Trò chơi chuyển tiếp là gì

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Trò chơi chuyển tiếp là gì

Đối với trẻ mầm non, thay đổi từ hoạt động này sang hoạt động khác là một bước chuyển tiếp khó khăn bởi vì trẻ chưa có khái niệm về thời gian cũng như các giới hạn. Có trẻ chơi mãi một trò mà không màng tới hoạt động tiếp theo như giờ ăn, giờ ngủ, hoặc trẻ chơi xong không có ý thức dọn dẹp đồ chơi để bước sang hoạt động kế tiếp. Vì thế, nhiệm vụ của các cô giáo mầm non là làm thế nào giúp trẻ sinh hoạt có nề nếp hơn, có kỷ luật hơn. Tài liệu sau đây nhằm giúp cho các cô có thêm ý tưởng về các hoạt động chuyển tiếp, sao cho các cháu tham gia các hoạt động này một cách vui vẻ và tự nguyện.

  • Báo trước với trẻ 5 phút trước khi giờ chơi kết thúc. Sau 5 phút tất cả cùng dọn dẹp đồ chơi
  • Khi hết giờ chơi, cô ra hiệu và tất cả mọi người đứng yên một chỗ (như pho tượng). Sau vài giây, cô bảo “Bây giờ chúng ta dọn dẹp”. Bọn trẻ sẽ biết giờ chơi đã kết thúc và cùng nhau dọn dẹp. Trẻ rất thích hoạt động này vì nó giống như 1 trò chơi.
  • Mỗi trẻ tham gia dọn dẹp sẽ được cô thưởng 1 hình dán (sticker) hoặc là cô đóng 1 cái stamp có hình thù ngộ nghĩnh lên trên giấy cho trẻ.
  • Trẻ nào tham gia dọn dẹp sẽ được cô cho bốc thăm trong 1 cái rổ xinh đẹp. Mỗi cái thăm sẽ ghi 1 hoạt động đặc biệt mà trẻ được thưởng. Ví dụ: Được ẵm gấu bông, được xem 1 quyển sách tranh yêu thích ..... (Cô nên nghĩ ra những hoạt động đặc biệt nhưng đơn giản, đỡ mất thời gian và nhất là không gây ra tranh giành giữa trẻ với nhau).
  • Cả lớp cùng hát trong giờ dọn dẹp (chọn 1 bài hát nhất định nào đấy). Trong lúc hát cô cầm cái rổ đi vòng quanh và mỗi trẻ bỏ đố chơi của mình vào rổ (nhưng sau đó cô phái cất đồ chơi lên kệ)
  • Chơi trò chơi: Cô nhắm mắt lại và đếm từ 1 đến 10. Đến khi cô đếm xong và mở mắt ra, cô sẽ tỏ vẻ ngạc nhiên vì tất cả đồ chơi đã ngăn nắp đâu vào đấy hết rồi. Cô cám ơn khen ngợi trẻ.
  • Cô mở 1 bản nhạc vui nhộn lên trong khi cả lớp cùng dọn dẹp. Khi nhạc dừng thì tất cả phải dọn dẹp xong. Nên dùng cùng 1 bản nhạc này mỗi lần trẻ dọn dẹp.
  • Ai dọn dẹp nhanh nhất sẽ được cô cho làm người “phụ tá đặc biệt” của cô như giúp cô cho các bạn xếp hàng ra sân, cầm đồ giúp cô ..... Trẻ sẽ rất tự hào về điều này và ai cũng muốn được làm chức “phụ tá”.
  • Đọc bài thơ bằng tiếng Anh trong lúc dọn dẹp (phần này dành cho GV Anh Văn)

I'm a little helper See me clean I can pick up and not be mean When we're finished You will see A nice clean room

for you and me


Cho trẻ giúp dọn chỗ ngủ hay lấy mền gối và thú nhồi bông để ôm nếu trẻ thích. Khi tất cả trẻ đã nằm ổn định, cô có thể mở băng đọc truyện hay 1 bản nhạc êm dịu cho trẻ nghe. Có khi chưa nghe hết câu chuyện hay bản nhạc là trẻ đã ngủ rồi.
  • Cô cho trẻ chuẩn bị giỏ xách, nón, áo.... chờ cha mẹ đón về.
  • Cô cho trẻ vẽ, tô màu trong lúc chờ phụ huynh đến đón.

