Tự cách ly tại nhà cần làm gì

Nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, quý vị nên cách ly để bảo vệ những người khác. Nếu bị phơi nhiễm, quý vị nên đi xét nghiệm và có thể cần cách ly kiểm dịch.

Trên trang này:

Cách ly kiểm dịch tức là ở nhà. Điều này không còn bắt buộc đối với hầu hết những người đã phơi nhiễm nhưng có kết quả xét nghiệm âm tính. Nhưng khuyến nghị quý vị vẫn nên thực hiện nếu sống hoặc làm việc tại cơ sở rủi ro cao.

Cách ly tức là ở nhà và tránh xa người khác trong gia đình quý vị. Điều này áp dụng cho những người bị bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính.

Đọc thêm tại Hướng Dẫn Cách Ly và Cách Ly Kiểm Dịch của Sở Y Tế Công Cộng California [California Department of Public Health, CDPH] và Cách Ly Kiểm Dịch và Cách Ly của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh [Centers for Disease Control and Prevention, CDC].

Nếu quý vị đã phơi nhiễm nhưng không có triệu chứng

Bất kể tình trạng tiêm vắc-xin, hãy:

  • Đi xét nghiệm sau 3-5 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng
  • Đeo khẩu trang khi ở gần người khác trong 10 ngày, ngay cả khi ở nhà
  • Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, hãy cách ly

Nếu quý vị đã nhiễm COVID-19 trong vòng 90 ngày qua:

  • Quý vị không cần xét nghiệm trừ khi khởi phát các triệu chứng
  • Nếu các triệu chứng khởi phát, hãy thực hiện cách ly và đi xét nghiệm

Tìm hiểu thêm tại Cần Làm Gì Nếu Quý Vị Bị Phơi Nhiễm từ CDPH.

Nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc có các triệu chứng

Bất kể tình trạng tiêm vắc-xin hoặc lịch sử lây nhiễm, hãy:

  • Cách ly ít nhất 5 ngày
    • Ngủ và ở trong phòng riêng tách biệt với những người không bị nhiễm bệnh
    • Sử dụng phòng tắm riêng nếu quý vị có thể
    • Đeo khẩu trang khi ở gần người khác, ngay cả khi ở nhà
  • Đi xét nghiệm [nên xét nghiệm kháng nguyên] vào Ngày thứ 5
  • Kết thúc cách ly vào Ngày thứ 6 nếu:
    • Quý vị có kết quả xét nghiệm âm tính VÀ
    • Quý vị không bị sốt trong 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt VÀ
    • Các triệu chứng khác của quý vị đã hết hoặc đang thuyên giảm
  • Kết thúc cách ly vào Ngày thứ 10 nếu:
    • Quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính vào Ngày thứ 5 hoặc không xét nghiệm VÀ
    • Quý vị không bị sốt trong 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt
  • Nếu quý vị vẫn bị sốt, hãy tiếp tục cách ly cho đến 24 giờ sau khi hết sốt
  • Sau khi quý vị hồi phục, hãy đeo khẩu trang khi ở gần người khác trong tròn 10 ngày kể từ khi quý vị bắt đầu có triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính

Đối với trẻ em có kết quả xét nghiệm dương tính:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi có thể kết thúc cách ly vào Ngày 6 mà không cần có kết quả xét nghiệm âm tính
  • Trẻ em từ 2 tuổi trở lên cần làm theo các bước trên đây để kết thúc cách ly

Tìm hiểu thêm tại Cần Làm Gì Nếu Quý Vị Có Kết Quả Xét Nghiệm Dương Tính từ CDPH.

Các cơ sở rủi ro cao

Cách ly kiểm dịch được khuyến cáo cho một số người lao động và cư dân bị phơi nhiễm ở các cơ sở rủi ro cao.

