Từ amino axit C 3 H 7 no2 tạo ra được bao nhiêu đipeptit khác nhau

Câu hỏi:Từ glyxin [Gly] và alanin [Ala] có thể tạo ra mấy chất đipeptit?

A.1 chất.

B.2 chất.

C.3 chất.

D.4 chất.

Lời giải:

Đáp án đúng:D.4 chất.

Giải thích:

Các đipeptit là: Gly-Gly, Ala-Ala, Gly-Ala, Ala-Gly

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Peptit nhé.

I. Khái niệm peptit

1. Peptit là gì?

- Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được loại là liên kết peptit

- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit

2. Liên kết peptit là gì?

Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị alpha amino axit. Nhóm -CO-NH- giữa 2 đơn vị alpha amino axit được gọi là nhóm peptit.

Phân tử peptit hợp thành từ các gốc alpha amino axit bằng liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Amino axit đầu N còn nhóm [NH2], amino axit đầu C còn nhóm COOH.

Những phân tử peptit chứa 2, 3, 4, gốc alpha amino axit được gọi là đi-, tri-, tetrapeptit, Những phân tử peptit chứa nhiều gốc alpha amino axit [trên 10] được gọi là polipeptit.

3. Phân loại

-Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-aminoaxit.

Ví dụ: nếu có hai gốc thì gọi là đipeptit, ba gốc thì gọi là tripeptit [các gốc có thể giống hoặc khác nhau].

- Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-aminoaxit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.

* Cách biểu diễn các peptit: ghép từ tên viết tắt của các gốc α-amino axit theo trật tự của chúng. Ví dụ: hai đipeptit từ alanin và glyxin là: Ala-Gly và Gly-Ala

II. Cấu tạo, đồng phân, danh pháp của peptit

1. Cấu tạo

Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α - amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu C còn nhóm COOH.

2. Đồng phân

Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n!

3. Danh pháp

Tên của peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α-amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C [được giữ nguyên].

Ví dụ:

Glyxylalanyl valin [Gly Ala Val]

III. Tính chất vật lý

Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước

IV. Tính chất hóa học

1. Phản ứng màu biure

- Dựa vào phản ứng mẫu của biure: H2NCONHCONH2+ Cu[OH]2 phức chất màu tím đặc trưng

- Amino axit và đipeptit không cho phản ứng này. Các tripeptit trở lên tác dụng với Cu[OH]2tạo phức chất màu tím

2. Phản ứng thủy phân

- Điều kiện thủy phân: xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng

- Sản phẩm: các α-amino axit

Khi thủy phân hoàn toàn tùy theo môi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau:

- Trong môi trường trung tính:

n-peptit + [n-1]H2Oaminoaxit.

- Trong môi trường axit HCl:

n-peptit + [n-1]H2O + [n+x]HClmuối amoniclorua của aminoaxit. Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n - peptit

- Trong môi trường bazơ NaOH:

n-peptit + [n+y] NaOHmuối natri của aminoaxit + [y +1] H2O với y là số mắt xích Glutamic trong n-peptit.

Lưu ý:Trường hợp thủy phân không hoàn toàn peptit thì chúng ta thu được hỗn hợp các aminoaxit và các oligopeptit. Khi gặp bài toán dạng này chúng ta có thể sử dụng bảo toàn số mắt xích của một loại aminoaxit nào đó kết hợp với bảo toàn khối lượng.

Video liên quan

Chủ Đề