Trọng nông ức thương là gì

Chào bạn!

Mình xin góp ý với câu hỏi của bạn như sau:

So sánh quan điểm kinh tế khác nhau giữa trường phái trọng thương và trọng nông:

Trọng thương:

- Lưu thông là nguồn gốc tạo ra của cải dẫn đến giàu có.

- Tiền là mục đích, hàng hóa là phương tiện.

- Tiền là biểu hiện của sự giàu có, nông sản phẩm chỉ là trung gian.

- Tiền vừa là phương tiện lưu thông, vừa là tư bản để sinh lời.

- Quốc gia giàu có là quốc gia có khói lượng tiền (vàng, bạc,..) khổng lồ.

- Tiền là của cải duy nhất -> tích trữ tiền.

- Sản xuất nông nghiệp là ngành trung gian, không làm tăng cũng không là giảm khối lượng tiền tệ quốc gia.

- Quy tắc trao đổi không ngang giá.

- Lợi nhuận là kết quả của lưu thông.

- Kết quả của thương mại: bên có lợi, bên bị thiệt hại.

- Không thấy vai trò của lao động trong việc làm tăng của cải.

- Ngoại thương là nguồn gốc mang lại giàu có cho quốc gia với chính sách xuất siêu.

- Coi trọng lưu thông vì tạo ra của cải, xem nhẹ sản xuất vì sản xuất không tạo ra của cải.

- Chỉ nghiên cứu hiện tượng kinh tế bên ngoài, không phân tích hiện tượng kinh tế bên trong.

- Chưa thấy được tính khách quan của các hoạt động kinh tế, theo ý chủ quan.

- Ủng hộ sự can thiệp của nhà nước.

- Bảo vệ lợi ích tư bản tư nhân.

- Thông qua trao đổi giữa các tầng lớp, thỏa mãn nhu cầu và làm lợi cho tư bản tư nhân.

- Quốc gia này làm giàu trên cơ sở bần cùng hóa quốc gia khác.

Trọng nông:

- Sản phẩm nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải vật chất. Lưu thông không dẫn đến giàu có.

- Hàng hóa là mục đích, tiền là phương tiện.

- Khối lượng nông sản biểu hiện cho sự giàu có, làm cho của cải tăng thêm.

- Tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật của lưu thông.

- Quốc gia giàu có là quốc gia có nhiều lương thực, thực phẩm.

- Tiền không là của cải duy nhất -> chống việc tích trữ tiền.

- Sản xuất nông nghiệp tạo ra của cải, sản phẩm thuần túy, còn lao động trong các ngành khác là lao động không có ích, không tạo ra sản phẩm thuần túy, không phải lao động sản xuất.

- Quy tắc trao đổi ngang giá.

- Lợi nhuận là kết quả của tự nhiên.

- Kết quả của thương mại: không lợi, không hại.

- Lao động sản xuất là lao động tạo ra của cải thặng dư.

- Không thấy vai trò của ngoại thương đối với phát triển kinh tế quốc gia.

- Coi trọng sản xuất, xem nhẹ lưu thông.

- Không chỉ nghiên cứu, phân tích hiện tượng bên ngoài mà còn cố gắng phát triển bên trong.

- Quy luật khách quan chi phối hoạt động kinh tế một cách tốt nhất.

- Ủng hộ tự do kinh tế, quy luật khách quan, chông can thiệp của nhà nước, kêu gọi nhà nước tôn trọng nguyên tắc Laisser faire.

- Bảo vệ lợi ích địa chủ phong kiến.

- Chu chuyển kinh tế từ sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu dung. Các g/c đều thỏa mãn nhu cầu một cách tốt nhất.

- Trên cơ sở phát triển nông nghiệp tư bản.

Nhận xét: Tóm lại, chủ nghĩa trọng nông đã phê phán chủ nghĩa trọng thương một cách sâu sắc và khá toàn diện, " công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân tích tư bản trong giới hạn của tầm mắt tư sản, chính công lao này mà họ đã trở thành người cha thực sự của khoa kinh tế chính trị hiện đại". Phái trọng nông đã chuyển công tác nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp, như vậy là họ đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Họ cho rằng nguồn gốc của cải là lĩnh vực sản xuất, không phải là lưu thông và thu nhập thuần túy chỉ được tạo ra ở lĩnh vực sản xuất. Đây là cuộc cách mạng về tư tưởng kinh tế của nhân lại.

Chủ nghĩa trọng nông nghiên cứu không chỉ quá trình sản xuất cá biệt đơn lẻ mà quan trọng hơn họ biết nghiên cứu quá trình tái sản xuất của toàn xã hội, đặt cơ sở cho nghiên cứu mối liên hệ bản chất nền sản xuất tư bản - một nội dung hết sức quan trọng của kinh tế chính trị.

Chủ nghĩa trọng nông còn lần đầu tiên nêu tư tưởng hệ thống quy luật khách quan chi phối hoạt động kinh tế mang lại tính khoa học cho tư tưởng kinh tế.

Ngoài ra họ đã nêu ra nhiều vấn đề có giá trị cho đến ngày nay: như tong trọng vai trò tự do của con người, đề cao tự do cạnh tranh, tự do buôn bán,... Chủ nghĩa trọng nông thật sự đã có những bước tiến bộ vượt bật so với chủ nghĩa trọng thương còn quá nhiều hạn chế về lý luận và quan điểm.

Chúc bạn vui.