Ứng dụng của từ trường trong y học

Từ trường trị liệu là gì?

Từ trường trị liệu đã được sử dụng nhiều và lâu dài từ xa xưa, dù phần lớn các kết quả cho thấy rằng từ trường không phù hợp là biện pháp can thiệp chính thống.

Từ trường trị liệu thường có sự nhầm lẫn  pha trộn giữa các liệu pháp khác như điện từ trường hoặc liệu pháp tần số vô tuyến radio RF (ví dụ như sóng ngắn).

Nguyên lý tác động của từ trường trị liệu

Liệu pháp từ trường trị liệu dựa trên cơ chế cung cấp năng lượng từ trường cho các mô, giống như siêu âm (năng lương cơ học) hoặc laser (năng lượng điện từ dựa trên ánh sáng). Việc áp dụng năng lượng cho các mô sẽ dẫn đến thay đổi hoặc kích thích sinh lý, từ đó có thể được sử dụng để tạo ra hiệu quả điều trị (Watson,2008,2010).

Mỗi loại năng lượng sẽ có sự hấp thụ khác nhau trong các mô, do đó kể cả khi hiệu quả của chúng có điểm chung thì hiệu quả đạt được sẽ khác nhau khi sử dụng năng lượng khác nhau. Ví dụ: liệu pháp siêu âm sẽ có hiệu quả nhất khi áp dụng đến các mô hấp thụ mạnh năng lượng cơ học ( là mô có collagen dày đặc  chẳng hạn như dây chằng, gân cơ,). Ánh sáng laser được hấp thụ tốt ở bề mặt da, tốt nhất là mô mạch máu, do đó đây là chỗ laser có tác dụng vượt trội trên lâm sàng.

Bài viết này sẽ giúp tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản, các phản ứng của mô đối với năng lượng từ trường được áp dụng và sử dụng trên lâm sàng, có bằng chứng hiệu quả về lâm sàng.

Ứng dụng của từ trường trong y học

Máy từ trường trị liệu toàn thân

MUA MÁY TỪ TRƯỜNG TRỊ LIỆU ==>> LIÊN HỆ: 0985.789.258

Các loại từ trường trị liệu và thông số điều trị từ trường trên lâm sàng.

Các thông số:

  • Phương pháp tạo ra từ trường (tuỳ theo loại thiết bị)
  • Các thông số từ trường (chẳng hạn như cường độ, tĩnh hay động, liên tục hoặc xung, năng lượng, phân phát năng lương).

Cũng như các dạng năng lượng khác (laser hoặc sóng ngắn), vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối về các thông số quan trọng khi nói đến liều lâm sàng (critical dose).

Collbert và cộng sự (2008) đưa ra một lập luận toàn diện liên quan đến sự phức tạp của liệu pháp từ trường. BẢNG 1: 10 THÔNG SỐ CÀI ĐẶT KHI SỬ DỤNG TỪ TRƯỜNG TRỊ LIỆU 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10Mô đích

Vị trí áp dụng nam châm

Khoảng cách từ bề mặt nam châm đến mô đích

Cường độ từ trường

Thành phần vật liệu của nam châm vĩnh cữu

Kích thước nam châm: kích cỡ, hình dạng, thể tích

Hình thể cực nam châm

Dụng cụ hỗ trợ nam châm

Tần số áp dụng nam châm

Thời gian áp dụng nam châm

Phần lớn sự nhầm lẫn phát sinh do mối liên hệ giữa từ trường và điện. Vào những năm 1860, Maxwell đã xác định rằng một điện trường là đi kèm với một từ trường và ngược lại, một từ trường khác sẽ được đi kèm với một điện trường. Điều quan trọng, cần phải có sự chuyển động tương đối của năng lượng điện hoặc từ tính để đạt được sự cảm ứng. Một dây dẫn điện trong từ trường tĩnh sẽ không thể hiện bất kỳ phản ứng nào. Ngược lại, một điện trường tĩnh sẽ không tạo ra sự cảm ứng từ trong vật liệu- cái này hay cái kia phải di chuyển để đạt được hiệu ứng. Chuyển động không cần phải vật chất- trong đó bật tắt dòng diện hoặc đảo ngược cực của nó sẽ tạo thành chuyển động. Bằng cách sử dụng  từ trường xung chuyển động tương đối sẽ đạt được.
Một số người cho rằng một nam châm tĩnh, được đặt gần các mô sẽ mang lại những thay đổi về điện sinh học. Từ trường có thể là tĩnh nhưng máu di chuyển qua các mô là một chất dẫn, chứa các ion, và đang chuyển động so với nam châm. Việc sử dụng nam châm tĩnh trên các điểm kích hoạt (Trigger points) giúp giảm đau đáng kể khi so sánh với ứng dụng giả dược và nam châm tĩnh, đã được chứng minh là giảm đau ở bệnh nhân bị bệnh thần kinh ngoại biên (Weintraub, 1998). Trong những trường hợp này, nam châm tĩnh sẽ di chuyển so với mô nhờ vào lưu lượng máu trong trường hợp điểm kích hoạt hoặc nhờ vào hoạt động trong trường hợp bệnh lý thần kinh ngoại biên.

