Tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại

Quý vị phải trình bày số tiền quý vị báo cáo trên tờ khai thuế Hoa Kỳ của mình bằng đô la Mỹ. Do đó, nếu quý vị nhận được thu nhập hoặc thanh toán chi phí bằng ngoại tệ thì quý vị phải chuyển đổi ngoại tệ sang đô la Mỹ. Nhìn chung, hãy sử dụng tỷ giá hối đoái hiện hành [ví dụ như tỷ giá giao ngay] khi quý vị nhận, thanh toán hoặc tích lũy khoản tiền.

Ngoại lệ duy nhất liên quan đến một số đơn vị kinh doanh đủ điều kiện [QBU] [tiếng Anh] mà thường được phép sử dụng tiền tệ của nước ngoài. Nếu quý vị có QBU với đơn vị tiền tệ chức năng không phải là đô la Mỹ thì hãy thực hiện tất cả các quyết định về thu nhập bằng đơn vị tiền tệ chức năng của QBU và, nếu thích hợp, hãy chuyển đổi thu nhập hoặc khoản lỗ đó theo tỷ giá hối đoái thích hợp.

Người nộp thuế cũng có thể phải xác nhận lãi hoặc lỗ ngoại tệ đối với một số giao dịch ngoại tệ nhất định. Xin xem mục 988 của Bộ Luật Thuế Vụ và các quy định dưới đây.

Lưu ý: Các khoản thanh toán thuế Hoa Kỳ phải được chuyển cho Sở Thuế Vụ [IRS] Hoa Kỳ bằng đô la Mỹ.

Tỷ giá hối đoái tiền tệ

Sở Thuế Vụ không có tỷ giá hối đoái chính thức nào. Nhìn chung, cơ quan này chấp nhận bất kỳ tỷ giá hối đoái niêm yết nào mà được sử dụng nhất quán.

Khi định giá tiền tệ của một quốc gia nước ngoài mà sử dụng nhiều tỷ giá hối đoái, hãy sử dụng tỷ giá áp dụng cho các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của quý vị.

Lưu ý: Tỷ giá hối đoái được tham chiếu trên trang này không áp dụng khi thanh toán các khoản thuế của Hoa Kỳ cho IRS. Nếu IRS nhận các khoản thanh toán thuế của Hoa Kỳ bằng ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái mà IRS sử dụng để chuyển đổi ngoại tệ sang đô la Mỹ là dựa trên ngày ngoại tệ được chuyển đổi sang đô la Mỹ bởi ngân hàng xử lý khoản thanh toán, không phải ngày IRS nhận được khoản thanh toán bằng ngoại tệ.

Đối với các tỷ giá hối đoái bổ sung không được liệt kê bên dưới, hãy tham khảo các nguồn của chính phủ và bên ngoài được liệt kê trên trang Ngoại tệ và Tỷ giá Hối đoái Tiền tệ [tiếng Anh] hoặc bất kỳ tỷ giá hối đoái nào khác được niêm yết [được sử dụng nhất quán].

Để chuyển đổi từ ngoại tệ sang đô la Mỹ, hãy chia số tiền ngoại tệ cho tỷ giá hối đoái trung bình hàng năm áp dụng trong bảng bên dưới. Để chuyển đổi từ đô la Mỹ sang ngoại tệ, hãy nhân số tiền đô la Mỹ với tỷ giá hối đoái trung bình hàng năm áp dụng trong bảng bên dưới.

