Tuyên bố sứ mệnh và tuyên bố tầm nhìn nhằm trả lời hai câu hỏi nào?

Khái niệm: Sứ mệnh là bản tuyên ngôn của doanh nghiệp có giá trị lâu dài về thời gian, để phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, nhằm thể hiện niềm tin, mục đích triết lý và nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp, khẳng định lý do ra đời và tồn tại của một doanh nghiệp.

Sứ mệnh của bạn có phải là “kiếm ra được nhiều tiền” , “Làm hài lòng khách hàng” hay “Thay đổi thế giới này!”? Sứ mệnh của công ty là một lời tuyên bố về mục đích hay lý do khiến công ty đó tồn tại. Sứ mệnh sẽ hướng sự tập trung, truyền cảm hứng cho các nhân viên và là tiêu chuẩn đánh giá sự lựa chọn chiến lược. Sau đây là một vài so sánh thú vị về cách nhìn nhận chiến lược khác nhau trong một số tổ chức, công ty.

Sở cảnh sát:

“Sứ mệnh của chúng tôi là ngăn chặn tội ác”, “Sứ mệnh của chúng tôi là thực thi luật pháp”. Nếu như sứ mệnh của tổ chức này là “ngăn chặn tội ác”, chắc chắn họ sẽ triển khai và thực hiện các chương trình giáo dục. Những cố gắng của họ sẽ tập trung vào việc giúp đỡ mọi người có được sự hiểu biết và vận dụng các kỹ năng cần thiết để kiềm chế xung đột, kiểm soát stress và hiểu rõ các quy định của pháp luật. Trong khi nếu sứ mệnh của tổ chức này chỉ đơn giản là “thực thi luật pháp”, họ sẽ triển khai các hệ thống và các hành động cần thiết để bắt những ai vi phạm luật pháp.

Hãng hàng không:

“Sứ mệnh của chúng tôi là vận chuyển hành khách từ địa điểm A đến địa điểm B”. “Sứ mệnh của chúng tôi là mang đến sự thư giãn cho mọi người trên độ cao 25.000 feet”. Mỗi mục tiêu này sẽ dẫn dắt công ty đi theo những hướng rất khác nhau. Với sứ mệnh thứ nhất, nhân viên trong công ty chỉ cần quan tâm đến việc vận chuyển hành khách một cách có hiệu quả. Trong khi đó, với sứ mệnh thứ hai, Virgin Group đã tập trung vào việc tạo ra sự thư giãn thoải mái cho hành khách trên các chuyến bay: “Tất cả những gì chúng tôi làm là để tạo ra một chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ”.

Nhà sản xuất công nghiệp:

“Sứ mệnh của chúng tôi là làm ra những chiếc roi da dành cho người điều khiển xe ngựa”. “Sứ mệnh của chúng tôi là thiết kế và sản xuất ra các sản phẩm bằng da thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng”. Cái gì sẽ xảy ra nếu sứ mệnh của công ty quá hẹp? Những công ty tuyên bố sứ mệnh của họ là “làm ra những chiếc roi da” hầu như hiện nay không còn tồn tại nữa. Trái lại, nếu một công ty khẳng định sứ mệnh là “thiết kế và sản xuất những sản phẩm da” thì ngày càng mở rộng, phát triển và thích nghi mỗi khi nhu cầu của khách hàng thay đổi.

Nhiều người rất thích sứ mệnh mà Disney World đưa ra, đó là “làm cho mọi người hạnh phúc”. Nó thật rõ ràng, ngắn gọn và súc tích. Tất cả cổ đông, khách hàng, nhân viên và cộng đồng nói chung – đều biết những gì mà Disney mơ ước là mang đến hạnh phúc và niềm vui cho họ.

Để hình dung rõ ràng và thể hiện bằng lời nói sứ mệnh của công ty bạn không phải là một việc dễ dàng. Nó thường phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ, lặp đi lặp lại nhiều lần trong đầu trước khi được đưa vào thực hiện. Câu tuyên bố truyền tải sứ mệnh của bạn cần phải được xem xét một cách thường xuyên cũng như kiểm tra xem nó có thích hợp không mỗi khi xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh mới. Có một mục đích rõ ràng là viên gạch đầu tiên làm nên sự thành công trong kinh doanh.