Di chuyển từ nơi này sang nơi khác

Ví dụ: đi tắm, ra sân, từ sân vào lớp ....


  • Đi nhẹ nhàng. Trẻ và cô cùng tưởng tượng có một gia đình bác gấu đang ngủ ở hành lang nên tất cả mọi người phải nhón gót đi nhẹ nhàng. Cô thay đổi nhân vật thường xuyên để tăng trí tưởng tượng cho trẻ.
  • Hát 1 bài hát vui trong lúc di chuyển

We are walking, we are walking Yes we are, yes we are First we walk the one way Then we walk the other way

Yes we do, yes we do

(Bài hát dành cho GV tiếng Anh, hát theo giai điệu Kìa Con Bướm Vàng)

Một vài lời khuyên cho hoạt động chuyển tiếp

  • Cô giơ tay lên cao khi muốn trẻ im lặng. Dạy trẻ mỗi khi thấy cô giơ tay lên cao thì trẻ cũng làm theo và phải im lặng.
  • Thông báo cho trẻ biết trước hoạt động kế tiếp. Ví dụ: “Sau khi dọn dẹp đồ chơi các con sẽ ra sân”, hoặc “Ăn cơm xong là tới giờ ngủ trưa” .....
  • Cô chuẩn bị nhiều tranh thể hiện cho hoạt động trong lớp, ví dụ: hình 1 món đồ chơi để thể hiện hoạt động góc, hình đĩa thức ăn tượng trưng cho giờ ăn ..... Đến hoạt động nào thì cô treo bức tranh ấy lên. Chọn 1 chỗ thích hợp trong phòng để có thể treo các bức tranh về hoạt động lớp thành 1 hàng.
Nguyễn Tri Như Quỳnh

Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi có sẵn trong lớp

Luật chơi: Trẻ nói nhanh và đúng tên một số đồ dùng, đồ chơi của lớp được thêm hoặc bớt trong lúc thêm bớt đồ dùng, đồ chơi nào trẻ phải nắm lại.

Cách chơi: Giáo viên đưa từng đồ dùng, đồ chơi của lớp cho trẻ quan sát và gọi tên. Sau đó cho tất cả vào túi. Khi bắt đầu chơi, giáo viên yêu cầu trẻ nhắm mắt lại (dùng hiệu lệnh) đồng thời đưa các đồ vật sau khi đã thêm hoặc bớt ra bày trước mặt trẻ. Cho trẻ mở mắt (dùng tín hiệu) và nhận xét có đồ dùng đồ chơi nào được thêm hoặc bớt đi. Trẻ nói đúng được tất cả nhóm vỗ tay hoan hô.

Trò chơi chuyển tiếp là gì
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trẻ mầm non được mọi người ví như tờ giấy trắng tinh nên để trẻ có thể phát triển toàn diện nhất, bên cạnh dạy trẻ học tập thì các giáo viên cần phải cho trẻ thường xuyên vận động và vui chơi thông qua những trò chơi. Để có được và đa dạng những trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động cho trẻ mầm non thì chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non hay và ý nghĩa

---

1. Trò chơi vận động và chuyển tiếp hoạt động: Thêm và bớt vật gì?

* Chuẩn bị: Đồ chơi và đồ dùng có sẵn ở trong lớp

* Luật chơi: Nếu như trẻ trả lời đúng và nhanh tên đồ dùng, đồ chơi của lớp được thêm sẽ được thêm hoặc bớt trong khi thêm bớt đồ chơi, đồ dùng nào trẻ sẽ phải nắm lại.

