Tuổi thọ trung bình đàn ông việt nam

Sáng 29/8, tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thích ứng với già hóa và chăm sóc người cao tuổi giữa Nhật Bản và Việt Nam, ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số [Bộ Y tế] cho biết, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi, tuy nhiên phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới 5 năm.

Nếu tính theo mốc người từ 65 tuổi trở lên, Việt Nam hiện có 9 triệu người và sẽ tăng lên 21,7 triệu người vào năm 2050. Còn tính theo mốc 60 tuổi trở lên, nước ta có gần 11,9 triệu người [chiếm 12%], dự báo sẽ tăng lên 25% vào năm 2050.

Ông Hoàng cho biết, Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số. Đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3-4 bệnh, thường là bệnh không lây nhiễm, cơ xương khớp, sa sút trí tuệ, giảm thính lực, tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ... Dù tốc độ già hóa rất nhanh, số lượng người cao tuổi tăng từng năm, nhưng dịch vụ y tế đáp ứng điều trị và chăm sóc dài hạn của Việt Nam rất khiêm tốn. Cả nước chưa có bệnh viện chăm sóc người cao tuổi dài hạn.

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng nhanh và đạt 73,6 tuổi vào năm 2021, cao hơn so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á nhưng bình quân sống khỏe chỉ 64 tuổi.

Ngày 26-12, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế đã tổ chức kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam [26-12], tổng kết và triển khai kế hoạch dân số năm 2023.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Nguyễn Doãn Tú, các kết quả công tác dân số đạt được trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt, Việt Nam đã khống chế được tốc độ gia tăng dân số và mức sinh thay thế được duy trì trong suốt 16 năm qua. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt, khi tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,6 tuổi vào năm 2021 và cao hơn so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh.

Tuổi thọ của người dân Việt Nam tăng cao nhưng thực sự sống khỏe mạnh chỉ ở mức 64 tuổi

Tuy nhiên, công tác dân số vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức khi mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Cùng với đó, tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện.

TTO - Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo thống kê chung, hiện tuổi thọ trung bình của người Việt ở mức cao, trên 73 tuổi, nhưng số năm khỏe mạnh chỉ được 64.

Theo thông tin từ Hội nghị lão khoa quốc gia lần 2 hội - do Hội Lão khoa Việt Nam tổ chức tại Hà Nội - hiện có trên 12 triệu người Việt từ 65 tuổi trở lên, đến năm 2036 con số này ước tính là trên 14 triệu, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn dân số già.

Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá sức khỏe người cao tuổi Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuổi thọ trung bình cao [trên 73 tuổi] nhưng thời gian sống khỏe mạnh chỉ khoảng 64 năm. 96% người mang gánh nặng bệnh tật kép, chủ yếu là bệnh mạn tính không lây.

Trung bình một người từ 65 tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh, khảo sát nhóm trên 80 tuổi trung bình mỗi cụ mắc 6,9 bệnh. Hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của người già.

TS Nguyễn Trung Anh - giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương - cho hay các bệnh người cao tuổi hay gặp gồm bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp, ung thư..., ngoài ra còn các hội chứng đặc trưng ở người già như suy giảm nhận thức, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm trí nhớ...

"Chi phí y tế cho người già gấp 7-10 lần người trẻ, người cao tuổi sử dụng 50% lượng thuốc, tuy nhiên chi phí y tế sẽ không cao quá mức nếu có cách tiếp cận hợp lý" - ông Trung Anh lý giải.

Hiện nay Việt Nam đang thiếu bác sĩ chuyên lão khoa, điều dưỡng có kinh nghiệm, hệ thống viện dưỡng lão có hoặc không có chăm sóc y tế còn ít. Nguồn nhân lực chăm sóc người già chủ yếu dựa vào người nhà và ngày càng giảm.

Qua khảo sát 610 cụ từ 80 tuổi sống tại ngoại thành Hà Nội, một tỉ lệ đáng kể các cụ sống một mình, gần 28% cần trợ giúp trong sinh hoạt như ăn uống, mặc quần áo...

Tại hội thảo này, các chuyên gia cũng đề xuất để chăm sóc toàn diện cho người già và tiến tới đáp ứng nhu cầu khi tỉ lệ người cao tuổi tăng lên, các bệnh viện đều cần thành lập khoa lão để tiếp nhận điều trị cho người cao tuổi.

Trường ĐH Y thành lập khoa lão khoa, bên cạnh đó, cần thành lập thêm hệ thống viện dưỡng lão có chăm sóc y tế, trung tâm chăm sóc ban ngày cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi, chung cư cho người già...

Bên cạnh đó cần thêm nhiều dịch vụ cho người già như dọn nhà, giặt giũ, đi chợ, trợ giúp bữa ăn, dịch vụ vui chơi giải trí cho người già... Các chuyên gia đánh giá người già sẽ khỏe hơn nếu giữ được ở cộng đồng càng lâu càng tốt.

Người Việt Nam có tuổi thọ trung bình là bao nhiêu?

Hiện tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi, đáng lưu ý khi phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ cao hơn nam giới. Điều đáng nói, trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3-4 bệnh. Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều.

Tuổi thọ trung bình Việt Nam đứng thứ mấy thế giới?

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,7 tuổi, theo thống kê từ World Bank Group năm 2020. Với mức tuổi trung bình này, Việt Nam đứng thứ 92 trên 183 quốc gia trên toàn thế giới. Khi so sánh với các quốc gia phát triển khác như Nhật Bản, Anh Quốc, Đức,… thì mức tuổi thọ trung bình của chúng ta còn thua kém nhiều.

Tại sao phụ nữ sống lâu hơn đàn ông?

Nữ giới có hai nhiễm sắc thể XX, estrogen tăng cường hệ thống miễn dịch, ít hút thuốc lá, uống rượu hơn nam giới… nên sống lâu hơn cánh mày râu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới 2019, tuổi thọ trung bình của phụ nữ trên toàn cầu là 74,2, trong khi nam là 69,8. Độ tuổi sống khỏe của phụ nữ cũng cao hơn.

Tuổi thọ của phụ nữ là bao nhiêu?

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi, nhưng phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới, cụ thể là 76,1 so với 71,1. Thông tin được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thích ứng với già hóa và chăm sóc người cao tuổi giữa Nhật Bản và Việt Nam, diễn ra ngày 29/8.

Chủ Đề