Trươ ng ba lê nga lo t top năm 2024

5 trường đại học của Việt Nam xuất hiện trong danh sách của QS World rankings là Trường Đại học Duy Tân [thứ 514], Trường Đại học Tôn Đức Thắng [721-730], Đại học Quốc gia TPHCM [951-1000], Đại học Quốc gia Hà Nội [951-1000] và Đại học Bách khoa Hà Nội [1201-1400].

Tổng điểm dựa trên 9 yếu tố là: Danh tiếng học thuật, uy tín tuyển dụng, tỉ lệ sinh viên-giảng viên, số lượng nghiên cứu, tỉ lệ giảng viên/cán bộ nước ngoài, tỉ lệ du học sinh, mạng lưới nghiên cứu quốc tế, kết quả tuyển dụng và tính bền vững.

QS World rankings đã thực hiện xếp hạng các trường đại học trong 20 năm qua. QS World Rankings đưa ra kết luận dựa trên phân tích 17,5 triệu nghiên cứu học thuật cùng ý kiến chuyên gia của trên 240.000 cán bộ giảng dạy và đơn vị sử dụng lao động trên toàn cầu.

Các trường đại học dùng tiếng Anh chiếm phần lớn thứ hạng cao trong bảng xếp hạng với điểm tuyệt đối trong các hạng mục, như danh tiếng học thuật, uy tín tuyển dụng và tỉ lệ sinh viên-giảng viên.

MIT tại Cambridge [Mỹ] giữ vị trí số 1 với tổng điểm 100. Đại học Cambridge tại Anh đứng thứ hai với 99,2 điểm. Một ngôi trường danh tiếng khác của Anh là Đại học Oxford đứng ở vị trí thứ ba với 98,9 điểm.

Đại học Harvard giữ vị trí thứ 4 với 98,3 điểm. Tiếp đó là Đại học Stanford với 98,1 điểm. Đại học Quốc gia Singapore [NUS], đại diện duy nhất của châu Á trong nhóm 10 đứng ở vị trí thứ 8.

So sánh bảng xếp hạng của năm 2018 và 2024 có thể thấy số lượng trường đại học đại diện cho châu Á, Mỹ Latin, Trung Đông và châu Phi tăng đáng kể. Năm 2018, trường đại học tại các khu vực này chiếm khoảng 37%, thì đến năm 2024 đã tăng lên 46% trong bảng xếp hạng QS World rankings với 1.500 trường tại 104 quốc gia và vùng lãnh thổ.

  1. Tác giả

1. Tiểu sử

- Lưu Quang Vũ [1948 – 1988], ông sinh ra ở Phú Thọ, là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.

- Là một con người tài năng đa dạng nhưng gặp nhiều bất hạnh.

- Ông đã mất trong một vụ tai nạn giao thông khi sự nghiệp đang nở rộ.

2. Sự nghiệp văn học

  1. Tác phẩm chính

Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Hương cây; Tôi và chúng ta; Sống mãi tuổi 17; Nàng Sita; Ngọc Hân công chúa,....

  1. Phong cách nghệ thuật

Kịch của Lưu Quang Vũ mang nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người.

Sơ đồ tư duy - Tác giả Lưu Quang Vũ

Quảng cáo

II. Tác phẩm

1. Tóm tắt

Trương Ba - người làm vườn chất phác, hiền lành, rất mực yêu quý vợ con và cháu gái. Ông nổi tiếng là người chơi cờ giỏi và có lối sống thanh cao. Vì sự tắc trách của Nam Tào, Trương Ba đang khỏe mạnh bỗng chết một cách đột ngột. Tiên Đế Thích vì muốn có người đánh cờ với mình và muốn sửa sai cho Nam Tào nên hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác một anh hàng thịt mới chết. Hồn Trương Ba đau khổ đấu tranh với những ham muốn bản năng của thân xác hàng thịt. Sau một thời gian, chính hồn Trương Ba cũng phần nào bị tha hóa, gia đình Trương Ba trở nên ly tán, đau buồn. Trương Ba quyết định thắp nhang gọi Đế Thích lên để quyết định rời khỏi thân xác anh hàng thịt. Đế Thích tìm mọi cách khuyên ngăn và đưa ra giải pháp khác hấp dẫn hơn như cho Trương Ba nhập vào xác cu Tị đang hấp hối. Trương Ba xin cho cu Tị được sống và kiên quyết chọn cái chết và không nhập vào xác ai nữa bởi ông không muốn “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”.

