Trình bày cách trình bày vấn de

Nguyên nhân vì sao bạn trình bày mà người khác không hiểu?

* Bạn không đủ kỹ thuật để hiểu về vấn đề của mình
Trước đây thì tôi cũng đã từng trải qua, khi mới đi làm tôi chưa biết gì về javascript, jquery. Trong lúc làm task thì research thêm, tuy nhiên tôi lại không làm được. Khi tôi đi hỏi một người anh trong công ty, tôi lại không biết cách hỏi như thế nào để anh đó chỉ cho tôi làm vì kỹ thuật không nắm chắc.
* Bạn không hiểu về task của mình
Khi bạn không hiểu về luồng nghiệp vụ của task thì bạn cũng rất khó trình bày được những vấn đề phát sinh trong đó cho người khác hiểu.
* Bạn không biết cách trình bày vấn đề của mình
Ngày trước tôi cũng không biết cách trình bày vấn đề của mình, tuy nhiên nhờ có kinh nghiệm đi làm, học hỏi từ các anh chị đi trước mà cách trình bày vấn đề của tôi đã tốt lên rất nhiều.

Cách khắc phục

* Bạn không đủ kỹ thuật để hiểu về vấn đề của mình
Cách duy nhất là cần phải nâng cao kỹ thuật của bản thân lên rồi, chịu khó tìm tòi và học hỏi những cái mình đang làm.
* Bạn không hiểu về task của mình
Khi mới đi làm thì kỹ năng phân tích task còn yếu, tuy nhiên nó sẽ cải thiện dần sau khi đi làm nhiều dự án.
* Bạn không biết cách trình bày vấn đề của mình
Cái này chính là chủ đề chính của bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm sao để trình bày được vấn đề của mình một cách mạch lạc, có đầu, có đuôi để cho người khác hiểu.

Soạn bài Trình bày một vấn đề

THPT Sóc Trăng Send an email

0 10 phút

Trình bày cách trình bày vấn de

Nội dungsoạn bài Trình bày một vấn đề ngắn gọn và dễ hiểu nhất đượcbiên soạn nhằmgiúp các em nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề, rèn luyện một số thao tác cần thiết để có thể dễ dàng trình bày được một vấn đề nào đó trước tập thể.

Với nhữnghướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoadưới đây các emkhông chỉsoạn bài tốtmà cònnắm vững các kiến thức quan trọng của bài họcnày.

Bài viết gần đây

  • Trình bày cách trình bày vấn de

    Thuyết minh về Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

  • Trình bày cách trình bày vấn de

    Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Trình bày cách trình bày vấn de

    Phân tích bài Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng) – Trương Hán Siêu

  • Trình bày cách trình bày vấn de

    Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

Cùng tham khảo…

Bạn đang xem: Soạn bài Trình bày một vấn đề

Trình bày cách trình bày vấn de

Nội dung

  • 1 Kiến thức cơ bản
  • 2 Hướng dẫnsoạn bài Trình bày một vấn đề
    • 2.1 Ghi nhớ

Trình bày về một vấn đề - Ngữ văn lớp 10

Trang trước Trang sau

I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề

Trình bày một vấn đề trước tập thể là nhu cầu hàng ngày nhằm bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ , nhận thức của mình; thuyết phục người khác cảm thông, đồng tình với mình về vấn đề đó.

Ví dụ: Trong cuộc hàng ngày cũng như trong học tập, công tác, chúng ta thường xuyên gặp tình huống phải trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể hoặc trước người khác:

+ Trong gia tộc, gia đình: con cái thường phải chào hỏi, đề đạt yêu cầu nguyện vọng với bố mẹ; anh chị em trao đổi tâm tư tình cảm hoặc trao đổi về công việc...

+ Khi đến trường hoặc cơ quan: bạn bè cùng lớp cùng trường trò chuyện với nhau;, thầy – trò giao tiếp với nhau trong các giờ học, giờ ra chơi; hoạt động giao tiếp trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn...

+ Trong xã hội: các hoạt động giao tiếp khi đến cơ quan bạn, trong việc giải quyết nhiều vấn đề khác...

II. Công việc chuẩn bị để trình bày một vấn đề

1. Chọn vấn đề trình bày: Cơ sở lựa chọn:

+ Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề.

+ Đối tượng nghe.