Cường độ của từ trường trị liệu

Một trong những thông số được báo cáo phổ biến nhất về từ trường trị liệu là cường độ của từ trường. Đại lượng này không chỉ là đơn vị đo lường chính, nó còn là một trong những thông số quan trọng hàng đầu.

Cường độ của từ trường Trái Đất là khoảng 0,5G (hoặc 0,05mT). Máy MRI hoạt động ở mức 15.000-30.000G hoặc 1.5T  3T. Liều trị liệu thường nằm trong khoảng 0,5-50mT  Theo nghiên cứu: Các quá trình sinh lý ở động vật tạo ra từ trường nó  theo thứ tự 10-6 đến 10-12T (Clark 1994).

Một trong những vấn đề lớn nhất của việc áp dụng trên lâm sàng của liệu pháp từ trường trị liệu là sử dụng cường độ nào để đạt được hiệu quả trị liệu vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn. Do đó để đưa ra quyết định điều trị trên lâm sàng vẫn gặp phải nhiều vấn đề.

Một vấn đề quan trọng khác nữa là thời gian điều trị. Trong bài tổng quan hệ thống, thời gian điều trị thay đổi từ 3 phút cho đến áp dụng liên tục trong 6 tháng. Một số phương pháp điều trị thực hiện  một lần (one off), một số phương pháp khác sử dụng từ trường vài lần 1 tuần, liên tục trong ngày, trong tuần hoặc trong tháng. Hiện tại không có dữ liệutần suất/thời gian điều trị tối ưu, mặc dù một số thử nghiệm lâm sàng được nhắc đến trong bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin tham khảo về phác đồ liều lượng hiệu quả.

Hiệu quả sinh học và tế bào của từ trường trị liệu

Có hàng trăm nghiên cứu xác định cơ chế tác dụng của liệu pháp từ trường trên tế bào, động vật và lâm sàng. Có lẽ đánh giá toàn diện gần đây nhất là thực hiện bởi Funk và cộng sự (2009), đã nhìn vào hiệu quả từ cấp độ tế bào cho đến các ứng dụng y khoa.

Một số hiệu quả được mô tả ở cấp độ dưới mức tế bào ( như các liên kết ion và cấu trúc phân tử ở màng tế bào). Có rất nhiều đề xuất và mô hình lý thuyết để giải thích về cách từ trường tương tác với mô sinh học.

Màng tế bào là mục tiêu tác động chính của năng lượng từ trường (Adey 2004). Từ trường ảnh hưởng đến đường dẫn truyền tín hiệu, liên kết ion và vận chuyển ion. Nhất là ion Canxi. Ion Ca2+ liên kết với CaM được điều chế như là kết quả của năng lượng được ứng dụng. Myosin light chain kinase (MYLK hoặc MLCK) là một enzym liên quan mạnh mẽ đến hoạt động cơ, mặc dù vai trò của nó không giới hạn trong sinh hóa cơ. Calmodulin kích hoạt enzym này, vì vậy nếu hiệu ứng từ trưởng ảnh hưởng sự gia tăng dịch chuyển ion Ca2+, sẽ dẫn đến thay đổi hoạt động của calmodulin, do đó có thể thay đổi hoạt động của enzym, một phản ứng chuỗi tiềm năng liên kết trị liệu với hiệu quả sinh học có thể được công nhận.

Trong các tế bào không cơ, hoạt hóa MLCK của myosin loại II có liên quan đến một loạt các quá trình tế bào, bao gồm sự lan rộng tế bào, sự di trú và sự phân bào, cũng như các quá trình đặc hiệu của tế bào như sự phát triển của tế bào thần kinh và sự hình thành tiểu cầu. Shen và cộng sự cung cấp một số hiểu biết hữu ích liên quan đến vai trò của MLCK bên ngoài hiệu quả co cơ, liên quan đến bệnh lý, viêm và lưu lượng vi mạch. Chắc chắn có mối quan hệ mạnh mẽ giữa MLCK và tính thấm vi mạch.

