Tục ngữ so sánh không ngang bằng

KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

Bài này tiếp tục giúp các em tìm hiểu sâu hơn về biện pháp so sánh và khắc phục lỗi chính tả địa phương. Bởi vậy, ở bài này, các em cần nắm những nội dung sau: 

-Các kiểu so sánh

-Biết tác dụng chính của so sánh

-Sửa lỗi chính tả địa phương thường gặp.

1.Các kiểu so sánh

Có hai kiểu so sánh : So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng (còn gọi là so sánh hơn kém). Việc phân thành hai loại như vậy chủ yếu dựa vào sự xuất hiện của các từ ngữ so sánh được sử dụng. Nếu trong phép so sánh có chứa các từ ngữ : như, giống như, tựa như, hệt như, là, như là, thì đó là so sánh ngang bằng. Còn khi phép so sánh chứa các từ ngữ như : không bằng, không như, chẳng bằng, chẳng như, hơn, kém, thì đó là so sánh không ngang bằng. Ví dụ :

-So sánh ngang bằng :

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

Sân nhà em sáng quá,

Nhờ ánh trăng sáng ngời

Trăng tròn như cái đĩa

Lơ lửng mà không rơi.

Những hôm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi.

Em ải trăng theo bước

Như muốn cùng đi chơi.

(Tiếng Việt 1, 1995)

-So sánh không ngang bằng :

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây ?

(Ca dao)

-Dù so sánh ngang bằng hay không ngang bằng thì giữa các sự vật, hiện tượng, tính chất được đem ra đối chiếu, so sánh với nhau ở vế A và vế B thường cần có những nét giống nhau nào đấy.

Qua các ví dụ đã nêu trên, ta thấy :

+ công cha núi Thái Sơn, nghĩa mẹ nước trong nguồn chảy ra : giống nhau ở tính chất to lớn, vô hạn ;

+ trăng tròn cái đĩa; trăng khuyết con thuyền : giống nhau ở hình dáng bên ngoài;

+ đèn trăng : giống nhau về việc phát ra ánh sáng.

Phát hiện được những nét giống nhau giữa các đối tượng và đem so sánh chứng, người viết, người nói sẽ tạo ra được những liên tưởng bất ngờ và thú vị ở người đọc, người nghe.

2.Tác dụng chính của so sánh

-Trong văn miêu tả, so sánh có tác dụng giúp cho việc miêu tả sự vật sự việc trở nên sinh động và có sức gợi tả rõ rệt. Ví dụ :

Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tày hô đấm con cháu tiến về phía trước.

(Võ Quảng)

[] Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng [].

(Nguyễn Tuân)

-Trong các loại văn khác, so sánh có tác dụng thể hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc, giúp cho việc nhận thức được dễ dàng, cụ thể hơn. Ví dụ :

Trong tập Nhật kí trong tù, có những bài phác thảo sơ sài mà chân thật và đậm đà, càng nhìn càng thú vị như một bức tranh thuỷ mặc cổ điển. Có những bài cảnh lộng lẫy sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức sơn mài thâm trầm, rộn rịp.

(Theo Đặng Thai Mai)

Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của Thủ đô Hà Nội.

(Thuý Lan)

Sợi tóc là góc con người. Cầm cuộn dây thừng bện bằng tóc trong tay, ta có cảm giác như gần đồng bào miền Nam thân yêu. Tóc này khác nào thịt da, máu xương tim óc. Tóc này khác nào mẹ cha cô bác chị anh. Tóc này khác nào rừng dừa, luỹ tre, ruộng lúa, bãi biển ; khác nào những dòng sông Trà Khúc, Thu Bồn, những núi rừng Ba Tơ, An Khê, Công Tum, Đắc Lắc. Tóc này khêu gợi biết bao tình thương nỗi nhớ, đồng thời nó cũng nói lên biết bao phẫn uất hận.

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

1.Bài tập này yêu cầu các em

-Tìm phép so sánh có trong các khổ thơ.

-Xác định kiểu so sánh đã được dùng thuộc kiểu ngang bằng hay không ngang bằng.

-Chỉ ra tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép (trong 3 phép so sánh được dùng trong bài tập).

Nếu trong các khổ thơ, các em thấy có :

-sử dụng một trong số các từ so sánh : như, như là, là, bằng, khác nào,

-có hai sự vật, hiện tượng được đem ra so sánh, các em có thể kết luận khổ thơ đó đã dùng phép so sánh.

Khi đã xác định được phép so sánh, dựa vào những từ ngữ so sánh thường được dùng trong kiểu ngang bằng (như, là, tựa như) hay không ngang bằng (hơn, kém, hơn hẳn), các em có thể xác định đúng kiểu so sánh đã được sử dụng.

Việc phân tích tác dụng của so sánh, các em cần dựa vào nội dung của khổ thơ.

Phép so sánh được dùng trong các khổ thơ như sau : :

a)Khổ thơ (a)

Tâm hồn tôi một buổi trưa hè

Kiểu so sánh : ngang bằng.

Tác dụng : giúp cho cái trừu tượng (tâm hồn) được cảm nhận một cách cụ thể và rõ ràng (trưa hè).

b)Khổ thơ (b)

Con đi trăm nủi ngàn khe / Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm / Chưa bằng khó nhọc đời bầm sấu mươi.

Kiểu so sánh : không ngang bằng

Tác dụng : khẳng định công lao to lớn của người mẹ và lòng biết ơn vô hạn của anh bộ đội Cụ Hồ đối với người đã nuôi dưỡng, dạy bảo mình.

c)Khổ thơ (c).

Anh đội viên mơ màng / Như nằm trong giấc mộng

Bóng-Bác cao lồng lộng /Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Kiểu so sánh : ngang bằng (như) không ngang bằng (hơn)

Tác dụng : Vừa cụ thể hoá vừa nhấn mạnh được tình cảm yêu thương vô bờ bến của anh bộ đội đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ của dân tộc.

2.Dựa vào những đặc điểm về cấu tạo cũng như các kiểu so sánh nêu trong bài học, các em sẽ tìm những phép so sánh đã dùng trong bài Vượt thác.

-Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.

-Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.

-Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

-Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng Cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

-Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhi, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

-Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con chấu tiêh về phía trước.

3.Bài tập này có hai yêu cầu :

-Cần viết một đoạn văn (3-5 câu) tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ (dựạ theo bài Vượt thác đã học).

-Đoạn văn phải dùng cả 2 kiểu so sánh ngang bằng (như, tựa, giống như) và không ngang bằng (hơn, hơn hẳn...) đã học.

Đoạn văn tham khảo :

Dương Hương Thư bắt đầu vượt thác. Nước phóng từ trên cao xuống giữa hai vách đá dựng đứng như muốn nhấn chìm con thuyền. Dượng bình tĩnh, ghì chặt đầu sào. Chiếc sào cong lên đẩy con thuyền lao nhanh về phía trước. Trông dượng lúc này còn oai hùng hơn cả một dũng sĩ rừng xanh.