* Cách chơi: Giáo viên sẽ đưa từng các đồ chơi, đồ vật của lớp để trẻ quan sát, gọi tên. Tiếp đó là cho tất cả đồ chơi, đồ dùng trong cái túi. Lúc bắt đầu chơi thì giáo viên sẽ yêu cầu trẻ nhắm mắt lại và đưa các đồ vật ra sau khi đã thêm hoặc là bớt ra bày trước mắt của trẻ. Sau đó là cho trẻ mở mắt và nhận xét có đồ dùng nào được thêm hay bớt đi không. Nếu như trẻ nói đúng, mọi người vỗ tay để cổ vũ tinh thần.

2. Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động: Bữa tiệc bò

Cách chơi: Trẻ hát rồi làm theo điệu bộ của bài hát rồi cùng nói là "Bò nhúng dấm, nhúng dấm, bò tùng xẻo, tùng xẻo, bò lúc lắc, lúc lắc" Trẻ sẽ đứng thành một hàng dọc hay vòng tròn để làm động tác dưới đây:

- Nhún khi nói câu "Bò nhúng dấm, nhúng dấm"- Lắc mông nếu nói câu "Bò lúc lắc, lúc lắc"

- Lấy hai tay làm xẻo mông khi nói "bò tùng xẻo, tùng xẻo"

3. Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động: Tìm bạn

* Luật chơi:

- Không xô đẩy khi chơi
- Mỗi bạn cần tìm nhanh, đúng cho mình người bạn: Bé trai phải tìm bé gái cho mình và bé gái phải tìm bé trai cho mình.

* Cách chơi:

- Số bé trai và bé gái bằng nhau- Cô cho trẻ đi, đồng thời cho hát bài "Tìm bạn thân". Khi hát hết bài hát hay nghe thấy cô đưa ra "Tìm bạn thân", mỗi bé tìm cho mình người bạn. Bé nắm tay nhau vừa vừa đi vừa hát ,tới khi cô ra hiệu lệnh "Đổi bạn", trẻ cần tách ra và tìm bạn theo như luật chơi.

- Mỗi lần chơi, cô cần khuyến khích trẻ tìm bạn đúng và nhanh.

4. Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động: Ngôi nhà của ai

* Cách chơi:

- Chụm các ngón tay lại khi cô giáo nói "Chiếc tổ nhỏ cho chú chích bông"- Úp 2 bàn vào nhau làm tổ ong khi cô giáo nói "Tổ tròn to là tổ của ong"- Ngón trỏ và ngón cái khoanh lại thành vòng tròn khi cô giáo nói "Chiếc lỗ nhỏ là hang của thỏ"

- Chụm các đầu ngón tay tạo thành mái nhà khi cô giáo nói "Ngôi nhà này là của bé ngoan"

5. Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động: Vịt đẻ trứng

Tất cả các bé ở trong lớp hát "te te te - vịt đẻ, te te te - vịt ấp, te te te - vịt nở, te te te - vịt bay", đồng thời làm những động tác:

- Vịt đẻ: thì để 2 tay ở sau mông- Vịt ấp: thì để 2 tay ở trước bụng- Vịt nở: thì để 2 tay ở trước mặt

- Vịt bay: thì giang 2 tay ra 2 bên

6. Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động: Cao và thấp

Cách chơi: Trẻ đứng ở trên sàn và làm động tác theo cô giáo. Đứng thì cao (Đứng lên và vươn tay cao). Ngồi thì thấp (ngồi xổm). Vỗ tay nào. Vui thật vui (ngồi vỗ tay)

7. Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động cho trẻ: Nấu ăn

- Khi nghe thấy cái chảo cái nồi thì làm động tác hai tay làm hình tròn to và nhỏ- Khi nghe thấy cái chiên cái nấu thì làm động tác hai tay cầm xạn xới- Khi nghe thấy cái to cái nhỏ thì 2 tay đưa trước ngực xòe ra và chụm lại.