+ Am hiểu và sự thích thú của bản thân về vấn đề muốn trình bày.

2. Lập dàn ý cho bài trình bày

a. Ví dụ: Vấn đề: “Thời trang và tuổi trẻ”

* Xác định các ý chính

- Trang phục là thứ bắt buộc phải có đối với con người văn minh, văn hóa; nhất là đối với phụ nữ

- Trang phục phù hợp với cộng đồng, với thời đại, hài hòa với cá nhân...

- Trang phục đẹp, hiện đại (thời trang) tức là phải “y phục xứng kì đức”

* Chia tách ý chính thành các ý nhỏ

- Trang phục là thứ bắt buộc phải có

+ Người Việt ta thường nói “cơm ăn áo mặc” với ý nghĩa “ăn” và “mặc” là hai trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Lại nói “cơm no áo ấm” với ý nghĩa là cái đích tối thiểu của lao động

+ Từ “cơm no áo ấm” đến “ăn ngon mặc đẹp” được coi là một chặng đường phấn đấu gian khổ của con người, trong đó cái đích hướng tới là “đẹp”

+ Nói như thế có nghĩa là, ở các mức độ khác nhau, trang phục là một trong những tiêu chí để đánh giá con người, nhất là đối với người phụ nữ

- Trang phục phải phù hợp với cộng đồng

+ Người Việt có các trang phục truyền thống của mình, cho nên dù có cách tân kiểu gì cũng phải chú ý đến kế thừa và phát triển cái đẹp truyền thống.

+ Trong thời đại giao lưu hội nhập hiện nay, chúng ta có thể lựa chọn các loại trang phục của các dân tộc bạn và sử dụng có sáng tạo (chẳng hạn như com lê của nam giới, các kiểu váy của phụ nữ...) nhưng điều quan trọng nhất là trang phục phải hài hòa với hình thể, nghề nghiệp... của mỗi cá nhân

- Trang phục phải đúng với tinh thần “y phục xứng kì đức” nghĩa là cùng với vẻ đẹp hình thức còn cần phải chăm sóc vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn, nếu không cái y phục hình thức sẽ trở nên lòe loẹt, kệch cỡm.

b. Cách lập dàn ý

- Tìm ý lớn, ý nhỏ

- Sắp xếp các ý theo trình tự lôgíc

- Chuẩn bị trước những lời chào hỏi, chuyển ý

III. Quá trình trình bày một vấn đề

1. Bắt đầu trình bày:

- Bước lên diễn đàn.

- Chào cử tọa và mọi người.

- Tự giới thiệu.

- Nêu lí do trình bày.

2. Trình bày nội dung chính:

- Nêu nội dung chính sẽ trình bày.

- Nêu lần lượt các ý chính, cụ thể hóa các ý đó.

- Có chuyển ý, dẫn dắt.

- Chú ý xem thái độ, cử chỉ của người nghe để kịp thời điều chỉnh nội dung và cách trình bày.

3. Kết thúc và cảm ơn:

- Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính.

- Cảm ơn người nghe.

1. Lập đề cương chi tiết cho một số đề tài sau:

Đề 1: Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày

Đề 2: Nghệ thuật gây thiện cảm

Đề 3: Giữ gìn môi truờng xanh-sạch-đẹp

Trả lời:

a. Vấn đề: Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày

- Thanh lịch là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

- Thanh lịch thể hiện trong:

+ Lời ăn tiếng nói hàng ngày

+ Cách ăn mặc

+ Thái độ sẵn sàng giúp đỡ

+ Sự kính nhường

- Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày của học sinh

+ Thái độ lễ phép, trung thực, thẳng thắn

+ Ăn mặc theo chuẩn mực của người học sinh

+ Quan hệ bạn bè chân thật, hòa nhã

+ Sẵn sàng giúp đỡ mọi người

b. Vấn đề: Nghệ thuật gây thiện cảm

- Gây thiện cảm là chìa khóa quyết định thành công vì:

+ Tạo ra được sự chú ý tốt đẹp ngay từ ban đầu

+ Tạo ra sự thuận lợi cho việc học hành, công việc và sự phấn đấu vươn lên

- Gây thiện cảm bằng cách nào?