Nhiều tài liệu tham khảo đã xem xét và mô tả cơ chế, hoặc giả thuyết về điều này bao gồm các bài báo Markov và Funk đã được xác định trước đó, cộng với Rosen,2010 và Volpe và Eremenko,2007.

Người ta cũng tranh luận rằng hiệu quả của năng lượng được áp dụng chỉ liên quan đến nhiệt sinh ra trong các mô- tức là không có thứ gọi là hiệu ứng không nhiệt. Có bằng chứng rõ ràng và rõ ràng rằng các hiệu ứng không nhiệt là thực và nhiệt không phải được tạo ra trong các mô để đạt được sự thay đổi sinh lý. Người ta ước tính rằng với một thiết bị PEMF hiện tại, năng lượng được cung cấp cho các mô theo thứ tự 10-10W/nm3.- chỉ là một công suất rất nhỏ và không đủ để tạo ra bất kỳ sự gia tăng nhiệt đáng kể nào. Dù kết quả cuối cùng là gì (không nhiệt hay vi nhiệt), không có sự gia tăng nhiệt đáng kể của mô với các liệu pháp này, ngay cả khi áp dụng trong thời gian dài.

Tác dụng lâm sàng của từ trường trị liệu

Ứng dụng điều trị của từ trường trên lâm sàng được chứng minh hiệu quả nhất liên quan đến sự lành xương, làm lành vết thương và tạo điều kiện phục hồi các chấn thương cơ xương, kiểm soát đau và giải quyết sự phù nề. Colbert và cộng sự (2009) viết một số lưu ýhữu ích về việc chạy thử nghiệm lâm sàng bằng liệu pháp từ trường. Markov (2009) cho thấy tỷ lệ thành công chung cho các vấn đề cơ xương khớp này là khoảng 80% và tài liệu xác định không có tác dụng phụ.

Sử dụng từ trường loại EMF như một phương tiện để kích thích quá trình lành xương, ban đầu người ta sử dụng điện cực đặt tại vị trí gãy xương. Gần đây, các hệ thống được đặt bên ngoài, các tín hiệu từ trường thay đổi theo thời gian (xung), được tạo ra thông qua một cuộn dây từ tính đặt quanh chi thể. Từ trường xung tạo ra một điện trường nhỏ trong các mô (mV/cm) trong phạm vi sinh lý được để kích thích sự lành xương.

Với nguyên lý dòng điện trong từ cực tạo nên trường điện từ, và trường điện từ này mang lại những thay đổi điện trường nhỏ trong các mô  tạo nên các tác dụng sinh lý và trị liệu. Thông thường, các dòng điện trường này sẽ được áp dụng ở tần số thấp dưới 100Hz.

Trường năng lượng điện từ được sử dụng ở cường độ thích hợp đã được chứng minh mang lại sự thay đổi sinh lý đáng kể ở mức tế bào và dưới mức tế bào. Có hàng trăm nghiên cứu đã xem xét và chứng minh hiệu quả ở mức độ tế bào khi sử dụng ở liều thấp. Bao gồm hiệu ứng màng (như thay đổi kênh ion Canxi) và hiệu ứng qua trung gian cytokine. Funk và cộng sự (2009) cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn cũng như các đánh giá được xác định trong danh sách tham chiếu. Funk và cộng sự xác định ít nhất có 7 tác dụng sinh lý khác nhau dựa trên hiệu ứng thay đổi màng tế bào dưới tác dụng của từ trường và điện trường.

a. Sự lành xương của từ trường trị liệu

Đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng từ trường để cải thiện sự lành xương, sau gãy xương hoặc gãy xương không di lệch.

Pickering và cộng sự (2002) đã xem xét tác dụng này và xác định sự phức tạp của liều lương, phương pháp áp dụng. Ông đã báo cáo việc ước tính liều lượng từ trường khi điều trị đang có vấn đề và không thể nhân rộng điều trị trong một số trường hợp. Tại thời điểm hiện tại, mức độ tin cậy của các bằng chứng nghiêng cứu về các ứng dụng của từ trường là khác nhau. Năng lượng từ trường được phân phối đến các mô làm cho dòng điện sinh học cục bộ được tạo ra, và đó là những thứ được tin tưởng và được chứng minh mạnh mẽ nhất ảnh hưởng tích cực đến sự phục hồi xương.

b. Viêm khớp và thoái hóa khớp.

Nhiều bệnh nhân đã mua máy từ trường trị liệu để điều trị tại nhà cho bệnh lý viêm khớp. Dựa trên phản hồi/ bình luận trên các quảng cáo ( trang web, báo chí) mà mà bệnh nhân đưa ra có nhiều điểm thú vị, một vài phản hồi trong đó có bằng chứng cụ thể.

