Trường phái triết học nào cho rằng nhận thức của con người là sự hồi tưởng của linh hồn về thế giới ý niệm?

Mặc dù đã có sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, con người đã đặt chân lên Mặt trăng và sao Hỏa, “linh hồn” vẫn luôn là một trong những vấn đề bí ẩn nhất đối với con người, sự hiện hữu của linh hồn cũng là đề tài được nhiều người tranh luận nhất.

- Người Tây phương gọi linh hồn là Âme, Soul (Pháp, Anh, Mỹ) hay Psyché (Hy Lạp) hoặc Seel (Đức) có nghĩa là sự sống, tinh thần, ý thức

- Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì Hồn là phần tinh thần hay Linh tính của con người, là ý thức, tư tưởng của con người.

- Theo Tự điển và Danh từ triết học của Trần Văn Hiến Minh thì Hồn là nguyên sinh lực hội tụ nơi sinh vật, linh hồn là cái yếu tố quyết định quan trọng, nhờ linh hồn mà sinh vật mới có sự sống.

- Linh hồn trong nhiều truyền thống tâm linh, triết học, và tâm lý truyền thống là bản chất tinh thần (incorporeal) và bất tử của một người. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan sinh học nào của cơ thể.

- Theo cách hiểu thông thường, linh hồn là một nguyên lý phi vật chất (immaterial principal), kết hợp cùng với thể xác, kiến tạo nên một thực thể con người hoặc sinh vật hữu cơ hoàn chỉnh.

- Linh hồn là phần sâu nhất sự tồn tại, sâu hơn cả tâm hồn chúng ta, nó chính là “con chip” mà Thượng Đế đã tạo ra và đặt vào bên trong con người.

- Người đời thường tự hỏi cái gì ở trong người mình mà nói liên tục dù không phát ra âm thanh. Nó bảo mình đừng làm trước một việc ác hay sái quấy; nó cũng bảo mình nên làm hay phải làm trước một việc thiện. Người đời hay gọi đó là tiếng nói của lương tâm, tuy “vô thinh” không phát ra âm thanh nhưng khi nhẹ nhàng, khi mãnh liệt.

- Muốn nó ngưng lại không phải dễ, các nhà yoga, các vị tu hành cố công tìm cách định cái trí này bằng phương pháp tham thiền nhưng rất khó có kết quả.

- Nguyên lý phi vật chất này đã gián tiếp cho con người biết có cái gì phi vật chất, thiêng liêng gọi là “LINH” có trong con người. Linh hồn không thể là cái có hình dạng hoặc có thể thấy được qua mắt người... bởi vì nếu là hữu hình thì làm sao linh hồn đi vào thể xác được?

2. Quan niệm Linh Hồn theo các Triết Gia

Từ thời cổ đại xuất hiện thuyết nói về linh hồn đó là thuyết vạn vật linh (hay thuyết linh hồn nguyên thủy: Animism). Theo thuyết này thì tất cả mọi thứ trên quả đất từ con người đến con thú và ngay cả cỏ cẩy đất đá cũng đều có linh hồn. Quan niệm này còn bàng bạc trong dân gian và ta cũng đã thường gặp lại trong các câu như: "Hồn thiêng sông núi", "Hồn nước"...

Bắt đầu từ Homère, vấn đề “linh hồn” đã được đề cập đến trong lịch sử tư tưởng – triết học của loài người, kể từ thế kỷ thứ VII trước Tây lịch, với nhiều quan niệm và nhận thức khác nhau.

Cho đến khi nền văn minh cổ Hy Lạp tiếp xúc với đạo Saman (Chamanisme), một loại hình tôn giáo sơ khai phổ biến ở Siberia và các vùng lân cận, thường tổ chức các cuộc tiếp xúc với linh hồn người chết, thì do ảnh hưởng của đạo này, một số tác giả Hy lạp, trong đó có Pythagore, Empédocle cho rằng trong con người tồn tại một linh hồn hay một “cái ngã” có nguồn gốc thần thánh, mà bằng các phương pháp và kỹ thuật thích hợp, có thể tách rời linh hồn ra khỏi thể xác.

Trong số các tác giả Hy Lạp cổ, có lẽ Platon, cùng với Aristote, là những triết gia đã đưa ra được một lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về linh hồn.