- Khi nghe thấy giúp bé nấu cơm thì làm động tác cầm bát, cầm muỗng để múc cơm.

8. Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động: Chú thỏ con

Cách chơi:

Vừa nói và làm động tác như dưới đây:

- 5 chú thỏ con mà tôi biết, đồng thời đưa 5 ngón tay phía trước vừa lắc qua lắc lại- Thỏ nhảy qua bên phải, đồng thời đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua bên phải.- Thỏ nhảy qua bên trái, đồng thời đưa 2 tay lên làm tai thỏ và nhảy qua bên trái.- Thỏ nhặt quả rụng là thỏ nhặt quả rụng, đồng thời làm động tác là 1 tay chống hông làm thỏ và 1 tay còn lại bỏ quả vào giỏ.- Thỏ rung cây quả rụng (đọc 2 lần), đồng thời làm 2 tay đưa lên cao giả làm động tác rung cây.

- Nhiều quả thỏ thích quá (đọc 2 lần), đồng thời vỗ tay.

9. Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động: Chồng nụ chồng hoa

* Cách chơi:

- 4 trẻ sẽ chơi với nhau, trong đó có 2 trẻ sẽ nhảy và 2 trẻ ngồi đối diện với nhau, sau đó là duỗi 2 chân, 1 bàn chân của bé A chồng lên ngón chân của bé B (bàn chân để dựng đứng).

- Lúc này, 2 trẻ sẽ nhảy qua rồi nhảy về.

- Sau đó, cháu B lại chồng 1 nắm tay lên ngón chân của cháu A để làm nụ, sau khi xong thì 2 trẻ nhảy qua và nhảy về. Bé A lại chồng tiếp 1 bàn tay lên để làm hoa, 2 trẻ sẽ nhảy nếu như chạm vào hoa, nụ thì mất lượt và thay thế vai trò với 2 bé A, B. Nếu như không chạm vào nụ, hoa thì bé sẽ được 2 trẻ ngồi cõng.

10. Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động: Bắt bướm

* Chuẩn bị: Cắt bìa hình con bướm và buộc vào sợi dây dài tới 50cm, đầu kia buộc vào cái que dài tầm 80cm.

* Luật chơi: Trẻ chạm vào bướm, coi như là bắt được bướm.

* Cách chơi:

- Cho trẻ đứng ở xung quanh. Cô giáo cầm con bướm rồi nói " Các bé xem này" có con bướm đang bay, đồng thời cô giơ con bướm chuẩn bị sẵn lên rồi hạ xuống, bây giờ thì các bé hãy nhảy lên cao để bắt bướm nhé. Cô giơ lên và hạ xuống để cho trẻ nhảy cao và nhảy xa. Nếu như ai chạm vào là bắt được bướm.

- Để bé hiểu luật chơi và cách chơi thì cho trẻ chơi khoảng 1- 2 phút.

Giáo viên mầm non cần linh hoạt và chủ động trong việc sắp xếp các bàn học dạy bé mỗi ngày. Và cho trẻ chơi những trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động cho trẻ mầm non là cách giúp bạn thực hiện được điều đó. Các bạn có thể tham khảo thêm trò chơi dân gian cho trẻ mầm non để có nhiều trò chơi bổ ích hơn nữa giúp buổi học của trẻ luôn thú vị, hấp dẫn.

Cho trẻ chơi những trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động cho trẻ mầm non hay và thú vị sẽ giúp bé phát triển toàn diện như ngôn ngữ, thẻ chất, nhận thức, tình cảm. Sau đây là một trò chơi cho trẻ mầm non, các bạn cùng tham khảo và áp dụng để cho trẻ chơi mỗi ngày.

Trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mầm non Trò lừa cá tháng 4 vui và độc đáo, câu nói dối ngày cá tháng tư "cực trất's" Trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non hay nhất Top game nông trại vui vẻ Các trò vui ngày Halloween 2019 Tên nhóm hay và ý nghĩa, độc lạ