Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

1. Bản tự nhận xét đánh giá kết quả thử việc là gì?

Bản tự nhận xét, đánh giá kết quả thử việc được áp dụng khá phổ biến trong các tổ chức, công ty hiện nay. Đây là mẫu văn bản được lập ra bởi chính các nhân viên sau khi kết thúc thời gian thử việc. Tùy vào từng công ty khác nhau mà thời gian thử việc của các nhân viên sẽ khác nhau, có thể là 1 tháng, 2 tháng sau đó bạn sẽ được cân nhắc để lên nhân viên chính thức. Theo đó, thời gian để lập bản tự nhận xét, đánh giá kết quả thử việc ở từng nơi cũng không giống nhau.

Đây là văn bản mà các nhân viên sẽ lập ra để tự đánh giá, nhận xét về những ưu điểm, hạn chế của mình trong suốt quá trình thử việc tại công ty, tự nhận thấy mình làm được những gì, chưa làm được những gì, sau đó gửi lên cấp trên để họ xem xét.

Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

Bản tự nhận xét đánh giá kết quả thử việc là gì?

Thông qua bản tự đánh giá kết quả thử việc này, bản thân các bạn sẽ nhận ra mình còn điều gì làm chưa tốt, cần phải cải thiện, rút kinh nghiệm và cố gắng trong tương lai. Nhìn vào văn bản này, ban lãnh đạo, quản lý tại công ty cũng sẽ biết được bạn đánh giá về chính mình như thế nào, có đúng với thực tế không và chính họ sẽ là người đưa ra đánh giá cuối cùng, khách quan nhất để quyết định về việc có ký hợp đồng chính thức với bạn hay không? Liệu mục tiêu ngắn hạn bạn đặt ra ban đầu có còn phù hợp sau khi thử việc xong tại công ty?

Như vậy, bản tự nhận xét, đánh giá thử việc của nhân viên đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng đến công việc của bạn tại công ty và sự phát triển của bạn trong tương lai. Do đó, hãy thật lưu ý khi viết bản tự nhận xét này nhé!

2. Cách viết bản tự nhận xét kết quả thử việc chuẩn nhất

Đối với cách viết bản tự nhận xét kết quả thử việc hiện nay thì không còn quá khó khăn. Thậm chí, một số nơi còn có mẫu sẵn và các bạn chỉ cần điền thông tin nhận xét, đánh giá là được. Tuy nhiên, nói thì dễ, nhưng khi bắt tay vào làm lại không hề đơn giản. Để có thể điền thông tin vào bản tự nhận xét, đánh giá kết quả thử việc sao cho đúng chuẩn và hay không phải điều dễ dàng mà ai cũng làm được.

Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

Cách viết bản tự nhận xét kết quả thử việc chuẩn nhất

Nếu bạn còn đang băn khoăn, lo lắng về vấn đề này thì hãy tham khảo ngay cách viết bản tự nhận xét, đánh giá kết quả thử việc dưới đây của timviec365.vn nhé!

2.1. Phần thông tin chung

- Một bản tự nhận xét kết quả thử việc sẽ bao gồm có 3 phần chính. Tuy nhiên, trước khi đi vào nội dung của 3 phần này, các bạn tuyệt đối không thể quên các thông tin chung theo quy tắc của một mẫu văn bản hành chính đó là quốc hiệu, tiêu ngữ. Thông tin này sẽ được viết đầu tiên, đặt chính giữa như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  Tự do  Hạnh phúc

- Tiếp đến sẽ là tên của văn bản, các bạn cần viết in hoa, đậm và căn giữa ở ngay dưới quốc hiệu, tiêu ngữ: BẢN TỰ NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỬ VIỆC.

Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

Phần thông tin chung

- Chắc chắn trong bản tự nhận xét kết quả thử việc không thể thiếu thông tin của người nhận và ở đây, các bạn sẽ cần trình bày thật chính xác, rõ ràng cơ quan, tổ chức cùng bộ phận sẽ nhận mẫu văn bản này.

Ví dụ như bạn thử việc tại trường học thì sẽ ghi là Kính gửi: Hiệu trưởng trường hay thử việc tại công ty thì sẽ ghi là Kính gửi: Ban Giám đốc công ty

2.2. Phần thông tin cá nhân của người lập văn bản

Đối với phần thông tin cá nhân cũng rất đơn giản, các bạn chỉ cần liệt kê ra một số thông tin liên quan đến bản thân mình một cách đầy đủ, chính xác bao gồm:

Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

Phần thông tin cá nhân của người lập văn bản

- Họ và tên của bạn

- Ngày tháng năm sinh của bạn

- Quê quán ở đâu? Trú quán ở đâu?

- Nghề nghiệp hiện tại là gì?

- Đơn vị công tác, vị trí, chức vụ đảm nhận

2.3. Phần tự đánh giá về những ưu điểm của bản thân

Nội dung tiếp theo cũng là 1 trong 2 phần quan trọng nhất của bản tự nhận xét kết quả thử việc. Đây là phần mà bạn sẽ tự đánh giá về những ưu điểm, thành tích mà mình thực hiện được trong thời gian thử việc tại tổ chức, công ty. Toàn bộ những thông tin này sẽ cần đảm bảo thật khách quan, đúng sự thật và căn cứ theo quá trình làm việc. Cụ thể, bạn có thể viết câu dẫn là: Trong thời gian làm việc/giảng dạy tại công ty/trường từ ngày, tháng, năm đến nay, tôi tự nhận xét, đánh giá về ưu điểm của mình như sau:

Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

Phần tự đánh giá về những ưu điểm của bản thân

- Thứ nhất, đánh giá về tư tưởng chính trị: đối với phần này, hãy xem xét trong quá trình làm việc bạn có thực hiện tốt các đường lối, chủ trương, quy định pháp luật, nhà nước, hay không. Bạn có thể tự đánh giá về bản thân của mình như là: Bản thân luôn chấp hành tốt các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy chế chuyên môn của công ty/tổ chức. Tôi cũng có quan điểm lập trường vững vàng, yêu nghề, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thứ hai, đánh giá về phẩm chất, đạo đức, lối sống: những vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống của các cá nhân cũng là điều mà tổ chức, công ty rất quan tâm. Bản thân bạn là người luôn tuân thủ, chấp hành thật tốt những quy định này thì hãy tự nhận xét để tổ chức và công ty thấy được.

Ví dụ, các bạn có thể viết như sau: Luôn tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, không sống xa hoa, lãng phí, không mê tín dị đoan, chống các biểu hiện tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến công ty, luôn nêu cao tinh thần tự phê bình, biết tự sửa đổi và rèn luyện bản thân để xứng đáng với vị trí làm việc tại công ty. Là người có lối sống lành mạnh, giản dị, hòa đồng với mọi người, biết kính trên nhường dưới, không làm mất đoàn kết nội bộ, thường xuyên giúp đỡ các đồng nghiệp trong công ty.

- Thứ ba, đánh giá về tình hình thực hiện chuyên môn: trong phần này, các bạn hãy đưa ra nhận xét về những kết quả tốt mà mình đã đạt được sau thời gian thử việc, nhận xét mình luôn đảm bảo hoàn thành các công việc được giao. Đây cũng chính là phần mà các bạn có thể chứng minh năng lực, trình độ của bản thân mình trong công việc, là cơ sở để nắm lấy cơ hội làm việc chính thức tại công ty, tổ chức. Ví dụ bạn có thể liệt kê ra một số ưu điểm, thành tích nổi bật như là:

Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

Những ưu điểm trong quá trình thử việc

- Bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần học hỏi ở đồng nghiệp, cấp trên, từng bước cố gắng, bồi dưỡng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, thường xuyên tham gia vào các hoạt động chuyên môn tại công ty cũng như các hoạt động liên quan khác do bộ phận tổ chức như:

+ Tham gia đầy đủ các buổi họp tuần, họp giao ban

+ Tham gia các sự kiện, chương trình do công ty tổ chức

+ Đi công tác theo sự phân công của cấp trên

+ Tham gia teambuilding do bộ phận tổ chức

- Đạt được những thành tích, kết quả tốt sau thời gian thử việc tại công ty như là lọt top doanh số đứng đầu tháng, nhân viên có hoạt động sôi nổi, thường xuyên vượt chỉ tiêu công việc,

Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

Trình bày những thành tích đạt được khi thử việc

Đối với nội dung này, dù là phần ưu điểm và bạn tự đánh giá về mình, tuy nhiên cũng cần lưu ý viết thông tin có căn cứ, khách quan, không PR hay nói khống về những thông tin sai sự thật. Vì những người quản lý, ban lãnh đạo cũng đều quan sát, theo dõi và biết được bạn làm việc như thế nào, có đánh giá riêng theo cách nhìn của họ. Do đó, hãy viết sao cho phù hợp với năng lực thực sự của mình nhé. Bởi họ cũng đã có sự đánh giá bạn bằng khung năng lực riêng rồi, tốt nhất bạn đừng nói khống lên.

2.4. Phần tự đánh giá về những hạn chế của bản thân

Sau khi đã tự đánh giá những ưu điểm của bản thân, các bạn sẽ nhận xét về những hạn chế, khuyết điểm mình từng mắc phải trong quá trình thử việc. Đối với phần này, thực tế sẽ không có lợi cho các bạn nếu mắc quá nhiều khuyết điểm. Tuy nhiên, hãy thành thật nêu ra và cam kết rút kinh nghiệm để tổ chức, công ty thấy được bạn có định hướng thay đổi trong tương lai. Vì nếu bạn giấu, không nhắc đến thì trong quá trình theo dõi, phía quản lý, lãnh đạo công ty vẫn sẽ biết bạn chưa thực hiện được nhiệm vụ gì hay mắc phải sai sót gì. Bạn cũng nên viết thêm mục tiêu nghề nghiệp của bạn 3-5 năm tới và thể hiện quyết tâm cố gắng phấn đấu.

Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

Phần tự đánh giá về những hạn chế của bản thân

Ví dụ, bạn thử việc giáo viên tại trường mầm non thì có thể viết phần tự đánh giá về khuyết điểm như là: Trong quá trình thử việc, bên cạnh những mặt đã làm được, bản thân tôi còn chưa nắm bắt được hết chương trình đổi mới trong chăm sóc, giáo dục trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, do đó hiệu quả công việc đạt được chưa cao. Tôi sẽ cố gắng để khắc phục, tự học hỏi để nâng cao trình độ, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ tốt hơn. Kính mong ban lãnh đạo đóng góp ý kiến để bản thân tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Cuối cùng, bạn sẽ cần gửi đến phía công ty, tổ chức lời cảm ơn chân thành nhất kèm theo các thông tin về thời gian lập bản tự nhận xét kết quả thử việc, bỏ trống phần ý kiến của công ty/tổ chức và ký, ghi rõ họ tên của mình ở phía cuối.

Việc làm chăm sóc khách hàng

3. Một số sai lầm cần tránh khi viết bản tự nhận xét kết quả thử việc

Khi viết bản tự nhận xét, đánh giá kết quả thử việc của bản thân, để đảm bảo đúng chuẩn và ấn tượng nhất, các bạn cần lưu ý và tránh một số sai lầm đáng tiếc sau:

- Không nhận xét về bản thân quá dài dòng, chỉ nên dừng lại ở 1  2 trang giấy cho toàn bộ văn bản. Đây cũng là quy định bắt buộc đối với một số tổ chức, cơ quan. Hơn nữa, việc tự khen bản thân quá nhiều trong khi người khác cũng đã hiểu, nắm rõ về năng lực, các yếu tố liên quan đến bạn cũng không phải là điều có lợi. Do đó, hãy trình bày nội dung thật ngắn gọn, súc tích, vừa đủ ý là được.

- Văn phong trong bản tự nhận xét kết quả thử việc cần đảm bảo phù hợp, chuyên nghiệp, nghiêm túc, không dùng từ ngữ địa phương gây khó hiểu hay các từ ngữ nhạy cảm đưa vào văn bản.

Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

Một số sai lầm cần tránh khi viết bản tự nhận xét kết quả thử việc

- Tuyệt đối tránh lỗi chính tả, đây là điều tối kỵ đối với 1 văn bản hành chính nói chung và bản tự nhận xét kết quả thử việc nói riêng. Bởi nếu bạn mắc các lỗi chính tả, người đọc sẽ cảm thấy bạn thiếu cẩn thận, không chuyên nghiệp và chắc chắn sẽ không ai muốn ký hợp đồng lao động với 1 người có phong cách làm việc như vậy.

- Thông tin đưa vào bản tự nhận xét kết quả thử việc cần khách quan, đúng sự thật, không nói dối, phóng đại, PR quá lố về bản thân.

Trên đây là trọn bộ thông tin hướng dẫn cách viết bản tự nhận xét kết quả thử việc chuẩn và chuyên nghiệp. Bạn đọc quan tâm có thể tải thêm một số mẫu dưới đây để tham khảo nhé!

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

5 cách tạo ấn tượng tốt trong thời gian thử việc

Dù bạn mới đi làm hay đã có nhiều kinh nghiệm làm việc thì dường như khi phải đối mặt với kỳ thử việc vẫn luôn là một cơn ác mộng lớn. Vậy làm sao để tạo ấn tượng tốt trong thời gian thử việc này? Hãy cùng tham khảo bí quyết dưới đây nhé!

Tạo ấn tượng tốt trong thời gian thử việc

Video liên quan