Các cơ sở rủi ro cao bao gồm:

  • Nơi tạm trú khẩn cấp
  • Trung tâm làm mát và sưởi ấm
  • Một số cơ sở chăm sóc sức khỏe
  • Nhà tù và nhà giam
  • Nơi tạm trú dành cho người vô gia cư
  • Chăm sóc dài hạn

Nếu quý vị đã được tiêm vắc-xin:

  • Quý vị không cần cách ly kiểm dịch hoặc nghỉ làm ở nhà trừ khi khởi phát các triệu chứng
  • Hãy xét nghiệm ngay và sau khi bị phơi nhiễm 3-5 ngày
  • Nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc khởi phát triệu chứng, hãy cách ly

Nếu quý vị đã nhiễm COVID-19 trong vòng 90 ngày qua:

  • Quý vị không cần xét nghiệm, cách ly kiểm dịch hoặc nghỉ làm ở nhà trừ khi khởi phát các triệu chứng
  • Nếu các triệu chứng khởi phát, hãy thực hiện cách ly và đi xét nghiệm

Nếu quý vị chưa được tiêm vắc-xin:

  • Cách ly kiểm dịch hoặc nghỉ làm ở nhà trong ít nhất 5 ngày
  • Đeo khẩu trang khi ở gần người khác
  • Đi xét nghiệm vào Ngày thứ 5
  • Nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc khởi phát triệu chứng, hãy cách ly
  • Nếu quý vị có kết quả xét nghiệm âm tính và không có bất kỳ triệu chứng nào, hãy kết thúc cách ly kiểm dịch vào Ngày thứ 6
  • Nếu quý vị không xét nghiệm và không có bất kỳ triệu chứng nào, hãy kết thúc cách ly kiểm dịch vào Ngày thứ 10

Các trường hợp ngoại lệ

Các quy tắc cách ly và cách ly kiểm dịch có thể hạn chế hơn tại khu vực của quý vị. Xem trang web COVID-19 tại khu vực của quý vị.

Hỗ trợ trong thời gian cách ly kiểm dịch hoặc cách ly

Nếu quý vị không thể làm việc do mắc COVID-19 hoặc ở gần người mắc, quý vị có thể nộp đơn yêu cầu hưởng Bảo Hiểm Khuyết Tật [Disability Insurance, DI]. 

Nếu quý vị không thể làm việc vì bận chăm sóc một thành viên gia đình mắc COVID-19, quý vị có thể được trợ giúp cho khoản lương bị mất. Nộp đơn yêu cầu Nghỉ Phép Có Lương Vì Lý Do Gia Đình [Paid Family Leave, PFL]. 

Trong cả hai trường hợp này, quý vị phải có giấy báo của nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Hỏi và đáp

Nếu quý vị vẫn không có triệu chứng:

  • Hãy xét nghiệm lại sau 5 ngày. Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính, quý vị có thể ở gần người khác.
  • Đeo khẩu trang khi ở gần người khác trong 10 ngày, ngay cả khi ở nhà.

CDC có các khuyến nghị cho những người có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không có các triệu chứng.

Quý vị cần tự cách ly [ở nhà và tránh xa người khác]. Tránh những người trong gia đình không có kết quả xét nghiệm dương tính: 

  • Ngủ và ở trong phòng riêng tách biệt với họ
  • Sử dụng phòng tắm riêng nếu có thể
  • Đeo khẩu trang khi ở gần người khác

Nhiều người bị lây nhiễm trong cùng một gia đình có thể sử dụng chung phòng để cách ly. Tìm hiểu thêm tại Cần Làm Gì Nếu Quý Vị Có Kết Quả Xét Nghiệm Dương Tính từ CDPH.

Các thành viên trong gia đình cần được xét nghiệm và đeo khẩu trang trong 10 ngày. Họ không cần xét nghiệm nếu đã được xác nhận nhiễm COVID-19 trong vòng 90 ngày qua.

