Truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều là gì

Anh/Chị phân tích các nội dung Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh; Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận và Nghệ thuật

Anh/Chị phân tích các nội dung Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chố...View more
  • UniversityTrường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

  • Coursequản trị kinh doanh [2017]

  • Uploaded byMi Nguyễn
  • Academic year

    2021/2022

Helpful?80
Share

Comments

  • Please sign in or register to post comments.

Students also viewed

  • Marketing-quốc-tế
  • Tiểu luận Kinh tế chính trị hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
  • Trac nghiem kinh te vi mo
  • Các vị trí nhân sự trong doanh nghiệp khách sạn
  • 2016 - Khoá luận - ĐH Mở Tp.HCM - Lê Đình Dạ Thi - QUY Trình ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN Trong GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
  • THỪA Thiên HUẾ - môn địa lý du lịch việt nam
  • Tiểu Luận Quản trị học - Đề bài tiểu luận môn QUản trị học tài liệu được dùng tham khảo và không được
  • Phân tích SWOT của Grab Việt Nam sau đại dịch Covid-19
  • TỔ CHỨC SẮP XẾP CHỖ LÀM VIỆC THEO 5S CÔNG TY Vinamilk
  • Bài tập củng cố KTVM - huuhuh

Preview text

I. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh:

  • Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh chính là sản phẩm của lấy thế thắng lực.

Thế:

Là địa bàn thuận lợi, ưu thế địa hình của nước ta, vận dụng ưu thế những khu vực có nhiều bãi cát, rừng rậm, hàng trăm đảo lớn, nhỏ đã tạo nên địa hình thiên hiểm có giá trị lớn về quân sự. Quân các nước khác đến xâm lược sẽ gặp các khó khăn. Nguyễn Trãi đã từng nói song núi hiểm trở khiến hai người có thể chống được trăm người. Địa hình để đánh địch, song cạn để tiêu diệt, dồn xuống đầm lầy.

Thể hiện trong thực tế là trận đánh Bạch Đằng của Ngô Quyền, sông Bạch Đằng là cửa phía Đông Bắc Tổ quốc, là một địa hình thiên hiểm, Ngô Quyền đã nghiên cứu nắm chắc tình hình mọi mặt, chủ động các trận địc cọc hiểm hóc đã đem đánh bại thủy quân của địch. Tương tự như thế Quan Trung đã tiêu diệt địch ở đầm Mực. Để chống lại 30 vạn quân xâm lược Tống [1077], nhà Lý trong khi chỉ có khoảng 10 vạn quân, Lý Thường Kiệt đã tận dụng được ưu thế địa hình và các yếu tố khác để tạo ra sức mạnh hơn địch và đánh thắng địch.

Là cách bố trí lực lượng quân đội, lực lượng vũ trang ba thứ quân và nhân dân các địa phương, cách chọn hướng tiến công và mục tiêu tiến công để tổ chức thế trận chiến dịch phù hợp đã phát huy được sức mạnh đánh địch. Nguyễn Trãi đã từng viết người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn.

Thể hiện trong thực tế là Chiến dịch Biên Giới [Thu Đông] đã cho thấy sự thành công trong cách chọn hướng tiến công trong kháng chiến chống Pháp, nổi bật nhất là cách bố trí lực lượng đánh địch tăng viện để tiêu diệt quân địch. Thời nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên - Mông, lần thứ 2 là 60 vạn, lần 3 là khoảng 50 vạn. Nhà Trần đã "lấy đoản binh để chế trường trận", hạn chế sức mạnh của giặc, để đánh thắng giặc

Lực:

Là sức mạnh tinh thần và vật chất của từng người, tưng đơn vị, từng địa phương và cả nước là lực lượng của toàn quân, toàn dân, lực lượng của cách mạng và kháng chiến không ngừng phát triển. Thực hiện các đường lối lôi cuốn được tinh thần của toàn dân yêu nước tham gia. người có tiền góp tiền, người có sức góp sức. Nhờ đó đã tạo thành sức mạnh to lớn của toàn nhân dân chống giặc.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, lực và thế luôn kết hợp chặt chẽ cùng tạo điều kiện cho nhau. Nếu chỉ có lực không thì chưa đủ, không thể đánh thắng được quân địch, mà phải

có thế để thúc đẩy, phát huy được tác dụng của lực. Từ đó cho thấy muốn đánh địch phải được thế tốt thì dù là lực lượng quân sự nhỏ hơn, vũ khí ít hơn vẫn có thể biến thành nhiều, nhỏ biến thành lớn, yếu trở thành mạnh và nhất định giành chiến thắng.

II. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận

Mặt trận chính trị là việc tuyên truyền cho tính chất chính nghĩa chiến tranh tự vệ của chúng ta và tính chất phi nghĩa của kẻ xâm lược. Đòi hỏi phải thường xuyên tuyên truyền cho tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của ta nhằm tập hợp sức mạnh toàn dân tộc. Mặt trận chính trị hoạt động tốt có vai trò góp phần tang cường, củng cố nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đủ sức lãnh đạo kháng chiến. Mặt trận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân, quy tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự

Mặt trận quân sự có tính quyết định trực tiếp đến thắng lợi của chiến tranh, là quá trình tổ chức và xây dựng quân đội, huy động lực lượng, điều động quân ra trận, là việc tổ chức và hình thành các phương thức tác chiến như: Huy động và tổ chức lực lượng thực hành các hình thức và thủ đoạn tác chiến. Là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh của địch tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.

Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của nhân dân ta, phân hoá, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến. Góp phần đánh vào ý chí xâm lược của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn của ta. Tư tưởng xuyên suốt của đấu tranh ngoại giao là giữ vững độc lập dân tộc kết hợp chặt chẽ với hoạt động quân sự nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đó là cử sứ giả đi bàn hoà, cấp lương thảo cho hàng binh về nước... nhằm ngăn chặn chiến tranh. Như thời Mạc Mậu Hợp [1562 1592] có Quang Bí là người đi sứ đợi tâu vua 18 năm Lúc ra đi tóc mây xanh mướt. Lúc trở về râu tuyết bạc phơ. Mặt khác, mặt trận ngoại giao kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo ra thế có lợi để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Điển hình: Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã mở Hội thề Đông Quan", cấp ngựa, thuyền, lương thảo cho hàng binh nhà Minh về nước trong danh dự, để muôn đời dập tắt chiến tranh

Mặt trận binh vận bên cạnh những thắng to lớn về quân sự ông cha ta còn biết phát huy cao độ nhân tố chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta; một mặt không ngừng nêu cao bản chất chính nghĩa của ta, mặt khác không ngừng vạch trần tội ác, âm mưu thâm độc của kẻ thù, cô lập phân hoá nội bộ của chúng, làm cho chúng mạnh mà hoá yếu. Kích thích tính chủ quan kiêu ngạo của tướng địch tạo điều kiện, cơ hội cho mặt trận quân sự giành thắng lợi, góp phần quan trọng hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh. Đây là một trong những diệu kế mà ông cha ta đã từng sử dụng trong kháng chiến như: cuộc chiến tranh triều Lê: Nguyễn Trãi đã đặt

Biết đánh bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay. Theo Người, đó là nghệ thuật tạo lực, lập thế, tranh thời, biết đánh địch bằng mưu, thắng địch bằng thế. tạo lực phải đi đôi với lập thế, bởi thế và lực có mối quan hệ khăng khít. Nếu chỉ có lực không thôi thì chưa đủ, mà còn phải có thế thì mới phát huy được tác dụng của lực.

=> Kể thêm vào đó là một số trận chiến tiêu biểu

-Cuộc kháng chiến chống Tống, ta có 10 vạn, địch có 30 vạn

-Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên: Ta có 20-30 vạn, địch có 50-60 vạn

-Cuộc kháng chiến chống Mãn Thanh: Ta có 10 vạn, địch có 29 vạn.

-Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, quân địch lớn hơn ta rất nhiề

Video liên quan

Chủ Đề