Sutbeyaz và cộng sự (2006) đã đánh giá hiệu quả của PEMF trong điều trị đau, cải thiện vận động và chức năng đối với một nhóm bệnh nhân viêm cột sống cổ. Liệu pháp này được thực hiện thông qua một tấm thảm mà bệnh nhân sử dụng khoảng 30 phút mỗi buổi, 2 lần mỗi ngày trong 3 tuần. Nhóm điều trị cho thấy giảm đau đáng kể trong khi nhóm giảdược thì không. Tương tự, có những thay đổi đáng kể về tầm vận động và khả năng chức năng. Tấm thảm tạo ra trường EM có cường độ trung bình 40mT được phân phối ở chế độ xung ở dải tần từ 0,1 đến 64Hz.

Liệu rằng liệu pháp từ trường ngoài việc giảm đau, cải thiện các triệu chứng và chức năng thì có ảnh hưởng đến vấn đề thoái hóa khớp hay không. Mặc dù có một số khẳng định phổ biến rằng liệu pháp từ tính ngăn chặn tiến triển viêm khớp, hoặc thậm chí phục hồi tình trạng khớp trở lại bình thường, nhưng vẫn có khả năng rằng tác dụng của liệu pháp từ trường xảy ra đối với nhóm bệnh nhân này do tác dụng của giảm đau đã làm cải thiện thoái hoá khớp.

c. Cải thiện tuần hoàn tại chỗ của từ trường trị liệu

Một số bài báo nghiên cứu đã đánh giá phản ứng của hệ tuần hoàn với các loại liệu pháp PEMF khác nhau. Ohkubo và Okano (2011) đã đánh giá hiệu ứng từ trường tĩnh (1-600mT), liên kết các cơ chế NO và Ca++ cộng với các phản ứng thần kinh giao cảm. Đánh giá của họ chủ yếu liên quan đến các nghiên cứu trên động vật, mặc dù nó cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến hiệu quả trị liệu.

Đây là phần cập nhật của đánh giá trước đó (Ohkubo và cộng sự, 2007) xem xét tác động của từ trường tĩnh ở 0,3-180mT, PEMF là 0,1-30mT cộng với một số đánh giá vi sóng.

Khi trị liệu trên động vật, tác động của từ trường tĩnh đến sự cải thiện tuần hoàn cục bộ (đặc biệt ở ngựa) thường được coi là tác dụng chính của điều trị.
Steyn (2000) đã đánh giá tác động của từ trường tĩnh với lưu lượng máu ở vùng xương đốt bàn của ngựa bằng cách bọc nam châm vĩnh cửu để tạo ta từ tính liên tục trong 48 giờ. Nhưng sau đó họ không thấy có bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào giữa lưu thông máu chi thể được điều trị và chi đối chứng. Các nam châm vĩnh cửu được sử dụng trong nghiên cứu là nam châm có sẵn trên thị trường, các tác giả đã báo cáo rằng chúng có kích thước khoảng 7mm, từ trường không lớn hơn 0,5G của từ trường trái đất. Do đó, cần phải thay đổi nam châm khác để cung cấp năng lượng từ tính mạnh hơn để đạt được hiệu quả.

d. Sự lành thương của từ trường trị liệu

Aziz và cộng sự (2011) đã thực hiện một nghiên cứu tổng quan của Cochrane về từ trường điều trị loét tĩnh mạch chân (venous leg ulcers). Các đánh giá của Cochrane có một rủi ro là không bao gồm các thử nghiệm hữu ích, và thường không có sự cân nhắc về liều lượng. Các tác giả kết luận rằng không có bằng chứng mạnh mẽ về lợi ích. Ba nghiên cứu mà họ đưa vào đã cung cấp PEMF tại

  • (A) (Leran và cộng sự, 1990) 75Hz; 2.7mT, 4 giờ mỗi ngày
  • (B) (Kenkre 1996) 600Hz; 25mT, 30 phút, 5 ngày mỗi tuần, 3 tuần hoặc 600 Hz từ ngày 1-5 sau đó 800Hz từ ngày 6-30.
  • (C) (Stiller 1992) 0,06mV/cm; xung với đảo cực, chu kỳ công suất 25%; 3 giờ mỗi ngày; 12 tuần.