+ Quan tâm tìm hiểu trước đối tượng (sở thích, thói quen, tính tình,…)

+ Chuẩn bị trước lời ăn tiếng nói cho phù hợp

+ Có ó khôi hài để chủ động tạo ra không khí gần gũi thân mạt và vui vẻ

c. Vấn đề: Giữ gìn môi truờng xanh-sạch-đẹp

- Môi trường sống của chúng ta hiện đang bị tàn phá và ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng (sưu tầm những số liệu)

+ Nạn phá rừng bừa bãi

+ Xả rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp vô ý thức

- Môi trường ô nhiễm gây nhiều tai họa cho con người

+ Nguy hiểm đến tính mạng (lũ lụt, lở đất…)

+ Gây hậu quả lâu dài (các chất độc hại gây ra các bệnh truỳen nhiễm, sinh dị tật, thiểu năng hoặc tử vong)

+ Gây thiệt hại về vật chất cho xã hội

- Giải pháp gìn giữ môi trường xanh - sạch - đẹp

+ Xây dựng, quy hoạch nơi xử lí rác thải

+ Quản lí chặt và xử lí nghiêm ngặt các hành vi làm tổn hại môi trường (chặt phá rừng, xả rác vô ý thức)

+ Giáo dục, nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường sống

2. Cho vấn đề sau: Thần tượng của tuổi học trò

Giả sử, đây là một đề tài trong cuộc thảo luận sẽ tổ chức ở trường. Em hãy dự kiến những ý cần trình bày cho đề tài đó

Trả lời:

- Thế nào là thần tượng? Là người mà mình yêu mến và cảm phục vì tài năng, nhân cách hay một năng lực đặc biệt nào đó…

- Thần tượng có ích gì? Là mục tiêu để chúngta phấn đấu và hướng tới hoặc đơn thuần là tấm gương, là động lực cho chúng ta học tập

- Thần tượng của giới trẻ hôm nay là gì?

+ Chủ yếu là các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thể thao…

+ Cách thức “tôn thờ” thần tượng của giới trẻ hôm nay có nhiều thái quá (nhiều khi vượt qua cả giới hạn đạo đức)

+ Ngày nay việc tôn thờ thần tượng có khi lại có hại cho việc học hành

- Cần phải quan niệm như thế nào cho đúng về thần tượng?

+ Yêu quý là không sai nhưng cần có cách thể hiện văn hóa

+ Cần phải coi đó là một động lực để học hành hoặc ít ra thần tượng cũng phải có những điểm khiến ta ham mê và khâm phục thực sự

+ Cần tránh lối tôn thờ thần tượng theo kiểu a dua

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 10 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Trang trước Trang sau

Những thao tác cần có khi trình bày một vấn đề

1,433 từ

A. KIẾN THỨC CƠBẢN
1. Thế nào là trình bày một vấn đề?
- Là trình bày trước tập thể, hay trước một nhóm người nào đó về một vấn đề như phương hướng hoạt động đoàn, các biện pháp khắc phục sự trì trệ trong học tập của lớp, nạn tham nhũng của một số lãnh đạo,... bao gồm các bước thủ tục nghi thức bắt buộc (lời chào...) và những kĩ năng lập luận hùng biện riêng của bản thân.
2. Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề
a) Chọn vấn đề trình bày.
- Xác định đề tài bao gồm những vấn đề gì.
- Đối tượng nghe là ai (tuổi tác, trình độ, giới tính, nghề nghiệp) và họ quan tâm vấn đề gì?
- Bán thân người trình bày am hiểu và thích thú vấn đề nào.
b) Lập dàn ý cho bài trình bày.
- Về cách thức, dàn ý cho bài trình bày một vấn đề cũng tương tự dàn ý của một bài văn.
- Các bước có thể được tiến hành như sau:
+ Cần phái trình bày bao nhiêu ý cho vấn đề được lựa chọn.
+ Các ý đó cần phải có bao nhiêu ý nhỏ.
+ Ỳ nào là trọng tâm và sắp xếp như thế nào cho hợp lí.
+ Chuẩn bị những câu chào hỏi, chuyển ý, giọng điệu,...
c) Trình bày
Có ba bước chính như sau:
- Bắt đầu trình bày:
+ Cách đi lên diễn đàn, chào cử tọa và lời lẽ bằng cử chỉ nào?
- Trình bày nội dung chính:
+ Bắt đầu ý thứ nhất.
+ Chuyển ý.
+ Theo dõi phản ứng của người nghe để điều chỉnh cách trình bày.
- Kết thúc và cảm ơn:
+ Tóm lược những ý chính vừa trình bày
+ Cảm ơn người nghe.

