Trong trò chơi rồng rắn lên mây người đi xin Lửa để làm gì

Rồng rắn lên mây là một trong những trò chơi dân gian được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ được luật chơi hay bài đồng dao rồng rắn lên mây thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi!

Đồng dao rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mâyCó cây núc nắcCó nhà hiển binh

Thầy thuốc có nhà hay không?

Hướng dẫn cách chơi rồng rắn lên mây cho trẻ mầm non

Chuẩn bị trước khi chơi

  • Người chơi: Trò chơi dân gian rồng rắn lên mây không giới hạn số người tham gia. Tuy nhiên, số lượng người phù hợp nhất là khoảng 6 - 8 người để trò chơi được thú vị nhất và thoải mái chạy nhảy mà không bị xô đẩy nhiều. Đặc biệt, rồng rắn lên mây cần có một thành viên đứng ra làm người quản trò.
  • Địa điểm tổ chức: Để trò chơi thêm phần hấp dẫn, bạn nên lựa chọn địa điểm chơi có diện tích rộng và bằng phẳng để người chơi thoải mái mà không gặp phải cản trở, nguy hiểm khi chơi. Ví dụ: Sân trường, sân chơi tập thể, sân bóng…

Cách chơi rồng rắn lên mây

Tất cả các thành viên tham gia sẽ oẳn tù tì, người thua cuộc sẽ đóng vai trò là thầy thuốc. Những thành viên còn lại sẽ làm “rồng rắn”, chọn ra một người đi đầu bằng cách oẳn tù tì. Thông thường, người đứng đầu sẽ là thành viên to lớn, khỏe và nhanh nhẹn nhất. Các thành viên còn lại sẽ túm đuôi áo nhau lần lượt hoặc tay ôm lưng nhau.

Bắt đầu trò chơi

Thầy thuốc đứng cố định tại một vị trí [hay còn gọi là nhà thầy thuốc].

Đoàn rồng rắn bám đuôi nhau đi theo người đứng đầu, đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao:

Rồng rắn lên mâyCó cây núc nắcCó nhà hiển binh

Thầy thuốc có nhà hay không?

Khi hát đến chữ “không” cuối cùng thì cũng là lúc đầu của đoàn rồng rắn đứng ngay trước mặt thầy thuốc. Cả đoàn rồng rắn dừng lại, chăm chú nghe thầy thuốc trả lời.

Không. Thầy thuốc vắng nhà [đi chơi, đi chợ…]

Khi đó, đoàn rồng rắn lại tiếp tục vừa đi vừa hát cho đến khi thầy thuốc trả lời là “có”.

Từ đó, thầy thuốc và đoàn rồng rắn cùng nhau đối đáp:

  • Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?
  • Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con
  • Thầy thuốc: Con lên mấy?
  • Rồng rắn: Con lên một
  • Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon
  • Rồng rắn: Con lên hai
  • Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon
  • Rồng rắn: Con lên ba
  • Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon
  • Rồng rắn: Con lên bốn
  • Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon
  • Rồng rắn: Con lên năm
  • Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon
  • Rồng rắn: Con lên sáu
  • Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon
  • Rồng rắn: Con lên bảy
  • Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon
  • Rồng rắn: Con lên tám
  • Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon
  • Rồng rắn: Con lên chín
  • Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon
  • Rồng rắn: Con lên mười
  • Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu
  • Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu.
  • Thầy thuốc: Xin khúc giữa.
  • Rồng rắn: Cùng máu cùng me.
  • Thầy thuốc: Xin khúc đuôi
  • Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.

Khi đối thoại với thầy thuốc, đoàn rồng rắn có thể không nhất thiết phải trả lời tuần tự từ 1 đến 10 mà có thể trả lời ngắt quãng tuổi. Ví dụ: 1 - 5 - 7… để rút ngắn thời gian đối thoại.

Khi đọc đến chữ “tha hồ mà đuổi”, thầy thuốc đuổi bắt đoàn rồng rắn, người đứng đầu sẽ dang tay cản thầy thuốc, thầy thuốc tìm mọi cách để bắt được “khúc đuôi” [trẻ đứng cuối]. Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì bạn đứng khúc đuôi sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu rồng rắn bị đứt khúc [nhiều bạn nhỏ bị rời khỏi đoàn] hoặc bị ngã thì cũng bị thua, loại khỏi cuộc chơi.

Khi có người bị loại, trò chơi sẽ bắt đầu lại nhưng không bao gồm các bạn bị loại. Trò chơi sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi đoàn rồng rắn ngắn dần hoặc còn 1, 2 bạn chơi.

Trên đây là một số thông tin về bài đồng dao rồng rắn lên mây mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập website META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

>> Tham khảo thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: rồng rắn lên mây, trò chơi dân gian

Tuổi thơ của chúng ta những bạn thời đầu 9x trở về trước không ai là không biết trò chơi dân gian “rồng rắn lên mây”. Những buổi trưa hè, những buổi chiều mát những đứa trẻ cùng hò hẹn nhau tập trung ở một cái sân rộng dưới bóng mát của những cây bàng cây xà cừ rồi oẳn tù tì chọn ra một ông thầy thuốc để chơi rồng rắn lên mây. Cách chơi như nào thì mình sẽ nói dưới đây nhé.