TẦM NHÌN

Khái niệm: Tầm nhìn chiến lược là những định hướng lâu dài mà các nhà quản trị vạch ra về tương lai của doanh nghiệp dựa trên những dự báo về sự biến động của môi trường kinh doanh.
Nói đến tầm nhìn, tức là mô tả tương lai với một vài phương pháp đặc biệt nào đó khiến cho nó trở nên tốt đẹp hơn hiện thực.

Nói đến tầm nhìn, tức là mô tả tương lai với một vài phương pháp đặc biệt nào đó khiến cho nó trở nên tốt đẹp hơn hiện thực. Tầm nhìn chiến lược kinh doanh luôn là một thách thức lớn của doanh nghiệp. Nó mô tả về con người và tổ chức không giống với hiện tại, mà là viễn cảnh họ sẽ đạt được trong tương lai.

Một tầm nhìn thường được bắt đầu từ những điều mà các nhà lãnh đạo quan tâm đến nhất và cam kết sẽ đạt được điều đó. Margaret Thatcher đã từng nói rằng, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo là soi sáng con đường đi tới tương lai và sau đó tìm kiếm sự trợ giúp từ tất cả mọi người để tạo ra tương lai đó. Một tầm nhìn được xem là có tính hiệu quả khi nó bao gồm các đặc tính sau đây:

- Truyền cảm hứng: “Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành nhà cung cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp ô tô”. Liệu tầm nhìn đó có truyền cảm hứng và tạo ra động cơ khiến nhân viên làm việc 12 đến 14 tiếng trong ngày không? Ai đó nói là có thể, nhưng chắc chắn chỉ với một lời tuyên bố suông không làm được điều đó. Những tuyên bố về tầm nhìn cần phải tác động tới các nhân viên trên cả phương diện trí óc lẫn cảm xúc.

- Rõ ràng và sống động: Bạn có thể nhìn thấy nó không? Lillian bắt đầu chương trình giảm cân bằng cách đặt tấm hình của chính bản thân mình lúc có cân nặng ít hơn hiện tại 30 pound, trên chiếc tủ lạnh. Có một câu tục ngữ như thế này: “Nhìn thấy có nghĩa là tin tưởng”. Nếu như bạn có thể nhìn thấy trong đầu tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh hoặc một bức tranh sống động của nó, bạn sẽ có một cơ hội tốt hơn để đạt được nó.

- Thể hiện một tương lai tốt đẹp hơn: Những điều bạn muốn đạt được là gì? Khi có một sự thay đổi xuất hiện, tất nhiên mọi người sẽ tập trung vào những gì mà họ phải từ bỏ để phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhưng các nhà lãnh đạo phải giúp cho nhân viên nhìn thấy những gì mà họ sẽ có nếu đạt tới tầm nhìn đó. Các nhân viên sẽ luôn liên hệ tới tầm nhìn khi họ nhìn thấy những lợi ích mà họ sẽ có khi thực thi tầm nhìn chiến lược đó.

Tầm nhìn thường mô tả cái đích mà bạn muốn vươn tới. Các nhà lãnh đạo phải là những người biết rõ nhất con đường (chính là sứ mệnh) mà họ đang đi và nó được thực hiện ở đâu (chính là tầm nhìn). Khi mà cả hai, sứ mệnh và tầm nhìn đều rõ ràng, các vấn đề diễn ra hàng ngày và các cơ hội cũng sẽ được nhìn thấy một cách dễ dàng và rõ nét hơn. Nhiệm vụ thiết lập các mục tiêu và các vấn đề ưu tiên thực hiện, việc lên kế hoạch và thực thi sẽ được gắn kết với sứ mệnh của tổ chức và tương lai mà nó muốn vươn tới.

Các giá trị được đề cao trong kinh doanh

Các nhà lãnh đạo phải tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi: Các giá trị được đề cao trong kinh doanh là gì? Điều gì là quan trọng đối với tổ chức này? Chúng ta sẽ làm việc với nhau như thế nào? Những câu hỏi này rất quan trọng với mọi tổ chức, từ những tổ chức chỉ có 5 người cho đến những tổ chức có 5.000 người. Các giá trị này là những nguyên tắc mang tính hướng dẫn để chỉ ra những hành vi nào là cần thiết cho sự thành công và những hành vi nào là không thể chấp nhận được.

