Trong bản vẽ nhà mặt nào diễn tả kích thước chiều cao tường mái nền

Giải sách bài tập công nghệ 8 – Bài 15: Bản vẽ nhà giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 8

  • Giải Công Nghệ Lớp 8 (Ngắn Gọn)

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 8

Bản vẽ nhà thuộc loại bản vẽ nào của ngành nào?

Bản vẽ nhà gồm có những nội dung nào? Bản vẽ nhà dùng để làm gì?

Lời giải:

Bản vẽ nhà thuộc loại bản vẽ của ngành xây dựng.

-Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn, các số liệu xác định hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà.

-Bản vẽ nhà được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.

Bản vẽ nhà thuộc loại bản vẽ nào của ngành nào?

Bản vẽ nhà gồm có những nội dung nào? Bản vẽ nhà dùng để làm gì?

Lời giải:

Bản vẽ nhà thuộc loại bản vẽ của ngành xây dựng.

-Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn, các số liệu xác định hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà.

-Bản vẽ nhà được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.

Lời giải:

Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.

-Mặt bằng diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc,… của ngôi nhà. Mặt bằng được đặt ở vị trí hình chiếu bằng.

-Mặt đứng diễn tả hình dạng bên ngoài của ngôi nhà gồm mặt chính và mặt bên. Mặt chính thường ở vị trí hình chiếu đứng và mặt bên thường đặt ở vị trí hình chiếu cạnh.

-Mặt cắt biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao. Mặt cắt thường đặt ở vị trí hình chiếu cạnh.

Lời giải:

Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.

-Mặt bằng diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc,… của ngôi nhà. Mặt bằng được đặt ở vị trí hình chiếu bằng.

-Mặt đứng diễn tả hình dạng bên ngoài của ngôi nhà gồm mặt chính và mặt bên. Mặt chính thường ở vị trí hình chiếu đứng và mặt bên thường đặt ở vị trí hình chiếu cạnh.

-Mặt cắt biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao. Mặt cắt thường đặt ở vị trí hình chiếu cạnh.

a) Ký hiệu cửa đi một cánh và kí hiệu cửa đi hai cánh khác nhau như ở chỗ nào?

b) Kí hiệu cửa sổ đơn và kí hiệu cửa sổ kép khác nhau ở chỗ nào?

c) Kí hiệu cầu thang trên mặt cắt và ký hiệu cầu thang trên mặt bằng khác nhau ở chỗ nào?

Lời giải:

a) Kí hiệu cửa đi một cánh được vẽ bằng một đoạn thẳng và một cung tròn. Ký hiệu cửa đi hai cánh được vẽ bằng hai đoạn thẳng và hai cung tròn.

b) Kí hiệu cửa sổ đơn được vẽ bằng một đoạn thẳng và kí hiệu cửa sổ kép được vẽ bằng hai đoạn thẳng song song giữa mặt cắt hốc cửa sổ của tường nhà.

c) Kí hiệu cầu thang trên mặt cắt là các đường dích dắc thể hiện các bậc cầu thang. Kí hiệu cầu thang trên mặt bằng là các đường song song thể hiện chiều rộng là chiều dài (ngang) của bậc cầu thang.

a) Ký hiệu cửa đi một cánh và kí hiệu cửa đi hai cánh khác nhau như ở chỗ nào?

b) Kí hiệu cửa sổ đơn và kí hiệu cửa sổ kép khác nhau ở chỗ nào?

c) Kí hiệu cầu thang trên mặt cắt và ký hiệu cầu thang trên mặt bằng khác nhau ở chỗ nào?