Socrates bảo linh hồn là tinh thể (Essence).

Platon giảng rằng linh hồn bao gồm lý trí (Logos), tình cảm (Thymos) và ái dục (Eros).

Aristote định nghĩa linh hồn là hoạt tính của một cơ thể sống và cho rằng linh hồn sẽ mất đi khi cơ thể không còn nữa, giống như hoạt tính của con dao là cắt, khi con dao bị hư hoại thì hoạt tính cắt không còn nữa (xem De Anima - Về Linh hồn).

Chịu ảnh hưởng sâu xa từ học thuyết nhị nguyên luận, Platon cho rằng linh hồn có thể hiện hữu một cách độc lập đối với thể xác và nó chỉ ở trong một trạng thái “thuần khiết” khi nào nó được giải thoát ra khỏi ngục tù – cơ thể, Platon cũng đã đưa ra nhiều luận chứng khác nhau để chứng minh về sự “bất tử” của linh hồn.

3. Bản chất của Linh Hồn

- Bản chất (nature) của linh hồn là ánh sáng (light), tình thương (love) và cảm thông (understanding).

- Linh hồn chỉ là tên gọi chung vì nó ở dưới ba trạng thái (aspect):

+ Sinh hồn (Animal soul)

+ Nhân hồn (Human soul)

+ Hồn Thiêng, Linh (Spiritual soul).

- Linh hồn là thực thể biết nhận thức, được tạo ra qua sự phối hợp của CHA-TINH THẦN và MẸ-VẬT CHẤT.

Đó là cái mà trong giới thực vật, thí dụ, tạo ra sự đáp ứng với tia nắng và trổ nụ.

Đó là cái mà trong giới động vật, khiến con chó biết săn mồi, theo đuổi sự sống bản năng và yêu thương chủ nó.

Đối với con người, đó là cái giúp con người vừa là chủ thể tri giác (perceiver), vừa là diễn viên (actor), vừa là kẻ đứng ngoài cuộc (onlooker).

Điều này cho phép con người khám phá ra rằng, linh hồn của mình có ba phần:

. Một phần đáp ứng với sinh hồn (THÚ),
. Một phần hướng về hồn thiêng (PHẬT) của mình,
. Một phần ở giữa bị lôi kéo, là nhân hồn (NGƯỜI), chính sự kiện này lôi cuốn con người con người vào sự dằn vật của nội tâm.

4. Linh Hồn dưới mắt các nhà Khoa Học

Khoa học không trả lời được những câu hỏi về linh hồn vì khoa học chỉ giải thích được về vật chất mà thôi. Do các nghiên cứu con người sau chết đang được tiến hành và đã nhận thấy có dấu hiệu của tình trạng thoát “khí” một dạng năng lượng khỏi cơ thể con người, có sự tụ tán theo quy luật của các thể “khí” đó, dẫn đến sự nghi vấn có tồn tại linh hồn.

Mặt khác cũng đã có nhà ngoại cảm tìm được mộ thật được xác định sau khi thử ADN, cũng như có những hiện tượng khoa học chưa giải thích được như thần giao cách cảm, giác quan thứ 6, giấc mơ tiên đoán, kinh nghiệm cận tử, vv.. . nên các nhà khoa học từ thế kỷ 20 đã tập trung nghiên cứu về linh hồn.

- Ký giả Báo Paris Match là Patrice Van Eersel đã viết cuốn sách nhan đề "La Source Noire", trong đó ông trình bày những trường hợp đặc biệt về những người chết đi sống lại mà những nhà khoa học, những giáo sư, bác sĩ tại các Đại Học Hoa Kỳ đã lưu tâm nghiên cứu.

Theo đó, phần lớn những người chết đi sống lại ấy đều không ít thì nhiều đã có những cảm nhận lạ lùng là thấy... "hình như" họ đã thoát khỏi thân xác trong một khoảng thời gian tương ứng với lúc họ mê man bất động. Điều đặc biệt là "họ thấy chính họ" đang nằm chết.

- Trường hợp nổi bật nhất cũng là chứng cớ sôi nổi nhất đã do chính Văn Hào Emest Hemingway kể lại trong lần bị thương nặng đến thập tử nhất sinh nơi chiến trường trong trận thế chiến thứ 2.