2. Tìm hiểu chung

  1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Vận dụng sáng tạo tích truyện dân gian để xây dựng tình huống kịch độc đáo và gửi gắm vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện đại.

- Viết năm 1981, công diễn lần đầu năm 1984 và gặt hái được thành công lớn.

- Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.

  1. Bố cục

- Phần 1 [từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”]: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

- Phần 2 [tiếp đó đến “Không cần!”]: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

- Phần 3 [còn lại]: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

3. Tìm hiểu chi tiết

  1. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

* Hồn Trương Ba:

- Cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn

Xem xác chỉ là cái vỏ bên ngoài, âm u, đui mù, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc, nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém. Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt

- Thái độ: từ chối quả quyết, mạnh mẽ sang ấp úng, bịt tai lại, tuyệt vọng

* Xác anh hàng thịt:

- Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt

- Thái độ: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế

* Kết quả: phần thắng thuộc về xác anh hàng thịt

⇒ Cuộc đấu tranh giữa phần con và phần người, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng

  1. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

* Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn

* Những người thân trong gia đình:

- Vợ Trương Ba: đau đớn, khóc lóc, nhận ra Trương Ba không còn là Trương Ba của ngày xưa, “ông đâu còn là ông”

- Cháu gái: giận dữ, quyết liệt, phản đối nhất mực, cho rằng ông mình đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ, phũ phàng

- Con dâu: cảm thông, chia sẻ và yêu thương với ông nhưng vẫn thấy không còn nhận ra Trương Ba của trước đây nữa.

* Mỗi người trong gia đình ở một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.

- Kết quả: Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông.

⇒ Mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm.

  1. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

- Sự giác ngộ về ý thức: Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, cần được sống là chính mình và cần phải sống có ý nghĩa.

+ Không được bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

+ “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”

+ “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được... tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”.

- Hành động mang tính bước ngoặt của Trương Ba: Một quyết định đầy khó khăn nhưng hết sức đúng đắn.

+ Trả lại xác cho anh hàng thịt còn Trương Ba sẽ chết.

+ Phép thử của Đế Thích [Trương Ba nhập vào xác cu Tị]: Trương Ba đã để cho cu Tị sống còn mình thì chết.

\=> Đoạn kết có ý nghĩa rất to lớn, có tác dụng thúc đẩy ý chí nhận thức của con người về cách sống để tránh làm cho tâm hồn của mình bị tổn thương, không hoán đổi thân xác và sống nhờ vào thân xác của người khác. Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

  1. Giá trị nội dung

Qua đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh của chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý

  1. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn.

- Đối thoại kịch đậm chất triết lý, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch.

- Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình huống, xung đột kịch phát triển.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt trắng bao nhiêu?

Với soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt trang 142 → 154 Ngữ văn lớp 12 sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt nói lên điều gì?

⇨ Nhan đề hồn Trương Ba da hàng thịt là một hình tượng nghệ thuật phản ánh một hiện thực cuộc sống con người khi bị rơi vào nghịch cảnh, phải sống giả tạo bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, không được sống đích thực là chính mình.

Dê thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt là ai?

Đế Thích là một tiên cờ vì ngưỡng mộ tài đánh cờ trăm năm có một của Trương Ba mà đã làm cho ông sống lại trong thân xác của một người hàng thịt. Bối cảnh của giai thoại được cho là ở làng Quy Nhơn, Tân Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên.

hồn Trương Ba của ai?

"Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là vở kịch nói nổi tiếng của nhà thơ, nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ, được sáng tác vào năm 1981 - 1984, dựa theo truyện dân gian "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", nội dung có ý nghĩa xã hội vô cùng sâu sắc.

Chủ Đề