Lời giải:

a) Kí hiệu cửa đi một cánh được vẽ bằng một đoạn thẳng và một cung tròn. Ký hiệu cửa đi hai cánh được vẽ bằng hai đoạn thẳng và hai cung tròn.

b) Kí hiệu cửa sổ đơn được vẽ bằng một đoạn thẳng và kí hiệu cửa sổ kép được vẽ bằng hai đoạn thẳng song song giữa mặt cắt hốc cửa sổ của tường nhà.

c) Kí hiệu cầu thang trên mặt cắt là các đường dích dắc thể hiện các bậc cầu thang. Kí hiệu cầu thang trên mặt bằng là các đường song song thể hiện chiều rộng là chiều dài (ngang) của bậc cầu thang.

a) Mặt đứng B thể hiện mặt nào của ngôi nhà?

b) Cách bố trí các phòng của ngôi nhà được thể hiện ở hình biểu diễn nào trên bản vẽ?

c) Mặt cắt A – A có vị trí như thế nào ở trên bản vẽ? Mặt cắt A – A song song với mặt phẳng hình chiếu nào và đi qua bộ phận nào của ngôi nhà?

d) Ba chiều lớn nhất của ngôi nhà gồm có kích thước nào?

Lời giải:

a) Mặt đứng B thể hiện mặt trước của ngôi nhà theo hướng mũi tên B.

b) Cách bố trí các phòng của ngôi nhà được thể hiện ở mặt bằng của ngôi nhà.

c) Mặt cắt A – A được đặt ở vị trí hình chiếu đứng của bản vẽ. Mặt cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng và đi qua mặt trước của bếp ở bên trái ngôi nhà, qua phòng sinh hoạt chung rồi qua bậc thềm ở bên phải.

d) Kích thước chiều dài (chiều sâu) là 10200mm (10,2 mét), chiều rộng 6000mm(6 mét), chiều cao 5900mm(5,9 mét).

Câu hỏi: Em cho biết nội dung và công dụng của bản vẽ nhà.

Trả lời: Bản vẽ nhà biểu diễn hình dạng và cấu tạo của một căn nhà. Trong kiến trúc có các hình thức thể hiện ngôi nhà:

- Mô hình bằng thạch cao, bìa, chất dẻo, ...

-Thể hiện bằng hình vẽ.

Hình thức thể hiện ngôi nhà bằng hình vẽ là chủ yếu trong kiến trúc. Căn cứ vào hình vẽ người ta có thể xây dựng được ngôi nhà, giám sát trong quá trình thi công, nghiệm thu khi hoàn thành.

Bản vẽ nhà thường được biểu diễn bằng các loại hình:

- Hình chiếu vuông góc.

- Hình chiếu trục đo.

- Hình chiếu phối cảnh.

Hình chiếu phối cảnh mô tả toàn bộ hình dáng ngôi nhà.

Hình chiếu vuông góc thể hiện mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt của ngôi nhà, trên dó có ghi các số liệu về hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.

Câu hỏi: Em cho biết các hình biểu diễn của một ngôi nhà?

Trả lời: Để thể hiện rõ kết cấu, hình dáng một ngôi nhà người ta dùng các hình biểu diễn:

- Hình cắt mặt bằng.

- Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh.

- Hình cắt ngang và dọc.

Trong các hình trên thì hình cắt mặt bằng (mặt bằng) là quan trọng nhất.

a. Mặt bằng:

- Hình cắt mặt bằng của ngôi nhà diễn tả vị trí và kích thước các tường, cửa, các thiết bị đồ đạc trong nhà, ... Mặt phẳng cắt thường cách mặt sàn độ l,5m.

- Mỗi tầng nhà vẽ một mặt bằng riêng.

+ Mặt bằng thường vẽ theo tỉ lộ 1:50 hoặc 1:100.

+ Nét liền đậm trên mặt bằng s = 0,6 ÷ 0,8mm vẽ đường bao quanh cua tường, cột, vách ngăn. Nét liền mảnh (s/2  ÷ s/3) vẽ đường bao quanh các bộ phận nằm sau mặt phẳng cắt và đồ đạc.

+ Xung quanh hình vẽ mặt bằng còn có các dãy kích thước các mảng tường. các lô của: khoảng cách các trục tường, trục cột; kích thước giữa các trục tường hiên.

+ Trên hình mặt bằng có vẽ kí hiệu quy ước đồ đạc, thiết bị vệ sinh.

+ Cầu thang được vẽ cả hướng đi theo quy định.

b. Mặt đứng:

Mặt đứng ngôi nhà là hình chiếu vuông góc mặt ngoài ngôi nhà lên mặt phẳng chiếu đứng và mặt phẳng chiếu cạnh, diễn tả hình dáng bên ngoài của ngôi nhà; nó thể hiện vẻ đẹp của ngôi nhà, thể hiện sự cân đối giữa kích thước chung và kích thước từng bộ phận của ngôi nhà.