Quốc giaTiền tệ202120202019201820172016
Afghanistan Afghani 83.484 76.651 77.579 73.598 71.086 70.645
An-giê-ri Đồng đi-na 135.011 126.741 119.402 117.409 115.876 114.431
Argentina Peso 95.098 70.635 48.192 28.167 17.227 15.359
Úc Đô la 1.332 1.452 1.439 1.340 1.358 1.400
Bahrain Đồng đi-na 0.377 0.377 0.377 0.395 0.395 0.395
Brazil Real 5.395 5.151 3.946 3.655 3.322 3.632
Canada Đô la 1.254 1.341 1.327 1.297 1.350 1.379
Quần đảo Cayman Đô la 0.833 0.833 0.833 0.833 0.884 0.886
Trung Quốc Nhân dân tệ 6.452 6.900 6.910 6.620 7.030 6.910
Đan Mạch Krone 6.290 6.538 6.670 6.319 6.864 7.000
Ai Cập Pound 15.697 15.813 16.809 17.809 18.586 10.462
Khu vực Châu Âu Euro 0.846 0.877 0.893 0.848 0.923 0.940
Hồng Kông Đô la 7.773 7.756 7.835 7.838 8.105 8.073
Hungary Forint 303.292 307.766 290.707 270.441 285.583 293.083
Iceland Krona 126.986 135.354 122.571 116.379 111.231 126.256
Ấn Độ Rupee 73.936 74.102 70.394 68.422 67.809 69.956
Iraq Đồng đi-na 1460.133 1197.497 1191.254 1193.478 1241.677 1236.453
Israel New Shekel 3.232 3.438 3.563 3.596 3.746 3.997
Nhật Bản Yen 109.817 106.725 109.008 110.424 116.667 113.138
Lebanon Pound 1519.228 1510.677 1510.290 1511.677 1593.969 1593.639
Mexico Peso 20.284 21.466 19.246 19.227 19.679 19.435
Ma-rốc Dirham 8.995 9.495 9.614 9.389 10.230 10.279
New Zealand Đô la 1.415 1.540 1.518 1.447 1.465 1.494
Na Uy Kroner 8.598 9.413 8.802 8.143 8.606 8.745
Qatar Rial 3.644 3.641 3.641 3.642 3.850 3.791
Nga Đồng rúp 73.686 72.299 64.687 62.845 60.692 69.685
Ả Rập Saudi Riyal 3.751 3.753 3.751 3.753 3.903 3.903
Singapore Đô la 1.344 1.379 1.364 1.349 1.437 1.437
Nam Phi Rand 14.789 16.458 14.448 13.258 13.859 15.319
Hàn Quốc Won 1144.883 1179.199 1165.697 1100.587 1178.585 1211.121
Thụy Điển Krona 8.584 9.205 9.457 8.703 8.894 8.910
Thụy Sĩ Franc 0.914 0.939 0.994 0.979 1.024 1.025
Đài Loan Đô la 27.932 29.460 30.898 30.152 31.683 33.586
Thái Lan Đồng bạt 31.997 31.271 31.032 32.317 35.372 36.778
Tunisia Đồng đi-na 2.778 2.836 2.925 2.71 2.513 2.237
Thổ Nhĩ Kỳ New Lira 8.904 7.025 5.685 4.849 3.794 3.146
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Dirham 3.673 3.673 3.673 3.673 3.821 3.821
Vương quốc Anh Pound 0.727 0.779 0.784 0.750 0.808 0.770
Venezuela Bolivar [Fuerte] 2722.757 236266.507 248486.041 131352.21 10.452 9.447

Chủ đề tham khảo/liên quan

  • Ngoại tệ và tỷ giá hối đoái tiền tệ [tiếng Anh]

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý quy định về tỷ giá
  • 2. Các trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá chủ yếu
  • 3.Tỷ giá thực tế là gì ?
  • 4. Tỷ giá ghi sổ
  • 4.1 Tỷ giá ghi sổ đích danh là gì ?
  • 4.2 Tỷ giá ghi sổ bình quân
  • 5. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của Nghị định 08/2015/NĐ-CP
  • 5. Một số ví dụ:

>>Luật sư tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến,gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

1. Cơ sở pháp lý quy định về tỷ giá

- Thông tư số45/2013/TT-BTC ban hànhngày 25 tháng 4 năm 2013 hưỡng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khẩu hao tài sản cố định;

- Thông tư số 133/2016/TT-BTCban hànhngày 26 tháng 8 năm 2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Thông tư số200/2014/TT-BTCban hànhngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;

- Thông tư số53/2016/TT-BTCban hànhngày 21 tháng03 năm 2016sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;

2. Các trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá chủ yếu

>> Xem thêm: Tỷ giá hối đoái là gì ? Ảnh hưởng, chính sách điều chỉnh tỉ giá hối đoái

Đánh giá lại các khỏan mục tiền tệ có gốc ngoại tệtại thời điểm lập Báo cáo tài chính;

Các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán là tỷ giá giao dịch thực tế và tỷ giá ghi sổ kế toán;

Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;

Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

3.Tỷ giá thực tế là gì ?

Tỷ giá thực tế là tỷ giá giao dịch thực tế khi mua, bán ngoại tệ [hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi] là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.

Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi donah nghiệp thường xuyên có giao dịch để ghi sổ kế toán.

Tỷ giá xấp xỷ này phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá + hoặc - % so với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch [ ngân hàng này do doanh nghiệp lựa chọn]. Tỷ giá chuyển khoản trung bình có thể được xác định hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng thắng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khaonr hàng ngày của ngân hàng thương mại.

Doanh nghiệp được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ để ghi sổ đối với;

>> Xem thêm: Cách xác định tỷ giá hạch toán trong nghiệp vụ kế toán ?

+ Bên nợ các tài khoản tiền , bên nợ các tài khoản phải thu [ trừ trường hợp nhận ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì bên nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền nhận ứng trước] bên các nợ các tài khoản phải trả khi ứng trước tiền cho người bán.

+ Bên có các tài khoản phải trả [ trừ trường hợp ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ thì bên có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước] bên có các tài khoản phải thu khi nhận trước tiền của khách hàng.

+ Tài khoản loại vốn chủ sở hữu.

+ Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác; Riêng các trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập phát sinh có nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập hác tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước. Phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập.

+ Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh , chi phí khác. Riêng trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước [ không áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phân bổ vào chi phí].