B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Xếp những câu (đoạn) ở trang 150, SGK Ngữ văn 10, tập 1, theo các giai đoạn: Bắt đầu trình bày, trình bày nội dung chính, chuyển ý, tóm tắt và kết thúc
a) Bắt đầu trình bày:
- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi...
- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn...
-Trước khi bắt đầu, cho phép tòi...
b) Trình bày nội dung chính:
- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu...
c) Chuyển ý:
- Đâ xem xét tất cả các phương án...
- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường...
d) Tóm tắt và kết thúc:
- Tôi muốn kết thúc bài nói...
- Giờ tôi sắp kết thúc bài nói...
2. Anh (chị) hãy dự kiến các ý cần trình bày cho đề tài “Giữ gỉn môi trường xanh, sạch, đẹp”
a) Bắt đầu trình bày có thể như sau:
- Kính chào quý vị đại biểu, chào các bạn, tôi hân hạnh được mới phát biểu về đề tài...
b) Trình bày nội dung chính:
- Nội dung chủ yếu của bài phát biểu bao gồm...
- Mức độ ô nhiễm môi trường.
- Tác hại nghiêm trọng của nó
c) Chuyển ý:
- Bây giờ ta cùng chuyển sang các giải pháp...
d) Tóm tắt và kết thúc
- Để kết thúc bài phát biểu tôi xin nhấn mạnh một số vấn đề chính..
- Cảm ơn quý vị đã lắng nghe…

Xem thêm >>>Bí quyết viết đoạn văn nghị luận xã hội thành công

Trên đây là những thao tác cơ bản mà Cunghocvui đã tổng hợp được để gửi đến bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được trong quá trình làm văn trình bày về một vấn đề của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3

Tags trình bày một vấn đề lý thuyết trình bày một vấn đề bài tập luyện tập trình bày một vấn đề

Bài trước

Trình bày một vấn đề lớp 10 - văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.67 KB, 3 trang )

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Có nhiều tình huống trong đời sống đòi hỏi chúng ta phải tham gia phát biểu hoặc trình bày một vấn
đề. Phát biểu, trình bày một vấn đề là dùng ngôn ngữ nói nhằm truyền đạt thông tin, nêu lên suy nghĩ và
bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trước mọi người về một vấn đề nào đó đang đặt ra trong cuộc sống.
2. Muốn trình bày một vấn đề được tốt, người nói cần đảm bảo các yêu cầu về mục đích (nói nội dung gì,
nhằm mục đích gì); về đối tượng và hoàn cảnh (nói cho ai nghe, trong không gian nào, thời gian nào); về
nội dung nói (lựa chọn đề tài, những nội dung chính, thiết thực); về cách trình bày,…
3. Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề
3.1. Xác định đề tài và đối tượng
3.2. Xác định nội dung cơ bản và phạm vi tư liệu
3.3. Lập đề cương cho bài phát biểu, trình bày theo bố cục ba phần:
- Mở đầu: Nêu vấn đề
- Nội dung cơ bản: Lần lượt trình bày những nội dung chính của vấn đề
- Kết thúc: Tóm tắt, khẳng định và mở rộng vấn đề đã trình bày.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Nêu thêm các tình huống cần trình bày một vấn đề, ngoài các tình huống dưới đây:
- Trong buổi sinh hoạt Đoàn, được phân công phát biểu về vấn đề trang phục học đường hoặc vấn đề tại
sao phải có thái độ tôn trọng và bình đẳng với các bạn nữ;
- Trong giờ sinh hoạt tập thể, cần trình bày nội dung chương trình hành động của cá nhân, hay của tổ, lớp
về chủ đề “Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp”, hoặc về ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống “Tôn sư
trọng đạo”;
- Nhà trường tổ chức cuộc thi hùng biện, được phân công tham dự hùng biện về chủ đề phòng chống tệ
nạn ma tuý trong học đường;
- Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học, được mời phát biểu về vai trò, tác dụng của thơ ca đối với cuộc
sống con người.
Gợi ý: Với những hình thức như ở các tình huống trên, hãy đưa ra những yêu cầu về nội dung mới. Ví dụ,
phát biểu về kinh nghiệm học tập trong buổi sinh hoạt đoàn; phát biểu về việc xây dựng đoàn kết trong
buổi sinh hoạt tập thể; phát biểu về tác dụng của việc đọc sách trong câu lạc bộ văn học,…
2. Giải thích tại sao khi trình bày một vấn đề, người nói cần phải chú ý tới đối tượng (người nghe).
Gợi ý:
- Đối tượng chi phối việc lựa chọn nội dung: Những nội dung trình bày phải phù hợp với trình độ nhận


