khá nhiều các ông bố bà mẹ quan tâm. Một số tiêu chí lựa chọn phòng khám tốt như:

  • Phòng khám được cấp giấy phép hành nghề của Bộ Y Tế
  • Có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm, chuyên nghiệp
  • Trang thiết bị phù hợp, hiện đại
  • Cơ sở vật chất tốt, đảm bảo vệ sinh
  • Chi phí công khai minh bạch và hợp lý

Xem thêm: Khám tai mũi họng định kỳ – Tạo thói quen khi quá muộn

Đáp ứng được các tiêu chí đề ra Phòng Khám Tuyết Mai luôn đi đầu trong việc khám chữa bệnh tai mũi họng. Tại đây, có đội ngũ bác sĩ – điều dưỡng tay nghề cao với các thiết bị điều trị tiên tiến nhất.

Trên đây là một vài thông tin về nguyên nhân khiến tai có mùi và cách để lựa chọn được phòng khám uy tín cho trẻ mà chúng tôi muốn gửi tới cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp các kiến thức cần thiết cho bạn. Tại trang kiến thức của chúng tôi các bạn có thể tìm thấy các thông tin tương tự khác.

Xin trân trọng cảm ơn!
Phòng khám tai mũi họng Tuyết Mai
Địa chỉ: 
CS1: 42 phố Lạc Nghiệp
CS2: Shop 10 Park 12 Times City 458 Minh Khai
Hotline: 0912950359
Email:
Website//khamtaimuihong.vn/

Video liên quan

Chủ Đề