Tìm hiểu thêm tại Cần Làm Gì Nếu Quý Vị Bị Phơi Nhiễm từ CDPH.

Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19

Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19


1. Mục đích: Ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona [Covid-19].

2. Hình thức cách ly:

Cách ly y tế theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. 

3. Đối tượng cách ly:

Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV [ho, sốt, khó thở] và có một trong những yếu tố sau đây:  a] Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;  b] Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;  c] Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; d] Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào;  đ] Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ;  e] Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc [trừ tỉnh Hồ Bắc] trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

4. Thời gian cách ly

a] Cách ly tối đa 14 ngày, số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.  b] Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly. 

5. Tổ chức thực hiện cách ly 


5.1. Cán bộ y tế a] Tổ chức điều tra, lập danh sách người cần cách ly để ghi nhận thông tin về địa chỉ gia đình, nơi lưu trú, số điện thoại cá nhân, tên và số điện thoại của người khi cần liên hệ. Cung cấp số điện thoại của cơ quan y tế cho người được cách ly và gia đình, người quản lý nơi lưu trú. b] Phối hợp với chính quyền địa phương đến nhà hoặc nơi lưu trú của người được cách ly thông báo yêu cầu, mục đích, thời gian của việc cách ly cho người được cách ly và gia đình hoặc người quản lý nơi lưu trú; vận động tạo sự đồng thuận, tình nguyện thực hiện. Trong trường hợp đối tượng cách ly không thực hiện, áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế.  c] Hướng dẫn người được cách ly cách sử dụng và tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần [sáng, chiều] một ngày và ghi chép kết quả đo, tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. d] Hướng dẫn thành viên trong gia đình người được cách ly và người quản lý nơi lưu trú cách thức khử trùng nơi ở như: lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà  phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. đ] Theo dõi tình trạng sức khỏe và ghi nhận thông tin vào mẫu theo dõi sức khỏe của người được cách ly. Báo cáo kết quả theo dõi hàng ngày cho cơ quan y tế tuyến huyện. e] Thực hiện nghiêm các qui định về phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế theo quy định của Bộ Y tế khi tiếp xúc với người được cách ly.  g] Hướng dẫn người được cách ly thu gom riêng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải để gọn vào góc phòng của người được cách ly. Trong thời gian cách ly, nếu người được cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Hết thời gian cách ly, nếu người được cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như rác thải thông thường. h] Hướng dẫn và phát tờ rơi khuyến cáo phòng bệnh cho gia đình, người quản lý nơi lưu trú có người được cách ly để thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm trong hộ gia đình, nơi lưu trú. i] Báo cáo ngay cho y tế tuyến trên và chính quyền địa phương, phối hợp chuyển người được cách ly đến bệnh viện nếu người được cách ly có biểu hiện mắc bệnh như sốt, ho, khó thở trong quá trình theo dõi.  k] Ứng xử tận tình, chia sẻ, động viên và giúp đỡ người được cách ly khi thực hiện nhiệm vụ tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng của người được cách ly trong suốt quá trình theo dõi. l] Báo cáo kết quả cuối cùng cho y tế tuyến huyện và chính quyền địa phương ngay sau khi kết thúc thời gian cách ly.

5.2. Người được cách ly

a] Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét. b] Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly. c] Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần [sáng, chiều] một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. d] Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.  đ] Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.  e] Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. g] Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú. h] Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.  i] Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú. 

5.3. Thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly

a] Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc. b] Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. c] Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly. d] Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. đ] Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu. g] Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú. 

5.4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cộng đồng nơi có người được cách ly

a] Tạo điều kiện, động viên, chia sẻ, giúp đỡ gia đình, nơi lưu trú và người được cách ly để người được cách ly yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi.     b] Chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly và tiến hành cưỡng chế cách ly y tế nếu người được cách ly không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế [Cục Y tế dự phòng] để nghiên cứu, giải quyết./.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Video liên quan

Chủ Đề