Dễ dàng nhận thấy rằng đây không phải là những phương pháp điều trị giống nhau. Kết quả chỉ ra ở 67% các vết loét đã điều trị lành trong 90 ngày với điều trị (A). Nghiên cứu của Kenkre (B) không cho thấy sự khác biệt giữa sự lành vết loét ở nhóm được điều trị và giả dược. Nghiên cứu của Stiller (C) cho thấy không có sự lành vết loét ở nhóm giả dược và 50% số bệnh nhân ở nhóm điều trị được chữa lành hoặc cho thấy sự cải thiện rõ rệt.

Các nghiên cứu khác cung cấp bằng chứng không rõ ràng. Isahov và cộng sự (1996) đã sử dụng liệu pháp từ tính tĩnh như một phương tiện để chữa lành vết thương ở bệnh nhân cắt cụt chi do đái tháo đường. Họ đã chứng minh không có sự khác biệt đáng kể về thời gian lành giữa các nhóm được điều trị và nhóm chứng, mặc dù sự đo lường về sự lành thương của họ có khác biệt so với bình thường, dựa trên sự đo lường so với thời gian phục hồi được ước tính. Liệu pháp từ tính được thực hiện trung bình trong khoảng 48 giờ.

Jing và công sự (2010), Milgram và cộng sự (2004), Glinka và cộng sự (2002) nằm trong nhóm các nhà nghiên cứu đã đánh giá liệu pháp dựa trên từ tính trong các mô hình chữa lành thương cho động vật, một số cung cấp kết quả tích cực và một số thì không.

Có vẻ như liệu pháp dựa trên từ tính có khả năng ảnh hưởng tích cực đến việc chữa lành vết thương, mặc dù sự khác biệt về kết quả tích cực và tiêu cực có thể khác nhau khi thay đổi liều lượng.

e. Chấn thương cơ xương, mô mềm và sự phục hồi.

Nhiều thử nghiệm đa dạng và phong phú đã được tiến hành về các vấn đề của mô mềm. Owegi và công sự (2006) đã chứng minh hiệu quả tích cực đối với các vấn đề về gân (viêm gân). Lee và cộng sự (1997) cũng đã đánh giá hiệu quả của liệu pháp dựa trên PEMF đối với viêm gân Achilies.

Cả Reeser và cộng sự (2005) và Mkesky và Hayden (2005) đều không chứng minh được tác dụng có lợi của liệu pháp từ tính đối với cơn đau DOMS- nhưng đã xem xét tất cả các bằng chứng về cơn đau DOMS, hầu như không có gì khác biệt thực sự với nó. Có rất nhiều bằng chứng liên quan đến hiệu quả của các liệu pháp dựa trên từ tính đối với tổn thương mô mềm, nhưng một thử nghiệm lâm sàng ở những bệnh nhân thực sự (a) có ý nghĩa và (b) chứng minh kết quả tích cực. Có thể, liệu pháp dựa trên từ tính có hiệu quả trong lĩnh vực lâm sàng này, nhưng bằng chứng thì vẫn chưa có.

f. Giảm đau của từ trường trị liệu

Eccless (2005) cung cấp một đánh giá quan trọng hữu ích cho việc sử dụng nam châm vĩnh cửu trong các thử nghiệm, xem xét về vấn đề giảm đau. Ông xác định 21 nghiên cứu để đưa vào tổng quan. 13 trong số 21 báo cáo có tác dụng giảm đau đáng kể. Ông đã xem xét các nghiên cứu  tốt hơn và ít tốt hơn và những nghiên cứu  tốt hơn chiếm 11/15 nghiên cứu đã chứng minh khả năng tạo ra sự giảm đau. Các loại đau được báo cáo trong các nghiên cứu tích cực có trong bài tổng quan của Eccles bao gồm viêm khớp (chủ yếu là gối), đau bụng kinh và bệnh đa dây thần kinh tiểu đường (đau chân), đau do viêm khớp dạng thấp, đau xơ cơ (fibromyalgia), đau lưng dưới mãn tính, điểm kích hoạt, đau sau phẫu thuật, đau sau bại liệt.

Về liều lượng như sau

Công suất nam châm trong các nghiên cứu tích cực dao động từ 150- gần 4000G (0,015-0,4T). Giảm đau thường được báo cáo ở mức 400G (0,04T) trở lên. Thời lượng: 45 phút là ứng dụng có lợi ngắn nhất cho đến 6 tháng. Hầu hết các nghiên cứu tích cực liên quan đến việc mang nam châm 24 giờ một ngày trong thời gian ít nhất 2-3 tuần. Các phương pháp điều trị ngắn (< 1 giờ) và điều trị không thường xuyên (chỉ một lần hoặc 2-3 lần một tuần) có vẻ ít hiệu quả hơn.Công suất tối thiểu 400G (0,04T) có vẻ cần thiết. Del Seppia và cộng sự (2007) cũng đưa ra đánh giá về đau và điện từ trường. Họ xem xét cả những thay đổi trong việc nhận cảm đau và giảm đau. Họ xem xét các hiệu quả trị liệu cùng với môi trường tiếp xúc với điện từ trường trong một đánh giá sâu sắc.