Những đứa trẻ chọn tìm đến bãi đất trống để chơi trò chơi chúng yêu thích “rồng rắn lên mây”

Hướng dẫn tổ chức trò chơi rồng rắn lên mây

Số lượng người cần để chơi trò chơi rồng rắn lên mây: từ 6-7 người trở lên, càng đông càng vui, tuy nhiên là cần phải có một khoảng không rộng bạn nhé, nên lựa chọn số người vừa đủ với khoảng không mình có.

Tiếp theo là oẳn tù tì chọn ra 1 ông thầy thuốc, số còn lại sẽ làm “rồng rắn”. Ông thầy thuốc có thể ngồi hoặc đứng, số còn lại sẽ ôm eo hoặc túm vào đuôi áo tạo thành “rồng rắn”, đứa đứng đầu sẽ chọn đứa cao to nhất để có thể ngăn chặn ông thầy thuốc.

  • Trò chơi Mèo đuổi chuột
  • “Bịt mắt bắt dê” ký ức tuổi thơ

Bắt đầu chơi:

“Rồng rắn” sẽ đi lượn vòng vèo theo hướng người đứng đầu và đọc đồng dao:

Rồng rắn lên mây

Có cây xúc xắc

Có nhà hiển minh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

Khi đọc hết câu cuối thì người đứng đầu “rồng rắn” sẽ đứng đối diện với “thầy thuốc”., nếu trong trường hợp thầy thuốc trả lời “không” thì “rồng rắn” lại đi lượn vòng và tiếp tục đọc đồng dao và hỏi thầy thuốc. Đến khi nào “thầy thuốc” bảo “có” thì sẽ đối thoại như sau:

“Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?

Rồng rắn: rồng rắn đi lấy thuốc cho con

Thầy thuốc: con lên mấy?

Rồng rắn: con lên một

Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: con lên hai

Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: con lên ba

Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: con lên bốn

Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: con lên năm

Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: con lên sáu

Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: con lên bảy

Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: con lên tám

Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: con lên chín

Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon

Rồng rắn: con lên mười

Thầy thuốc: thuốc ngon vậy, xin khúc đầu

Rồng rắn: cùng xương cùng xẩu.

Thầy thuốc: xin khúc giữa.

Rồng rắn: cùng máu cùng me.

Thầy thuốc: xin khúc đuôi

Rồng rắn: tha hồ mà đuổi.”

Hoặc 1 số nơi sử dụng bài đồng giao khác

“Rồng rắn: Cho tôi xin ít lửa.

Thầy thuốc: Lửa làm gì?

Rồng rắn: Lửa kho cá.

Thầy thuốc: Cá mấy khúc?

Rồng rắn: Cá ba khúc.

Thầy thuốc: Cho ta xin khúc đầu.

Rồng rắn: Cục xương cục xẩu.

Thầy thuốc: Cho ta xin khúc giữa.

Rồng rắn: Cục máu cục me.

Thầy thuốc: Cho ta xin khúc đuôi.

Rồng rắn: Tha hồ thầy đuổi.”

Sau màn đối đáp “thầy thuốc” sẽ đuổi bắt người cuối cùng [khúc đuôi], nhiệm vụ của người đầu tiên “rồng rắn” sẽ dang tay ngăn chặn thầy thuốc bắt cái đuôi của mình

Hướng dẫn tổ chức trò chơi rồng rắn lên mây

Lưu ý: Trong khi thầy thuốc đuổi bắt thì các thành viên làm rồng rắn không được bỏ ôm eo [hoặc nắm đuôi áo] nếu bị tuột tay là thua.

Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi [người cuối cùng] thì người đó sẽ bị loại và trò chơi bắt đầu lại từ đầu.

Lưu ý: Đối với đoạn đồng dao đầu tiên vi quá dài nên “rồng rắn” có thể đọc ngắt quãng tuổi [ví dụ 1; 5; 10…] hoặc có thể lựa chọn đoạn đồng dao thứ 2 sẽ ngắn hơn.

Trò chơi rồng rắn lên mây là một trong những trò chơi dân gian phổ biến của Việt Nam không những giúp các bạn nhỏ vui vẻ mà còn giúp tăng cường tính đoàn kết, dẻo dai, khéo léo. Tuy nhiên hiện nay với thời buổi công nghệ và việc học hành chiếm quá nhiều thời gian nên chúng ta chỉ còn thấy trò chơi dân gian rồng rắn lên mây hay bịt mắt bắt dê hay mèo đuổi chuột ở một số trường mầm non hay những buổi sinh hoạt hè.

Video liên quan

Chủ Đề