Trong nước Việt Nam có bao nhiêu thành phố?

Việt Nam hiện có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Ngoài 05 thành phố này, thì hiện nay đang có nhiều tỉnh đang được Trung ương định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới [như Khánh Hòa, Thừa Thiên – Huế,…].

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế;

Đây là mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 09-NQ/TW năm 2022 về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

Bên cạnh đó, mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh [Theo Nghị quyết 54-NQ/TW năm 2019].

Tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương

Tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 bao gồm:

[1] Quy mô dân số thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có dân số từ 1.000.000 người trở lên.

Theo Tổng cục Thống kê, quy mô dân số của 05 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2021 lần lượt là TP.Hồ Chí Minh     9.166,84 nghìn người; Cần Thơ 1.246,99 nghìn người; Đà Nẵng 1.195,49 nghìn người; Hải Phòng 2.072,39 nghìn người; Hà Nội 8.330,83 nghìn người.

[2] Diện tích tự nhiên thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.

Theo Tổng cục Thống kê, diện tích tự nhiên của 05 thành phố trực thuộc Trung ương lần lượt là Hà Nội 3.359,82 km2; Hải Phòng 1.526,52 km2; Đà Nẵng 1.284,73 km2; TP.Hồ Chí Minh 2.095,39 km2; Cần Thơ 1.440,40 km2.

[3] Đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên.

Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.

[4] Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.

[5] Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13. Cụ thể:

- Cân đối thu chi ngân sách: Dư;

- Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước: 1,75 lần;

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất [%]: Đạt bình quân của cả nước;

- Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm gần nhất [%]: Đạt bình quân của cả nước;

- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế: 90%;

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường: 90%.

Lưu ý: Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 có tiêu chí đặc thù đối với thành phố trực thuộc trung ương.

Cụ thể, Thành phố trực thuộc trung ương có 02 yếu tố đặc thù sau đây thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số, tiêu chuẩn tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện bằng 50% mức quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục 2 [Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị]:

- Có di sản văn hóa vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc [UNESCO] công nhận;

- Được xác định là trung tâm du lịch quốc tế trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam [theo đường chim bay] dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km [Bắc bộ], 400 km [Nam bộ], nơi hẹp nhất 50km [Quảng Bình].

Cả nước hiện có 3 loại hình thành phố là thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc thành phố và thành phố trực thuộc tỉnh.

Theo thống kê từ danh sách đơn vị hành chính của Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có 85 thành phố, gồm: 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ; 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là TP Thủ Đức của TP Hồ Chí Minh; còn lại là 79 thành phố trực thuộc 58 tỉnh. Ảnh: Quỳnh Danh.

Đà Nẵng hiện là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất không có thị trấn. Toàn thành phố có 6 quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê; cùng 2 huyện: Hòa Vang và Hoàng Sa. Trong đó, các quận chỉ có phường, huyện Hòa Vang chỉ có xã. Ảnh: Tuấn Lê.

Quảng Ninh là vùng đất địa đầu đông bắc đất nước. Tỉnh này hiện có đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh, nhiều nhất nước, gồm: Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí và Cẩm Phả. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có 2 thị xã: Đông Triều, Quảng Yên; cùng 7 huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, Vân Đồn. Ảnh: Huỳnh Văn Truyền.

Bình Dương, Đồng Tháp và Kiên Giang hiện là những tỉnh có 3 thành phố trực thuộc. Bình Dương có thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An. Đồng Tháp có thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự. Kiên Giang có thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc. Ảnh: Quỳnh Danh.

Lâm Đồng là tỉnh duy nhất ở khu vực Tây Nguyên có 2 thành phố: Đà Lạt và Bảo Lộc. Ngoài ra, địa phương này còn có 10 huyện: Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và Lạc Dương. Ảnh: Tonkin.

Thuộc tỉnh Ninh Thuận, TP Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố có tên dài nhất Việt Nam, với 4 từ và 16 chữ cái. Trong lịch sử, vùng đất Phan Rang - Tháp Chàm đã trải qua nhiều lần chia tách, tái lập, thay đổi địa danh và địa giới hành chính. Có những giai đoạn, Phan Rang và Tháp Chàm là những đơn vị hành chính riêng biệt. Theo Cổng TTĐT Ninh Thuận, địa danh ghép Phan Rang - Tháp Chàm chính thức ra đời từ năm 1948, do chính quyền cách mạng đặt. Ảnh: Huong Nguyen.

Huế hiện là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cố đô Huế thường được quảng bá là "một điểm đến - 5 di sản", thu hút đông du khách trong và ngoài nước. Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, 5 di sản thuộc 3 loại hình khác nhau được UNESCO vinh danh gắn với Huế đó là: Quần thể di tích Cố đô Huế [1993 - di sản vật thể], Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam [2003 - di sản phi vật thể], Mộc bản triều Nguyễn [2009 - di sản tư liệu], Châu bản triều Nguyễn [2014 - di sản tư liệu], và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế [2016 - di sản tư liệu]. Ảnh: Tạ Xuân Hương.

Chủ Đề