Harley Davidson - hãng sản xuất xe đạp và xe gắn máy nổi tiếng thế giới, đã mô tả những giá trị họ đề cao như sau:

- Nói sự thật;
- Công bằng;
- Biết giữ lời hứa;
- Tôn trọng mọi cá nhân;
- Khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo.

Nếu như làm việc tại Harley Davidson, công ty sẽ kỳ vọng vào bạn là người luôn nói sự thật và biết giữ lời hứa. Một số công ty đã đặt những giá trị họ đề cao vào một tấm card ép plastic và mỗi nhân viên đều được trao một tấm card này. Tuy nhiên, các giá trị cần phải hữu hình, có tính thực tiễn và được chuẩn hóa. Nhân viên thường quan sát những nhà lãnh đạo để nhìn xem hành động của họ có phù hợp với những giá trị họ đưa ra không. Nếu có một thiếu sót nào đó, sự tín nhiệm sẽ giảm đi, hoặc mất đi.

Hai giá trị mà General Electric đề cao, đó là:

- Có sự đam mê trở thành một người nổi trội và ghét thói quan liêu;
- Có một nguồn sinh lực lớn lao và có khả năng tiếp sinh lực cho người khác.

Tất nhiên Jack Well, tổng giám đốc điều hành của GE trong suốt 10 năm qua, đã trở thành một tấm gương cho những giá trị mà ông đưa ra. Điều đó đã làm cho nhân viên của GE thật sự tin tưởng vào ông, cũng như những sứ mệnh và tầm nhìn mà ông đã đưa ra.

Một số nhóm làm việc trong các công ty lại có những “nguyên tắc hoạt động” (các giá trị) mà qua đó xác định các thành viên trong nhóm sẽ làm việc với nhau như thế nào. Ví dụ, một nhóm làm việc đã áp dụng những nguyên tắc hoạt động như sau:

- Bắt đầu và kết thúc các cuộc họp đúng giờ;
- Lắng nghe, không được ngắt lời;
- Tham gia tích cực khi được yêu cầu;
- Có sự đồng lòng, nhất trí trong việc ra quyết định;
- Có sự chuẩn bị và liên kết hành động.

Trong một nhóm làm việc chuyên nghiệp và có chất lượng cao, tất cả các thành viên đều phải chịu trách nhiệm theo dõi lẫn nhau việc thực thi đúng các nguyên tắc mà họ đã đề ra.

Mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều thiết lập những nguyên tắc cho những tín đồ của mình. Tương tự như vậy, các nhà lãnh đạo đều phải thiết lập những giá trị, những nguyên tắc hướng dẫn và những quy định hoạt động để xác định điều gì là quan trọng nhất trong công ty, cũng như các nhân viên trong công ty sẽ làm việc với nhau như thế nào. Các nhà lãnh đạo phải là những người đầu tiên chứng minh việc thực thi các giá trị bằng chính hành động và hành vi của mình. Kim Krisco, tác giả của cuốn sách “Sự lãnh đạo theo cách của bạn”, đã nói rằng nếu các giá trị chỉ được truyền tải bằng miệng, mà không được phản ánh dưới dạng hữu hình, chỉ là những lời nói rỗng tuếch.

Sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị là ba vấn đề rất quan trọng, và là một câu hỏi rất khó khăn và nam giải đối với các nhà lãnh đạo. Không có sứ nhệnh, sẽ không có mục tiêu. Không có tầm nhìn, sẽ không đi đến đích. Không có các giá trị, sẽ không có các nguyên tắc mang tính định hướng. Khi sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị không rõ ràng, công ty sẽ rất dễ mất sự tập trung, đi chệch hướng và theo đuổi những mục tiêu sai lầm. Một nhà lãnh đạo hiệu quả phải đảm bảo chắc chắn tất cả mọi nhân viên hiểu và hỗ trợ những niềm tim chủ yếu của công ty. Và hơn hết họ là những người chứng minh sự cam kết của mình đối với những viên gạch mà họ đã xây dựng nên.

Khi cần sự lựa chọn chiến lược hoặc gặp các vấn đề khó khăn, nhà lãnh đạo phải đặt ra các câu hỏi sau: