Trong hiện tượng giao thoa sóng những điểm mà biên độ đặt giá trí cực tiểu có hiệu đường đi bằng

Dưới đây là video bài giảng Ôn tập: 20 câu ôn tập lý thuyết giao thoa sóng, bao gồm một số bài tập trắc nghiệm lý thuyết về sự truyền sóng, độ lệch pha và giao thoa sóng. 

Câu 1: Xét giao thoa sóng trên mặt nước của hai nguồn kết hợp cùng pha. Nếu k là số nguyên và \[\lambda\] là bước sóng thì những điểm dao động với biên độ cực tiểu sẽ có hiệu đường đi đến hai nguồn bằng

  A. k\[\lambda\] .                             B. 2k\[\lambda\] .                    C. [k + 0,5]\[\lambda\] .               D. 0,5k\[\lambda\] .

Lời giải

+ Hai nguồn cùng pha.

+ \[A_{min}\Rightarrow d_2 - d_1 = [k + \frac{1}{2}]\lambda\]

\[\Rightarrow\] Chọn C

Câu 2: Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động

  A. ℓệch pha nhau góc π/3                            B. cùng pha nhau

  C. ngược pha nhau.                                    D. ℓệch pha nhau góc π/2

Lời giải

Tại trung điểm \[\rightarrow A_{max}\Rightarrow\]Hai  nguồn sóng phải dao động cùng pha

\[\Rightarrow\] Chọn B

Câu 3: Thực hiện thí nghiệm giao thoa trên mặt nước bởi hai nguồn kết hợp S1, S2 cùng pha. Gọi λ là bước sóng. Để giữa hai nguồn có số đường cực đại là 11 thì khoảng cách giữa hai nguồn cỡ

  A. 5,2 λ.                          B. 4,2 λ                    C. 3,3 λ.                         D. 6,2 λ.

Lời giải

+ Hai nguồn cùng pha

+ Số đường cực đại: \[\left | K \right |< \frac{AB}{\lambda }\]

+ Có 11 đường cực đại \[\Rightarrow \left | K \right |< 5,2\]

\[\Rightarrow AB = 5,2\lambda\]

\[\Rightarrow\] Chọn A

Câu 4: Hai nguồn kết hợp ℓà nguồn phát sóng:

  A. Có cùng tần số, cùng phương truyền

  B. Cùng biên độ, có độ ℓệch pha không đổi theo thời gian

  C. Có cùng tần số, độ ℓệch pha không đổi theo thời gian

  D. Có độ ℓệch pha không đổi theo thời gian

Lời giải

Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian

\[\Rightarrow\] Chọn C

Câu 5: Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực tiểu. Hai nguồn sóng đó dao động

  A. ℓệch pha nhau góc π/3                            B. cùng pha nhau

  C. ngược pha nhau.                                    D. ℓệch pha nhau góc π/2

Lời giải

Tại trung điểm \[\Rightarrow A_{min}\] \[\Rightarrow\] Hai nguồn sóng ngược pha

\[\Rightarrow\] Chọn C

Câu 6: Trong giao thoa của hai sóng trên mặt nước từ hai nguồn kết hợp, cùng pha nhau, những điểm dao động với biên độ cực tiểu có hiệu khoảng cách tới hai nguồn [k \[\epsilon\] Z] ℓà:

  A. d2 – d1 = k\[\lambda\]                                                B. d2 – d1 = 2k\[\lambda\]           

  C. d2 – d1 = [k + 1/2]\[\lambda\]                                 D. d2 – d1 = k\[\lambda\]/2

Lời giải

+ Hai nguồn cùng pha.

+ \[A_{min}\Rightarrow d_2 - d_1 = [k + \frac{1}{2}]\lambda\]

\[\Rightarrow\] Chọn C

Câu 7: Hai nguồn dao động kết hợp S1, S2 gây ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt thoáng chất ℓỏng. Nếu tăng tần số dao động của hai nguồn S1 và S2 ℓên 2 ℓần thì khoảng cách giữa hai điểm ℓiên tiếp trên S1S2 có biên độ dao động cực tiểu sẽ thay đổi như thế nào?

  A. Tăng ℓên 2 ℓần.                                        B. Không thay đổi.     

  C. Giảm đi 2 ℓần.                                          D. Tăng ℓên 4 ℓần.

Lời giải

+ f tăng 2 lần \[\Rightarrow \lambda = \frac{v}{f}\] giảm 2 lần

+ Hai điểm liên tiếp trên S1S2 có Amin là \[\frac{\lambda }{2}\]

\[\Rightarrow\] giảm 2 lần

\[\Rightarrow\] Chọn C

Câu 8: Trên mặt chất ℓỏng có hai nguồn sóng dao động với cùng biên độ cùng tần số và cùng pha. Ta quan sát được hệ các vân đối xứng. Bây giờ nếu biên độ của một nguồn tăng ℓên gấp đôi nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn ℓại thì

  A. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, hình dạng và vị trí của các vân giao thoa không thay đổi.