Hazelwood và Markov (2009) xem xét việc sử dụng liệu pháp dựa trên điện từ trường cho các điểm kích hoạt (Trigger points) và các tình trạng đau khác nhau. Họ xem xét các lựa chọn điều trị đau cục bộ và sử dụng liệu pháp tại điểm kích hoạt để đạt được hiệu quả xa. Họ cũng xem xét điều trị đau lưng mãn tính và tổn thương mô mềm.

g. Điểm đau chói (Trigger points)

Vallbona và cộng sự (1997) đã sử dụng một từ trường tĩnh (ở khoảng từ 300 đến 500G) trong một lần điều trị 45 phút duy nhất cho các điểm đau chói cho một nhóm người bị đau do bại liệt. Liệu pháp thực sự tạo ra sự giảm đau đáng kể ( giảm hơn 4 điểm trên thang điểm VAS). Nhóm giả dược đã chứng minh giảm trung bình chỉ hơn 1 điểm.

h. Đau sau phẫu thuật.

Heden và Pilla (2008) đã sử dụng PEMF để chứng minh giảm đau sau phẫu thuật với từ trường có tác dụng vượt qua đáng kể so với điều trị giả dược. Thiết bị của họ cung cấp sóng ngắn xung (27,12 MHz) ở tốc độ 2burst/1giây và ở mức công suất cực đại 0,05G. Thiết bị này được cung cấp năng lượng từ pin và được tích hợp vào một hệ thống. Điều trị trong 30 phút cứ sau 4h trong các ngày 1-3, 30 phút mỗi 8 giờ trong 3 ngày tiếp theo và sau đó 30 phút mỗi 12 giờ sau đó đến 8 ngày. Tương tự Rohde và cộng sự (2010) đã đánh giá một ứng dụng PEMF về đau sau phẫu thuật và các vết thương cytokines khác, bao gồm interleukin-1β, TNFα, VEGF, FGFβ2, trong một nhóm phẫu thuật ngực. Giảm đau đáng kể (57% sau 1 giờ, 300% sau 5 giờ và giảm 2,2 lần sử dụng thuốc giảm đau khi so sánh nhóm điều trị và giả dược). Không có sự thay đổi lớn trong các vết thương cytokine ngoài việc giảm interleukin-1β (27%) trong nhóm được điều trị. Thiết bị bị được sử dụng là SoftPulse.

Strauch và cộng sự (2009) xem xét việc sử dụng liệu pháp dựa trên PEMF trong các vấn đề phẫu thuật tạo hình bao gồm đau, phù nền sau phẫu thuật, lành thương và tăng cường sự phục hồi.

i. Đường hầm cổ tay và viêm lồi cầu ngoài

Weintraub và Cole (2008) báo cáo kết quả của một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên đánh giá tác động của từ trường tĩnh và động trong đường hầm cổ tay. Việc giảm đau đáng kể đã được chứng minh ở nhóm được điều trị so với nhóm giả dược. Thiết bị này nhỏ, đeo trên dây đeo cổ tay và cung cấp cả từ trường tĩnh và từ trường xung (20Hz). Từ trường tĩnh được đo ở mức 0,5G cũng như từ trường động. Việc trị liệu được thực hiện trong 2 giờ mỗi lần, 2 lần mỗi ngày trong 2 tháng. Các thử nghiệm về tính dẫn thần kinh khác nhau được bao gồm, mặc dù không có ự thay đổi đáng kể nào được xác định giữa các nhóm điều trị và nhóm giả điều trị.

Deveraux và cộng sự (1995) đã so sánh PEMF thực sự với PEMF giả dược cho bệnh nhân viêm lồi cầu ngoài, điều trị ít nhất 8 tuần. Người bệnh sử dụng thiết bị ít nhất 8 giờ mỗi ngày (qua đêm). Kết quả cho thấy sự cải thiện tốt hơn ở nhóm điều trị so với nhóm giả dược, mặc dù nhìn chung là không đạt được ý nghĩa thống kê.

j. Đau lưng

Lee và cộng sự (2006) đã thực hiện một nghiên cứu dựa trên giả dược, thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên với bệnh nhân đau lưng dưới. Trị liệu được thực hiện 3 lần mỗi tuần trong 3 tuần. Nhóm điều trị đã chứng minh giảm đau đáng kể so với nhóm giả dược và cải thiện chức năng cũng có ý nghĩa đối với nhóm điều trị. Thiết bị ở phòng khám (không có thiết bị nhỏ cầm tay). Nó cung cấp các xung ở tần số 5 và 10 Hz trong 15 phút giữa 1,3-2,1- rõ ràng một từ trường mạnh hơn nhiều so với các thiết bị cầm tay nhỏ.