+ Các tài khoản phản ánh tài sản; Riêng trường hợp mua tài sản có ứng trước tiền cho người bán thì giá tài sản tương ứng với số tiền ứng trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản.

Việc sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỷ nêu trên của doanh nghiệp phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yêu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.

4. Tỷ giá ghi sổ

4.1 Tỷ giá ghi sổ đích danh là gì ?

>> Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán tài khoản 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp

Tủ giá ghi sổ thực tế đích danh là tỷ giá được xác định liên quan đến giao dịch đã phát sinh tại một thời điểm cụ thể. Tỷgiá ghi sổ thực tế địch danh được áp dụng để ghi sổ kế toán cho bên nợ các tài khoản phải thu đối với khoản tiền băng ngoại tệ đã nhận ứng trước của khách hàng hoặc cho bên có các tài khoản phải trả dối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán.

4.2 Tỷ giá ghi sổ bình quân

* Tỷ giá ghi sổ bình quân là gì?

Tỷ giá ghii sổ bình quân gia quyền là tỷ giá được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị [ theo đồng tiền ghi sổ kế toán] của từng khoản mua tiền tệ có gốc ngoại tệ chia cho số lượng nguyên tệ thực có tại từng thời điểm.

*Nguyên tắc áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân

Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền để hạch toán bên có các tài khoản phải thu [ ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua] bên nợ các tài khoản phải trả 9 ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán].

+ Ngoài việc áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền, các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để ghi sổ kế tonas đối với bên có các tài khoản tiền, bên có các tài khoản phải thu, bên nợ các tài khoản phải trả. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời tại thời điểm phát sinh hoặc đình kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

+ Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá diao dịch thực tế để hạch toán bên có các tài khoản tiền, bên có các tài khoản nợ phải thu, bên nợ các tài khoản phải trả bằng ngoại tệ, tại thời điểm cuối của kỳ kế toán.

Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo.

>> Xem thêm: Cách xử lý chênh lệch tỷ giá khi mua hàng và thanh toán nợ khách hàng ?

Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại cuối kỳ theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền và toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được xử lý, chi tiết:

- Tỷ giá để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch [do doanh nghiệp tự lựa chọn] tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

- Toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ [ theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có tài khoản 413] được kết chuyển vào chi phí tài chính [ nếu lỗ] hoặc doanh thu hoạt động tài chính [nếu lãi] để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

5. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của Nghị định 08/2015/NĐ-CP

Tổng cục Hải quan phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam để cập nhật tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính tài tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm hoặc tỷ giá cuối ngày của này làm việc liền kề trước ngày thức năm trường trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ; công bố tỷ giá này trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần sau liền kề;

Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố, Tổng cục Hải quan cập nhật tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Xem thêm:Nghị định 08/2015/NĐ-CP

5. Một số ví dụ:

Ví dụ về xác định tỷ giá áp dụng đối với giao dịch nhận trước tiền của người mua:

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách hạch toán tiền chi tạm ứng khi mua vật dụng cho văn phòng

Công ty A ký hợp đồng bán hàng hóa cho công ty B với giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 10.000USD, thuế giá trị gia tăng 10%. tại ngày 01/03/2020, công ty B ứng trước cho công ty A20% giá trị hợ đồng tương ứng với số tiền là 2.200USD. Số tiền còn lại 80% là 8.800USD sẽ được công ty Bthanh toán khi nhận được hàng của công ty A ngày 20/03/2020.

Giả sử tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 01/03/2020 là 22.200VNĐ/USD và tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 20/03/2020 là 22.250 VNĐ/USD thì Công ty A sẽ sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 01/03/2020 để ghi nhận khoản nhận ứng trước và sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 20/03/2020 để ghi nhận số tiền còn phải thu của công ty B. Doanh thu bán hàng hóa tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 01/03/2020 và phần doanh thu tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 20/03/2020 là ngày giao hàng hóa.

Cụ thể việc hạch toán tại Công ty A sẽ được thực hiện như sau:

Khoản tiền nhận ứng trước của công ty B là: 2.200 x 22.200 = 48.840.000 đ.

Doanh thu bán hàng hóa cho Công ty B là 2.000 x 22.200 + 8.000 x 22.250 = 222.400.000 đ

Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước là 200 x 22.200 + 800 x 22.250 = 22.240.000 đ.

Việc hạch toán kế toán được thực hiện như sau:

Tại ngày 01/03/2020 ghi nhận khoản ứng trước của công ty B: Nợ tài khoản tiền: 48.840.000 đ.

Có tài khoản 131: 48.840.000 đ.

Tại ngày 20/03/2020 ghi nhận doanh thu bán hàng hóa cho công ty B: Nợ tài khoản 131: 244.640.000 đ.

>> Xem thêm: Tiền phạt chậm nộp thuế có được tính vào chi phí hợp lý được trừ không ? Hạch toán thế nào ?

Có tài khoản 511: 222.400.000 đ

Có tài khoản 3331: 22. 240.000 đ

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi ngay số:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế- Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề