Tuổi thọ trung bình của người việt nam 2023 năm 2024

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình [Bộ Y tế], dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069.

Thành phố Hồ Chí Minh chăm lo sức khoẻ người cao tuổi. [Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN]

Chủ đề của Ngày Quốc tế người cao tuổi [1/10] năm nay là "Gia đình và xã hội hãy tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích."

Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình [Bộ Y tế] dự báo số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069.

[Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì Người Cao tuổi Việt Nam]

Hiện tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi, đáng lưu ý khi phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ cao hơn nam giới. Điều đáng nói, trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3-4 bệnh.

Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều. Mỗi người Việt Nam trung bình có 10 năm phải sống với bệnh tật, vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh...

Theo Tiến sỹ Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, vấn đề thích ứng với già hóa và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi luôn được đặt ra bởi Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số. Năm 2021, số người cao tuổi tại Việt Nam chiếm 8,3% tổng dân số [8,16 triệu người cao tuổi].

Người cao tuổi được khám sức khỏe miễn phí. [Ảnh: TTXVN/Vietnam+]

Dự báo, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già từ năm 2036, khi đó, tỷ trọng nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên đạt 14,2% tổng dân số.

Tiến sỹ Phạm Vũ Hoàng cho rằng thời gian để Việt Nam chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già rất ngắn, khoảng 25 năm. Già hóa dân số mang đến cả cơ hội và thách thức. Về cơ hội, già hóa dân số có thể thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, dinh dưỡng, du lịch, đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hoặc quản lý trong bối cảnh thiếu lực lượng lao động.

Tuy nhiên, già hóa dân số cũng đặt ra những thách thức nghiêm trọng về tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh không lây nhiễm cần điều trị suốt đời như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, sa sút trí tuệ, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ...

Các chuyên gia y tế cho hay để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích, công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi cần được tiếp tục quan tâm hơn nữa, đồng thời để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi, công tác dự phòng bệnh đóng vai trò quan trọng, trong đó việc duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ, có sổ theo dõi bệnh và tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ rất cấn thiết.

Chủ đề của Tháng hành động năm 2023 “Người cao tuổi được phát huy và chăm sóc đầy đủ” có ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh, người cao tuổi ngày càng đông và là nguồn lực cần được phát huy đầy đủ, đồng thời còn một bộ phận người cao tuổi đang đứng trước những tác động rủi ro tuổi già.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng, phát huy vai trò và chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi trong đó có chăm sóc y tế. Việt Nam có truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời là luôn kính trọng và chăm sóc người cao tuổi. Nhiều chính sách, chương trình chăm sóc sức khỏe nói riêng và chăm sóc người cao tuổi nói chung đã được Việt Nam ban hành, thực hiện.

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra mục tiêu thích ứng với già hóa dân số. Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 một lần nữa tái khẳng định mục tiêu đó để góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững./.

Theo thống kê của Cục Dân số [Bộ Y tế], đến hết năm 2023, dân số Việt Nam đạt 100,3 triệu người. Tuổi thọ trung bình là 73,7, tăng nhẹ so với 2022 [73,6 tuổi]. Trong đó, nam giới có tuổi thọ trung bình là 71,1, còn nữ giới là 76,5. Dù tuổi thọ trung bình tăng, tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt mới đạt 65 tuổi.

2. Tuổi trọ trung bình của Việt Nam xếp thứ mấy Đông Nam Á?

2 3 4 5

Chính xác

Trong các nước Đông Nam Á, tuổi thọ trung bình của Việt Nam xếp thứ 4, sau 3 quốc gia gồm: Singapore [83 tuổi], Brunei [78 tuổi] và Thái Lan [76 tuổi], đồng thời cao hơn trung bình khu vực. Tuy nhiên, số năm sống có bệnh tật ở Việt Nam cũng cao so với các nước. Hiện Lào và Myanmar là hai nước có tuổi thọ trung bình thấp nhất Đông Nam Á với 66 tuổi.

3. Thành phố trực thuộc Trung ương nào có tuổi thọ dân số cao nhất?

Hà Nội Hải Phòng TP.HCM Cần Thơ

Chính xác

Theo Niên giám thống kê 2022, tuổi thọ trung bình của người dân TP.HCM là 76,2 tuổi, cao nhất trong các thành phố trực thuộc Trung ương. Trong khi đó, các địa phương có tuổi thọ trung bình thấp nhất cả nước là Quảng Trị, Điện Biên, Kon Tum, Lai Châu, Hà Giang, với thấp hơn 70 tuổi.

4. Tỷ số giới tính bé trai/bé gái khi sinh của Việt Nam là bao nhiêu?

105/100 110/100 112/100 116/100

Chính xác

Theo thống kê năm 2023, tỷ số giới tính khi sinh của nước ta là 112 bé trai/100 bé gái. Con số này phản ánh tình trạng mất cân bằng giới tính vẫn ở mức cao, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu trong tương lai như nam giới khó kết hôn khi tới tuổi trưởng thành, gia tăng tệ nạn xã hội, đặc biệt là nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em…

5. Mức sinh của Việt Nam đang biến động như thế nào?

Tăng Giảm

Chính xác

Theo Cục Dân số, tình trạng giảm sinh là xu hướng toàn cầu nhưng Việt Nam đang có mức biến động nhanh hơn thế giới. Theo đó, tỷ lệ gia tăng dân số của nước ta giảm mạnh, từ mức rất cao 3,9% [năm 1960], xuống còn 1,14% [năm 2019] và 0,95% [năm 2021]. Theo Liên Hợp Quốc, nếu mức sinh tiếp tục giảm, dân số Việt Nam chỉ còn 72 triệu người ở năm 2100 và 3,6 triệu người năm 2500.

Chủ Đề