Ông đã thấy rõ ràng chính ông đã thoát ra khỏi cơ thể của ông giống như như hình ảnh của việc lôi cái khăn tay ra khỏi túi áo, rồi sau đó ông thấy chính mình trở lại, nhập vào cái thân xác của chính mình lúc hồi tỉnh...

Chính sự kiện này đã là nguyên nhân thúc đẩy ông viết cuốn: Giã từ vũ khí (A Farewell to Arms) rất nổi tiếng trên thế giới.

- Đề tài Out of body đã được nói nhiều trong cuốn Life after Death (Đời sống sau khi chết). Theo nhà nghiên cứu hiện tượng vừa nói là Jim Hogshire thì các nhân chứng thường là bác sĩ, y tá, bệnh nhân... không những chính bản thân của người bị nạn thấy "hồn" mình thoát khỏi cơ thể mình vào lúc họ thiếp đi vì tai nạn, mổ xẻ...

Bác sĩ Josef Issels, (bác sĩ nổi danh về khoa ung thư ở Đức) cho rằng: hiện tượng người chết "xuất hồn" là chuyện mới nghe qua có vẻ kỳ bí và phản khoa học, nhưng đó là một vấn đề trước mắt mà giới y khoa cần phải lưu tâm.

Nếu xét theo hiện tượng Vật lý thì hơi ra từ nắp ấm nước cho thấy nước đã bắt đầu sôi thì khối hơi trắng đục thoát ra khỏi cơ thể bệnh nhân là dấu hiệu của sự chết bắt đầu.

Cái khối hơi ấy là hồn, là linh hồn hay gì đó thì cũng chỉ là tiếng gọi mà thôi. Điều quan trọng là khoa học cần lưu tâm nghiên cứu xem đó là gì? Và phần thoát ra khỏi cơ thể ấy sẽ đi đâu? Nhiệm vụ nó là gì?... "

- Giáo sư C. J. Ducasse là một trong những nhà triết học và khoa học tự nhiên nổi tiếng đã tìm cách lý giải những gì mà hiện nay giới khoa học đang bàn cãi sôi nổi về sự kiện có hay không cái gọi là hồn hay linh hồn và sự rời lìa của hồn khỏi xác khi chết.

Theo giáo sư thì hiện nay, các nhà nghiên cứu và ngay cả các nhà khoa học đã dấn thân vào lãnh vực tìm hiểu sự thật của vấn đề. Họ đã thu thập vô số trường hợp có liên quan, những mô tả về điều mà họ gọi là linh hồn, về sự liên kết giữa linh hồn và thể xác qua một vật thể giống như một sợi dây.

Sự rung động đầy sức sống của sợi dây ấy và cả trường hợp sợi dây liên hợp ấy đứt rời để cái gọi là "hồn" tách lìa khỏi thể xác cũng được nhiều người mô tả, sự mô tả thường đồng nhất và nhân chứng không phải chỉ có người lớn mà còn là trẻ con, sự kiện mà chúng chưa bao giờ nghe, đã thấy hay đã đủ khả năng nghĩ tới.

- Trong cuốn Life after life (đời tiếp nối đời) của bác sĩ Raymond A. Moody cũng có nhiều đoạn mô tả những hình ảnh, ánh sáng và màu sắc lạ lùng như đầu tiên họ thấy một vùng ánh sáng hình quả cầu xuất hiện ở góc phòng, ngay dưới trần phòng.

Khối cầu sáng ấy có năng lực lạ lùng nâng nhẹ họ lên rồi sau đó họ thấy mình ở trên cao và nhìn xuống thân xác mình nằm bất động trên giường.

Họ nhìn lại cái thể mới của họ cái thể vừa thoát ra khỏi thân xác, cái thể mới này giống như sương khói, có pha chút màu sắc xanh lơ, màu cam và màu vàng. Cái thể ấy họ gọi là "cái hồn".

Hồn ấy có dạng hình bầu dục. Hồn họ chuyển theo khối cầu sáng ấy, họ như được đẩy đi hay nói khác đi là được khối cầu hút theo nó. Họ cho biết lúc bấy giờ họ nhẹ như tơ và lòng thanh thản vô biên.