Lo và cộng sự (2011) báo cáo kết quả của một nghiên cứu lâm sàng thí điểm sử dụng liệu pháp từ tính cho bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống lưng. Điều trị được so sánh với một can thiệp giả dược. Việc điều trị chỉ được thực hiện 1 lần. Máy Medtronic R30 cung cấp 2T mỗi xung với 200 chuỗi của 5 xung được phân phối ở tần số 10Hz. Giảm đau ở nhóm điều trị là hơn 60% so với 6% ở nhóm dùng giả dược.

TÓM TẮT ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA TỪ TRƯỜNG TRỊ LIỆU

Có một loạt các tài liệu nghiên cứu về các ứng dụng lâm sàng,tiềm năng và lợi ích của liệu pháp. Tác dụng của liệu pháp có liên quan mạnh mẽ đến phục hồi sau tổn thương xương/ gãy xương, điều trị đau, làm lành thương. Liệu pháp này còn có tác dụng có ích cho các tác động mạch máu và vi tuần hoàn cục bộ và cho các vấn đề về mô mềm nhưng bằng chứng công bố hỗ trợ vẫn chưa có.

MÁY TỪ TRƯỜNG TRỊ LIỆU

  • 2 kênh trị liệu độc lập
  • Màn hình cảm ứng màu 4.3
  • Phác đồ cài đặt sẵn và từ điển bách khoa trị liệu
  • Từ cực mạnh với công nghệ Từ Trường Tập Trung FMF
  • Từ trường xung (PMF)  sóng chữ nhật, hàm mũ, sin và tam giác
  • Nhiều loại từ cực để lựa chọn
Ứng dụng của từ trường trong y học

Tham khảo sản phẩm tại: https://dieutrivatlytrilieu.com/may-tu-truong-tri-lieu-4920

TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA TỪ TRƯỜNG TRỊ LIỆU

Al Mandil, M. and T. Watson (2006). An Evaluative Audit of Patient Records in Electrotherapy with Specific Reference to Pulsed Short Wave Therapy (PSWT). International Journal of Therapy and Rehabilitation13(9): 414-419.

Aziz, Z.et al (2011). Electromagnetic therapy for treating venous leg ulcers. Cochrane Database Syst Rev(3): CD002933.

Bassett, C. A. (1987). Low energy pulsing electromagnetic fields modify biomedical processes. Bioessays 6(1): 36-42.

Clarke, J. (1994). SQUIDs. Scientific American 271(2): 46-53.

Colbert et al (2008). Static magnetic field therapy: dosimetry considerations. J Altern Complement Med 14(5): 577-582.

Colbert et al (2009b). Static magnetic field therapy: methodological challenges to conducting clinical trials. The Environmentalist 29(2): 177-185.

Del Seppia et al (2007). Pain perception and electromagnetic fields. Neurosci Biobehav Rev 31(4): 619-642.

Devereaux et al (1985). Chronic lateral humeral epicondylitisa double-blind controlled assessment of pulsed electromagnetic field therapy. Clin Exp Rheumatol 3(4): 333-336.

Eccles, N. (2006). Static magnets prevent leg ulcer recurrence: savings for the NHS? Br J Community Nurs 11(3): S26, S28-30.

Funk et al (2009). Electromagnetic effects  From cell biology to medicine. Prog Histochem Cytochem 43(4): 177-264.

Glinka et al (2002). The influence of magnetic fields on the primary healing of incisional wounds in rats. Electromagnetic Biology and Medicine 21(2): 169-184.

Giordano et al (2009). Magnetotherapya brief excursion through the centuries. The Environmentalist 29(2): 157-160.

Hannemann et al (2011). Pulsed Electromagnetic Fields in the treatment of fresh scaphoid fractures. A multicenter, prospective, double blind, placebo controlled, randomized trial. BMC Musculoskelet Disord 12: 90.

Hazlewood, C. and M. Markov (2009). Trigger points and systemic effect for EMF therapy. The Environmentalist 29(2): 232-239.

Heden, P. and A. A. Pilla (2008). Effects of pulsed electromagnetic fields on postoperative pain: a double-blind randomized pilot study in breast augmentation patients. Aesthetic Plast Surg 32(4): 660-666.

