Tuần 32 thai nhi đạp nhiều

Ở tuần thứ 32, bé có số cân nặng chuẩn ít sai lệch. Vì thế giai đoạn này mẹ sẽ thấy bé hay đạp nhiều, gò lên và việc đi lại, ngủ nghỉ của mẹ khó khăn hơn. Thai 32 tuần tuổi đã bước sang tháng cuối cùng của thai kỳ nên mẹ có thể trở dạ đau đẻ bất kỳ lúc nào. Thế nên mẹ bầu phải chuẩn bị sẵn đồ đi sinh và tâm lý đi đẻ ngay từ tuần 32.

Sự phát triển của thai tuần 32

Đến tuần 32, thai nhi có số cân nặng chiều dài cơ thể chuẩn là 1,7kg cân nặng và 42,4 cm. Bé có kích thước tương đương cây cải xoăn. Chỉ số này được đo từ đỉnh đầu cho tới gót chân của bé.

Nếu bé có cân nặng và kích thước nhỏ hoặc lớn hơn mức trên không đáng kể thì bé vẫn phát triển bình thường.

Tuần 32 thai có kích thước bằng cây cải xoăn (Ảnh minh họa)

1. Các chỉ số thai 32 tuần theo ngày

Mỗi tuần, các chỉ số phát triển của thai nhi sẽ tăng lên. Vì vậy mẹ cần đối chiếu kết quả siêu âm thai với bảng chỉ số thai nhi Tuổi thai theo ngày

Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) (mm) Chiều dài xương đùi (FL) (mm) Chu vi bụng (AC) (mm) Chu vi đầu (HC) (mm) Cân nặng thai nhi ước tính (EFW) (gram) 32+0 75-87; trung bình 81 56-68; trung bình 61

256-310; trung bình 283

284-318; trung bình 301

1621-2285; trung bình 1953

32+1

như trên (tuổi thai 32+0)

như trên (tuổi thai 32+0)

256-316; trung bình 286

285-319; trung bình 302

1646-2320; trung bình 1983

32+2

76-88; trung bình 82

57-69; trung bình 62

255-320; trung bình 288

286-320; trung bình 303

1670-2355; trung bình 2013

32+3

như trên (tuổi thai 32+2)

như trên (tuổi thai 32+2)

255-325; trung bình 290

287-321; trung bình 304

1695-2390; trung bình 2043

32+4

như trên (tuổi thai 32+3)

như trên (tuổi thai 32+3)

255-329; trung bình 292

287-323; trung bình 305

1720-2425; trung bình 2072

32+5

như trên (tuổi thai 32+4)

như trên (tuổi thai 32+4)

255-334; trung bình 294

288-324; trung bình 306

1745-2460; trung bình 2102

32+6

77-89; trung bình 83

58-70; trung bình 63

254-339; trung bình 297

287-325; trung bình 307

1769-2495; trung bình 2132

2. Thai 32 tuần tuổi có những thay đổi gì?

- Trọng lượng cơ thể: Từ tuần 32, bé bắt đầu tăng tốc về chỉ số cân nặng, chiều dài. Bé tăng lên 1,7kg và chiều dài đạt 42cm.

- Các bộ phận trong cơ thể dần hoàn thiện: Trừ phổi sẽ phát triển ở tuần 34, còn lại các cơ quan, bộ phận của bé đang hoàn thiện, phát triển.

- Bé có thể mở nhắm mắt: Thai 32 tuần mắt bắt đầu hoạt động, có thể mở nhắm, nheo, nhấp nháy mắt và điều tiết mắt nếu gặp tác động mạnh từ bên ngoài bụng mẹ. Nếu gặp ánh sáng mạnh chiếu vào bụng mẹ, bé có thể nhắm mắt, tự tránh ánh sáng mạnh chiếu vào.

- Lớp lông tơ rụng dần: Lớp lông tơ bao phủ toàn bộ cơ thể bé đang rụng dần, lượng chất béo tích tụ dưới da bé vẫn phát triển.

- Móng chân, móng tay của thai xuất hiện: Lúc này, bàn tay bàn chân của bé bắt đầu có móng hình thành và dài ra theo từng tuần tuổi thai.

- Tóc mọc nhiều hơn: Những sợi tóc tơ của bé sẽ mọc nhiều hơn, dày hơn so với tuần tuổi thai trước.

- Da chuyển từ màu đỏ sang hồng và mịn hơn: Lúc này da của bé sẽ có màu hồng, mịn màng, trơn láng hơn không còn nhăn nheo như trước. Đồng thời làn da thay đổi để chuẩn bị cho quá trình sắp chào đời của bé.

Thai 32 tuần tuổi phát triển nhanh (Ảnh minh họa)

- Bé ít quậy hơn: Thai nhi lớn, tử cung chật chội hơn khiến bé không có không gian thoải mái để quậy, nhào lộn thoải mái như trước. Tuy nhiên thai nhi vẫn đạp bình thường.

- Lượng nước ối giảm dần: Từ tuần 32 lượng nước ối bao quanh thai nhi sẽ giảm dần giúp bé di chuyển xuống dưới tử cung dễ hơn, không còn nằm lơ lửng trong nước ối như trước.

- Bé biết đi tiểu: Ở tuần thai này bé có thể biết đi tiểu vào nước ối của mẹ để rèn luyện, chuẩn bị chào đời.

- Bé có thể quay đầu: Tuổi thai này, thai nhi sẽ dần quay đầu xuống phía dưới tử cung để giúp quá trình sinh đẻ thuận lợi, dễ dàng nhất.

Thai 32 tuần quay đầu (Ảnh minh họa)

- Bé biết thè lưỡi: Thai 32 tuần có thể thè lưỡi vài lần trong ngày, việc này đồng nghĩa bé sẽ nếm được nước ối, đồ uống, thức ăn mẹ nạp vào cơ thể.

- Thai nhi có thân nhiệt riêng, ổn định: Lúc này, bé đã có thân nhiệt riêng và có thể ổn định, vận hành nhiệt độ cơ thể như trẻ sơ sinh.

Cơ thể mẹ thay đổi thế nào khi thai 32 tuần tuổi?

Thai tuần 32 là giai đoạn tăng tốc về chỉ số cân nặng, chiều cao và bé chuẩn bị chào đời. Mẹ sẽ có những thay đổi sau đây:

- Mẹ bầu di chuyển, đi lại khó khăn hơn: Thai nhi ngày một lớn, chiếm gần hết chỗ trong tử cung và hay có những biểu hiện như đạp nhiều, gò lên khiến mẹ khó chịu ở vùng bụng dưới, kích thước bụng bầu cũng to hơn, mẹ sẽ không thể thoải mái đi lại tự nhiên như trước.

Bụng mẹ đã to khó đi lại, lựa chọn tư thế ngủ (Ảnh minh họa)

- Mẹ không thể nhìn thấy chân mình nữa: Thai ở tuần 32 bụng bầu đã khá to, bé cũng dần quay đầu xuống tử cung vì thế mẹ sẽ thấy không thể thấy được bàn chân mình, việc di chuyển cũng khó khăn hơn.

- Núm vú to, sẫm màu hơn: Ở giai đoạn này, ngực mẹ to lên rõ rệt, núm vú to, sẫm màu và mẹ thường cảm thấy căng tức ở ngực. Đây là dấu hiệu của tuyến sữa về và tích sữa. Nhiều mẹ có thể đẻ non ở tuần 32, vì thế việc có sữa ngay sau khi cho con bú là rất cần thiết.

- Khó thở, tức ngực: Thai 32 tuần đã có kích thước cân nặng lớn và nằm đè lên dạ dày của mẹ khiến cơ hoành và phổi bị co ép nhiều, gây ra hiện tượng khó thở, tức ngực ở mẹ bầu nhưng không quá nguy hiểm.

- Dịch âm đạo tiết nhiều: Gần về những tuần cuối thai kỳ, dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn báo hiệu bé sắp chào đời đời, nhưng đây là là điều kiện tốt để vi khuẩn, nấm xâm nhập gây bệnh vì vậy mẹ phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Nếu dịch tiết ra có mùi hôi, khó chịu hay ngứa rát âm đạo mẹ nên đi khám thai vì đây có thể là biểu hiện của bệnh phụ khoa hoặc mẹ đang có nguy cơ sinh non.

- Chóng mặt, mệt mỏi: Đây là biểu hiện của tình trạng thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng ở mẹ bầu. Vì thế khi thai 32 tuần mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt và thuốc sắt.

- Đau lưng: Nếu mẹ bầu bị đau lưng nhiều, liên tục thì nên đi khám thai vì đây có thể là dấu hiệu của việc sinh non.

- Chuột rút: Ở tam nguyệt cá thứ 3, mẹ thường xuyên bị chuột rút và đây cũng là dấu hiệu của việc cơ thể mẹ chưa bổ sung đủ lượng canxi cần thiết. Mẹ nên uống sữa bầu đều đặn, ăn thực phẩm giàu canxi.

Thai 32 tuần mẹ cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết gì?

Ở tuần thứ 32, thai nhi đang trong giai đoạn tăng cân nhanh, vì thế mẹ cần phải bổ sung nhiều dưỡng chất hơn cho cơ thể, nếu không sẽ gặp các tình trạng như chuột rút, đau lưng, mệt mỏi, thiếu cân

Mẹ bầu nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết sau:

1. Sắt

Thiếu sắt, cơ thể không sản sinh đủ lượng máu cần thiết dẫn đến tình trạng mẹ bầu sinh non, trẻ nhẹ cân sau sinh. Chất sắt sản sinh máu đóng vai trò nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi tăng cân đều, đúng tiêu chuẩn cân nặng.

Khi thai 32 tuần mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như: Trứng, tim, thịt nạc, gan, rau muống Ngoài ra mẹ nên bổ sung thêm thuốc sắt theo sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ.

Mẹ nên uống thuốc sắt với nước hoa quả giàu vitamin C để cơ thể hấp thụ chất sắt tốt nhất.

Bổ sung sắt cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

2. Canxi

Canxi là dưỡng chất quan trọng giúp thai nhi hoàn thiện xương, giúp xương rắn chắc, dẻo dai và phòng ngừa các bệnh về xương khớp sau này cho con yêu.

Thai 32 tuần tuổi mẹ nên tích cực bổ sung các thực phẩm, đồ uống giàu sắt như: Hải sản, các loại sữa: Sữa bà bầu, sữa tươi, sữa chua, phô mai

3. Chất xơ

Chất xơ có tác dụng phòng và điều trị táo bón, đầy hơi cực kỳ tốt trong tam nguyệt cá thứ 3 giúp mẹ thoải mái, dễ chịu hơn.

Các thực phẩm giàu chất xơ mẹ nên bổ sung như: Khoai lang, gạo lứt, cần tây, ngô, các loại đậu, bông cải xanh

4. Chất béo

Axit béo như omega 3, omega 6 có tác dụng giúp phát triển não bộ thai nhi nhanh, và hàm lượng DHA có trong omega 3 giúp trẻ thông minh, nhanh nhẹ hơn.

Các thực phẩm giàu chất béo như: Cá hồi, cá thu, sữa bầu

5. Vitamin C

Thai 32 tuần mẹ lưu ý nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C nhiều hơn. Mỗi ngày mẹ nên bổ sung khoảng 75mg Vitamin C để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và bé yêu.

Mẹ bầu nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: Ổi, cam, kiwi, bưởi, quýt, việt quất

6. Protein

Protein giúp thai nhi tăng cân nhanh mỗi tuần, và đây là 1 trong những dưỡng chất cần thiết, cực kỳ quan trọng mẹ bầu phải bổ sung để con yêu phát triển tốt, khỏe mạnh.

Các thực phẩm giàu protein như: Cá, thịt, bơ, trứng, đậu, bơ

Khi thai 32 tuần tuổi, lượng protein mẹ cần bổ sung mỗi ngày là 75- 100g.

7. Nước

Nước có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất dễ dàng hơn và cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Mỗi ngày mẹ nên uống từ 2 - 3 lít nước và tránh uống nhiều về đêm.

Thai 32 tuần cần khám gì?

Thai tuần 32 là cột mốc thai nhi phát triển cực kỳ quan trọng, mẹ nên phải lưu ý ở tuần tuổi thai bằng cách đi khám thai. Mẹ có thể khám thai dưới sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ bằng các phương pháp sau:

Khám thông thường:

- Đo huyết áp, cân nặng;

- Đo lượng đường trong nước tiểu và lượng đạm;

- Đo nhịp tim thai nhi;

- Đo kích thích, và vị trí thai nằm bằng cách sờ nắn bên ngoài bụng bầu;

- Đo chiều cao đáy tử cung;

- Kiểm tra chân tay mẹ có bị phù nề hay không?

Siêu âm:

- Siêu âm để đo, xác định chiều dài cân nặng chuẩn nhất của thai 32 tuần.

- Kiểm tra tĩnh mạch, não thai nhi.

- Kiểm tra thai nhi có bị dị tật bẩm sinh nào không.

- Xác định lượng máu trong dây rốn.

- Kiểm tra lượng nước ối thừa hay thiếu và nước ối có đục hay không.

- Xác định ngôi thai, thai 32 tuần ngôi đầu hay vẫn chưa quay đầu.

Siêu âm phát hiện bất thường về thai nhi (Ảnh minh họa)

Xét nghiệm:

- Xét nghiệm máu.

- Xét nghiệm kiểm tra men gan, lượng đường huyết, điện giải... của mẹ.

- Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.

- Xét nghiệm nước tiểu, phân tích đánh giá sức khỏe mẹ và thai nhi qua 10 thông số của xét nghiệm nước tiểu.

Các thắc mắc của mẹ về thai 32 tuần tuổi

Khi mang thai đến tuần thứ 32, mẹ thường thấy bụng có các biểu hiện sau:

- Thai tuần 32 đạp nhiều có sao không? Thường thì thai ở tuần 32 sẽ đạp ít hơn so với tuần tuổi thai trước, do thai nhi đã lớn và diện tích tử cung không đủ, rộng để bé đạp nhiều. Nhưng khi bé đạp nhiều báo hiệu thai nhi đang rất khỏe, ổn định nên mẹ không phải lo lắng về vấn đề này.

- Thai gò nhiều là có nguy hiểm gì không? Nguyên nhân thai gò nhiều là do chịu áp lực từ tử cung, xương thai nhi phát triển, tình trạng táo bón ở mẹ Việc thai tuần 32 gò nhiều không nguy hiểm, nó chỉ là tình trạng thoáng qua và không gây đau đớn gì, nó cũng không ảnh hưởng gì đến thai nhi nên mẹ có thể yên tâm.

- Thai ngôi đầu có sao không? Ở tháng cuối thai kỳ thai sẽ bắt đầu quay đầu để chuẩn bị cho quá trình ra ngoài. Hiện tượng thai quay đầu này là bé đang phát triển bình thường theo ngôi thai thuận rất tốt cho việc sinh đẻ nên mẹ hoàn toàn yên tâm nhé.

Có nhiều bé dù ngôi thai đầu nhưng vẫn phải đẻ mổ. (ảnh minh họa)

- Thai 32 tuần dây rốn quấn quanh vòng cổ 1 vòng có nguy hiểm không? Thai nhi hấp thụ các chất dinh dưỡng, nguồn oxy qua dây rốn chứ không hít thở qua mũi và miệng nên không gây nguy hiểm gì tới bé yêu. Mẹ có thể yên tâm và bỏ qua nỗi lo này.

- Thai nặng 2kg hơn có vấn đề gì không? Theo bảng cân nặng chuẩn của thai nhi thì thai nhi lớn hơn mức cân nặng tiêu chuẩn 300g. Trong trường hợp này mẹ nên điều chỉnh lại cân nặng của mẹ và chế độ ăn uống nhưng vẫn phải đảm bảo chất dinh dưỡng. Thai vượt quá mức cân nặng tiêu chuẩn dễ bị các bệnh về tiểu đường, ung thư, viêm phổi Mẹ nên lưu ý.

Thai tuần 32 tuổi nặng bao nhiêu kg? Mẹ sẽ có những dấu hiệu gì để nhận biết con yêu đang lớn dần, phát triển tốt thì các mẹ có thể nghiên cứu, tham khảo những thông tin cơ bản trên.

Tuần 32 thai nhi đạp nhiều
Tuần 32 thai nhi đạp nhiều
Tuần 32 thai nhi đạp nhiều
Tuần 32 thai nhi đạp nhiều

Mẹ bầu và những thói quen cần tạm biệt trong 40 tuần thai Những vật dụng quen thuộc hay những món ăn khoái khẩu của mẹ bầu trong thai kỳ đều có tác động đến thiên thần nhỏ. Thế nhưng có không ít mẹ bầu vẫn Bấm xem >>                                                    Xem thêm chủ đề Thai nhi 32 tuần                 Xem thêm các chủ đề HOT khác

Chọn nơi sinh

Tin tức mẹ bầu

Kiến thức sau sinhTheo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Video liên quan