+ Mặt đứng vẽ bằng nét liền mảnh (s/2 ÷ s/3).

+ Bản vẽ mặt đứng hướng ra phía nhiêu người qua lại được vẽ kĩ hơn.

c. Mặt cắt:

Hình cắt đứng có mặt phẳng cắt song song với mặt chiếu đứng hay mặt chiếu cạnh, thể hiện các bộ phận và kích thước ngôi nhà theo chiều cao.

+ Hình cắt thể hiện không gian bên trong ngôi nhà, cho biết chiều cao các tầng, kích thước các cửa, tường, vì kèo, sàn, mái, móng, cầu thang,...

+ Đường nét trên hình cắt bằng theo như quy định trên mặt bằng.

+ Độ cao của nền nhà tầng 1 quy ước 0,00; Độ cao ở dưới mức này mang dấu âm. đơn vị độ cao là mét nhưng không cần ghi bên con số chỉ độ cao.

+ Người ta phân ra hình cắt kiến trúc và hình cắt cấu tạo.

Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, vẽ hình cắt kiến trúc.

Hình cắt cấu tạo được vẽ ở giai đoạn thiết kế kĩ thuật, để thi công.

Câu hỏi: Em có biết các kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà không?

Trả lời: Đọc bảng 15.1 em biết được kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà, em xin bổ sung thêm kí hiệu quy ước một số bộ phận thường gặp của ngôi nhà:

Câu hỏi: Em hãy nói trình tự đọc bản vẽ nhà, sau đó đọc bản vẽ nhà ở hình 15.1

Trả lời: Trình tự đọc bản vẽ nhà:

- Tìm hiểu chung: Đọc nội dung khung tên để nắm sơ bộ về ngôi nhà, tỉ lệ bản vẽ để hình dung ngôi nhà thực tế.

- Phân tích từng hình biểu diễn: Hiểu rõ tên gọi của từng hình biểu diễn, các mặt cắt và hình cắt, phương chiếu của các hình chiếu. Sau khi đọc các hình biểu diễn có thể hình dung được hình dạng của các bộ phận ngôi nhà thể hiện trên bản vẽ.

1. Cửa đi hai cánh cố định hai bên

Trong bản vẽ nhà mặt nào diễn tả kích thước chiều cao tường mái nền

2. Cửa đi cánh xếp

Trong bản vẽ nhà mặt nào diễn tả kích thước chiều cao tường mái nền

3. Cửa đi một cánh tự động (hai phía)

Trong bản vẽ nhà mặt nào diễn tả kích thước chiều cao tường mái nền

4. Cửa đi hai cánh tự động (hai phía)

Trong bản vẽ nhà mặt nào diễn tả kích thước chiều cao tường mái nền

5. Cửa lùa một cánh

Trong bản vẽ nhà mặt nào diễn tả kích thước chiều cao tường mái nền

6. Cửa lùa hai cánh

Trong bản vẽ nhà mặt nào diễn tả kích thước chiều cao tường mái nền

7. Cửa xếp kéo ngang

Trong bản vẽ nhà mặt nào diễn tả kích thước chiều cao tường mái nền

8. Cửa nâng hay cửa cuốn

Trong bản vẽ nhà mặt nào diễn tả kích thước chiều cao tường mái nền

- Phân tích các chi tiết: Xem các số đo kích thước của toàn bộ ngôi nhà, cả phòng, hàng hiên, độ cao của nền, chiều cao của tường, độ cao của mái.

- Tổng hợp: Sau khi đã phân tích từng chi tiết, cần tổng hợp lại để hiểu đây là toàn bộ ngôi nhà, cần biết được các điều sau:

+ Số phòng của ngôi nhà.

+ Cửa đi và cửa sổ của từng phòng.

+ Hàng hiên và lan can của ngôi nhà.

Sau khi nắm trình tự đọc bản vẽ nhà, em đọc bản vẽ nhà ở hình 15.1 theo như bảng 15.2 trong SGK.