Isahov et al (1996). Electromagnetic stimulation of stump wounds in diabetic amputees. J-Rehabil-Sci. 9(2): 46-48.

Jing et al (2010). Effects of 180 mT static magnetic fields on diabetic wound healing in rats. Bioelectromagnetics 31(8): 640-648.

Lee et al. (1997). Pulsed magnetic and electromagnetic fields in experimental achilles tendonitis in the rat: a prospective randomized study. Arch Phys Med Rehabil 78: 399-404.

Lee et al (2006). Efficacy of pulsed electromagnetic therapy for chronic lower back pain: a randomized, double-blind, placebo-controlled study. J Int Med Res 34(2): 160-167.

Markov, M. (2007). Pulsed electromagnetic field therapy history, state of the art and future. The Environmentalist 27(4): 465-475.

Markov, M. (2009). What need to be known about the therapy with static magnetic fields. The Environmentalist 29(2): 169-176.

Markov, M. (2011). How living systems recognize applied electromagnetic fields. The Environmentalist 31(2): 89-96.

Mikesky, A. E. and M. W. Hayden (2005). Effect of static magnetic therapy on recovery from delayed onset muscle soreness. Phys-Ther-Sport. 2005 Nov; 6(4): 188-94.

Milgram et al (2004). The effect of short, high intensity magnetic field pulses on the healing of skin wounds in rats. Bioelectromagnetics 25(4): 271-277.

Ohkubo et al (2007). EMF effects on microcirculatory system. The Environmentalist 27(4): 395-402.

Ohkubo, C. and H. Okano (2011). Clinical aspects of static magnetic field effects on circulatory system. The Environmentalist 31(2): 97-106.

Owegi, R. and M. T. Johnson (2006). Localized pulsed magnetic fields for tendonitis therapy. Biomed Sci Instrum 42: 428-433.

Pickering, S. and B. Scammell (2002). Electromagnetic fields for bone healing. International Journal of Lower Extremity Wounds 1(3): 152-160.

Reeser et al (2005). Static magnetic fields neither prevent nor diminish symptoms and signs of delayed onset muscle soreness. Arch Phys Med Rehabil 86(3): 565-570.

Rohde et al (2010). Effects of pulsed electromagnetic fields on interleukin-1 beta and postoperative pain: a double-blind, placebo-controlled, pilot study in breast reduction patients. Plast Reconstr Surg 125(6): 1620-1629.

Rosen, A. D. (2010). Studies on the effect of static magnetic fields on biological systems. PIERS Online 6(2): 133-136.

Shen et al (2010). Myosin light chain kinase in microvascular endothelial barrier function. Cardiovascular Research 87(2): 272-280.

Strauch et al (2009). Evidence-based use of pulsed electromagnetic field therapy in clinical plastic surgery. Aesthet Surg J 29(2): 135-143.

Sutbeyaz et al (2006). The effect of pulsed electromagnetic fields in the treatment of cervical osteoarthritis: a randomized, double-blind, sham-controlled trial. Rheumatol Int 26(4): 320-324.

Trock, D. H. (2000). Electromagnetic fields and magnets. Investigational treatment for musculoskeletal disorders. Rheum Dis Clin North Am 26(1): 51-62, viii.

Vallbona et al (1997). Response of pain to static magnetic fields in postpolio patients: a double-blind pilot study. Arch Phys Med Rehabil 78: 1200-1203.

Volpe, P. and T. Eremenko (2007). Mechanisms of the target response to magnetic fields and their correlation with the biological complexity. The Environmentalist 27(4): 387-393.

Weintraub, M. I. (1999).  Magnetic bio-stimulation in painful diabetic peripheral neuropathy: a novel intervention  a randomized double-placebo crossover study. Am J Pain Manag 9: 8-17.

Watson, T., Ed. (2008). Electrotherapy : Evidence Based Practice. Edinburgh, Churchill Livingstone  Elsevier.

Watson, T. (2010). Narrative Review : Key concepts with electrophysical agents. Physical Therapy Reviews 15(4): 351-359.

MUA MÁY TỪ TRƯỜNG TRỊ LIỆU ==>> LIÊN HỆ: 0985.789.258

ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU  PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Địa chỉ: 423 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3, Tp. HCM

Hotline: 0985.789.258

Website:https://dieutrivatlytrilieu.com

Facebook: https://www.facebook.com/thuanbtl

Chuyên trang thông tin  kiến thức về điều trị Vật lý trị liệu  Phục hồi chức năng

Video liên quan