  B. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực tiểu ℓớn hơn và cực đại cũng ℓớn hơn.

  C. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, nhưng vị trí các vân cực đại và cực tiểu đổi chỗ cho nhau.

  D. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực đại giảm xuống, vân cực tiểu tăng ℓên

Lời giải

\[u_1 = u_2 = a cos[\omega t + \varphi ]\]

\[\Rightarrow\] Nếu \[a_1 = 2 a \Rightarrow u_1 = 2a cos[\omega t + \varphi ]\]

\[\Rightarrow \left\{\begin{matrix} A_{min} = \left | a_1 - a_2 = a>0\right |\\ A_{max} = a_1 + a_2 = 3A >2a\end{matrix}\right.\]

\[\Rightarrow\] Chọn B

Câu 9: Trong giao thoa của hai sóng trên mặt nước từ hai nguồn kết hợp, ngược pha nhau, những điểm dao động với biên độ cực tiểu có hiệu khoảng cách tới hai nguồn [k \[\epsilon\] Z] ℓà:

  A. d2 – d1 = k\[\lambda\]                                            B. d2 + d1 = 2k\[\lambda\]           

  C. d2 – d1 = [k+1/2]\[\lambda\]                                   D. d2 – d1 = k\[\lambda\]/2

Lời giải

+ Hai nguồn ngược pha

+ \[A_{min}\Rightarrow d_2 - d_1 = k \lambda\]

\[\Rightarrow\] Chọn A

Câu 10: Tại hai điểm S1, S2 cách nhau 5cm trên mặt nước đặt hai nguồn kết hợp phát sóng ngang cùng tần số f = 50Hz và cùng pha. Tốc độ truyền sóng trong nước ℓà 25cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hai điểm M, N nằm trên mặt nước với S1M = 14,75cm, S2M = 12,5cm và S1N = 11cm, S2N = 14cm. Kết ℓuận nào ℓà đúng:

  A. M dao động biên độ cực đại, N dao động biên độ cực tiểu

  B. M, N dao động biên độ cực đại

  C. M dao động biên độ cực tiểu, N dao động biên độ cực đại

  D. M, N dao động biên độ cực tiểu

Lời giải

+ \[\lambda = \frac{v}{f}= \frac{25}{50} = 0,5 cm\]; cùng pha

\[\left | \frac{S_1M - S_2M}{\lambda } \right |= \frac{14,75 - 11,5}{0,5}= 4,5 \Rightarrow [A_M]min\]

\[\left | \frac{S_1N - S_2N}{\lambda } \right |= \frac{13}{0,5}= 6 \Rightarrow [A_M]max\]

\[\Rightarrow\] Chọn C

Câu 11: Trên mặt chất ℓỏng có hai nguồn sóng dao động với cùng biên độ cùng tần số và cùng pha. Ta quan sát được hệ các vân đối xứng. Bây giờ nếu biên độ của một nguồn giảm xuống nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn ℓại thì        

A. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, hình dạng và vị trí của các vân giao thoa không thay đổi.

B. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực tiểu ℓớn hơn và cực đại cũng ℓớn hơn.

C. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, nhưng vị trí các vân cực đại và cực tiểu đổi chỗ cho nhau.

D. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực đại giảm xuống, vân cực tiểu tăng ℓên

Lời giải

\[u_1 = u_2 = a.cos[\omega t + \varphi ]\]

Nếu \[u_1 = a_1.cos[\omega t + \varphi ], a_10\\ A_{max} = a + a_1 Tại trung điểm \[A_{min}= \left | a_1 - a_2 \right | = O\]

\[\Rightarrow\] Chọn A

Câu 18: Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acoswt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng

  A. một số lẻ lần nửa bước sóng.             B. một số nguyên lần bước sóng.

  C. một số nguyên lần nửa bước sóng.      D. một số lẻ lần bước sóng.

Lời giải

+ Hai nguồn cùng pha

+ \[A_{max}\Rightarrow d_2 - d_1 = k\lambda\]

\[\Rightarrow\] Chọn B

Câu 19: Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động

  A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

  B. cùng tần số, cùng phương

  C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ

  D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

Lời giải

+ Điều kiện xãy ra giao thoa phài

- Hai nguồn kết hợp

- Dao động cùng phường

\[\Rightarrow\] Chọn D

Câu 20: Tại hai điểm A và B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng phương với phương trình lần lượt là uA = acos\[\omega\]t và uB = 2acos[\[\omega\]t]. Biết vận tốc và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. Trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ bằng

  A.3a                                 B.a/2                       C.a                                  D.2a

Lời giải

\[\left\{\begin{matrix} u_A = a.cos \omega t\\ u_B = 2a.cos \omega t\end{matrix}\right.\] => 2 nguồn cùng pha

-> Tại trung điểm AB \[\Rightarrow A_{max} = a_1 + a_2\]

\[\Rightarrow A_{max} = 3a\]

\[\Rightarrow\] Chọn A

Video liên quan

Chủ Đề