thức, tầm đón đợi của người nghe. Việc xác định lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của đối tượng cũng là
căn cứ để người trình bày tập trung vào những nội dung thiết thực, phù hợp.
- Đối tượng đòi hỏi lựa chọn cách trình bày phù hợp: Nói với đối tượng nào thì cách nói, ứng xử khi nói,
ngôn từ, thái độ,… phải phù hợp với đối tượng ấy.
- Đối tượng giúp người nói điều chỉnh khi trình bày: Trong khi trình bày, thái độ, phản ứng của đối tượng
giúp người nói có thể điều chỉnh để thu hút, tăng sức thuyết phục.
3. Chuẩn bị đề cương trình bày ý kiến của về quan điểm sau đây:
“Ai cũng biết hút thuốc lá là độc hại. Những ai sợ thì đừng hút. Còn những người không sợ thì cứ hút. Đó
là quyền tự do lựa chọn của cá nhân, không cần phải góp ý.”
Gợi ý: Nội dung trình bày phải thể hiện được thái độ phê phán đối với lập luận bao biện cho việc hút
thuốc lá. Tuy nhiên, muốn phản bác được quan điểm tiêu cực này, cần biết cách lập luận, diễn đạt ý kiến
của mình cho thuyết phục. Có thể trình bày dựa theo các ý sau:
- Sự độc hại của thuốc lá
- Thuốc lá không chỉ có hại cho người hút, mà còn ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh, gây ô
nhiễm môi trường
- Tuổi trẻ học đường hút thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, làm mất đi vẻ đẹp văn hoá học
đường; việc hút thuốc có thể dẫn đến những hành vi xấu khác,…
- Phủ nhận quan điểm “quyền tự do lựa chọn của cá nhân, không cần phải góp ý” đối với tệ nạn hút thuốc
lá; khẳng định quan điểm chống tệ nạn hút thuốc lá.
4. Thực hiện các bước chuẩn bị cho bài nói với các tình huống sau:
(1) Trong buổi sinh hoạt Đoàn, được phân công phát biểu về vấn đề trang phục học đường hoặc vấn đề tại
sao phải có thái độ tôn trọng và bình đẳng với các bạn nữ;
(2) Trong giờ sinh hoạt tập thể, cần trình bày nội dung chương trình hành động của cá nhân, hay của tổ,
lớp về chủ đề “Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp”, hoặc về ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống “Tôn
sư trọng đạo”;
(3) Nhà trường tổ chức cuộc thi hùng biện, được phân công tham dự hùng biện về chủ đề phòng chống tệ
nạn ma tuý trong học đường;
(4) Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học, được mời phát biểu về vai trò, tác dụng của thơ ca đối với
cuộc sống con người.
Gợi ý:


Thực hiện việc chuẩn bị theo các bước: Xác định đề tài và đối tượng; Xác định nội dung cơ bản và phạm
vi tư liệu; Lập đề cương cho bài phát biểu, trình bày.
- Nói về đề tài gì? Cho ai nghe?
- Cần nói những ý nào để làm rõ vấn đề? Trong các ý của bài nói, cần tập trung vào ý nào? Cần huy động
những tư liệu nào cho bài nói? Có cần sử dụng tranh ảnh, bảng biểu, sách vở hay phương tiện nào khi nói
không?
- Đề cương:
+ Mở đầu bài nói như thế nào?
+ Nội dung bài nói gồm những ý nào? Trình bày ý nào trước, ý nào sau? Tư liệu được sử dụng ở ý nào?
Nếu có sử dụng phương tiện minh hoạ thì dùng vào lúc nào, nhằm làm rõ cho ý nào?
+ Kết thúc bài nói, em sẽ nói gì để nhấn lại cho người nghe thấy rõ nội dung cơ bản mà em đã trình bày?
Cần nói gì để mở rộng vấn đề?