Họ xuyên qua tường, xuyên qua những cây cột ở hành lang bệnh viện, xuyên qua các tầng lầu để xuống tầng dưới các cửa dù đóng hay mở họ đều đi xuyên qua, xuyên qua cả các nhân viên ở bệnh viện nữa. Điều kỳ lạ là họ không biết vận tốc của sự chuyển dịch, nhất là nhận thức về tốc độ.

Mỗi lần đền gần sát một vật cản như bức tường, cánh cửa họ đều thấy tất cả như tan biến hết và trống không vì thế mà họ xuyên qua dễ dàng. Trong thời gian di chuyển họ thường nghe bên tại như có lời khuyên bảo hay chỉ dẫn và cái âm thanh lạ lùng kia xa vắng mông lung khó diễn tả được.

- Giáo sư H. H. Price (tại Đại học Oxford) cho rằng: Linh hồn của con người là một phương tiện của ý thức hay nói rõ là hơn là một công cụ của sự hiểu biết và trong cuộc sống, từ cổ đại đến nay.

Kinh nghiệm ở mỗi con người đã có được những sự kiện để chứng minh rằng có cái gì đó ngay trong thân xác họ. Nhiều chứng nhân và nhiều sự kiện được chứng minh về sự hiện hữu của linh hồn và còn khẳng định rằng linh hồn không chỉ đơn thuần là một thể luân phiên thay đổi cho thân xác mà còn là một thể siêu việt hơn nhiều vì giữ những vai trò then chốt, quan trọng trong vấn đề suy nghĩ, cảm nhận, cũng như là cầu nối cho những cuộc sống khác ...

Tóm lại: Hiện tượng về sợi dây liên kết giữa thân xác người chết và phần giống như sương khói thoát ra từ thân xác ấy mà người ta thường gọi là hồn hay linh hồn đã là sự kiện mà các nhà khoa học và nhất là giới y học hiện nay quan tâm và ra sức nghiên cứu đời sống sau khi chết.

Kênh truyền hình CNN đã chiếu bộ phim LIFE AFTER LIFE trong đó phỏng vấn những người từng chết đi sống lại và cố tìm cách ghi lại hình ảnh những gì có được lúc con người vừa trút hơi thở cuối cùng.

Một số hình ảnh chụp được khối hơi thoát ra từ cơ thể người mới chết, nhưng những nhà nghiên cứu còn muốn thu được những hình ảnh rõ ràng về sợi dây bạc (silver core).

Theo một số lớn các nhà khoa học thì hình ảnh cho thấy khối siêu vật thể ấy khi tách khỏi cơ thể tức là sự sống không còn, giống như giòng điện đã ngưng truyền nguồn điện lực vào cái máy.

5. Chủ nghĩa duy tâm là gì?

Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tinh thần và thuộc về ý thức. Đây là một cách tiếp cận tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.

- Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng:

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể không quy định.

+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi cơ sở của hết thảy mọi sự vật tồn tại, cái bản chất sâu sắc nhất của thế giới là những nguyên lý "khách quan", tồn tại độc lập với con người, có trước tự nhiên và có trước loài người, luôn luôn vận động và biến đổi được gọi là "ý niệm tuyệt đối", "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới"...

Cách tiếp cận tới chủ nghĩa duy tâm của các triết gia phương Tây khác với cách tiếp cận của các nhà tư tưởng phương Đông. Đối với nhiều triết gia phương Tây, ý niệm có quan hệ với tri thức trực tiếp của các hình ảnh hoặc quan niệm trí óc chủ quan. Khi đó nó thường được đặt cạnh chủ nghĩa hiện thực mà chân lý được xem là tồn tại tuyệt đối trước tri thức của con người và độc lập với tri thức của con người. Các nhà duy tâm nhận thức luận có thể khẳng định rằng những thứ duy nhất mà có thể được "biết chắc" một cách trực tiếp là các ý niệm. Trong tư tưởng phương Đông, như được phản ánh trong chủ nghĩa duy tâm Ấn Độ giáo, khái niệm chủ nghĩa duy tâm sử dụng ý nghĩa ý thức, về cốt yếu là ý thức sống động của một Thượng đế có mặt ở mọi nơi, làm nền tảng cho mọi hiện tượng. Một kiểu chủ nghĩa duy tâm châu Á là chủ nghĩa duy tâm Phật giáo.