Uống canxi lúc nào tốt cho bà bầu năm 2024

Canxi là một vi khoáng chiếm trọng lượng lớn nhất trong cơ thể. Nhu cầu bổ sung canxi hằng ngày của cơ thể khá lớn bởi chúng đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt là mẹ bầu.

- Canxi xây dựng hệ khung xương cho con: Khi thai nhi được hình thành, canxi sẽ được vận chuyển cho con để xây dựng một hệ xương vững chắc. Mật độ canxi trong xương quyết định quan trọng tới quá trình phát triển của trẻ, kể cả khi bé lớn lên.

- Canxi ngừa loãng xương cho mẹ: Quá trình vận chuyển canxi từ mẹ sang thai nhi khiến lượng canxi trong xương mẹ bị hao hụt lượng khá lớn. Bổ sung đầy đủ canxi hằng ngày sẽ làm tăng mật độ canxi trong xương và ngăn ngừa loãng xương cho mẹ.

- Canxi còn tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể như quá trình co cơ, điều hòa hoạt động cơ tim, quá trình đông máu, hoạt động thần kinh,...

Hàm lượng canxi cho bà bầu mỗi ngày

Khi thai càng lớn, nhu cầu sử dụng canxi để hoàn thiện hệ xương và các cơ quan càng cao. Do đó, nhu cầu bổ sung canxi của mẹ bầu trong suốt thai kỳ tăng theo các giai đoạn:

- Tam cá nguyệt thứ nhất: 800 - 1000mg/ ngày.

- Tam cá nguyệt thứ hai: 1000 - 1200mg/ ngày.

- Tam cá nguyệt thứ bà: 1200 - 1500mg/ ngày.

Ngay cả sau sinh, canxi cũng được tiết ra sữa mẹ để cho con bú nên nhu cầu bổ sung canxi cần được duy trì ở mức 1500mg/ngày để đảm bảo cả mẹ và em bé nhận được lượng canxi đầy đủ nhất.

Hướng dẫn bổ sung canxi đúng chuẩn cho mẹ

Bổ sung canxi cho mẹ bầu quan trọng là thế nhưng việc bổ sung canxi đúng chuẩn không phải mẹ nào cũng nắm rõ. Canxi lại là một vi chất khó hấp thu nên bổ sung không đúng cách mẹ bầu dễ gặp tình trạng nóng trong, táo bón, tệ hơn là tiềm ẩn nguy cơ thiếu canxi dù đã uống hằng ngày.

Bổ sung đúng liều lượng

Canxi cần thiết với cơ thể nhưng không phải cứ bổ sung nhiều là tốt. Mẹ chỉ nên uống đúng hàm lượng canxi cho bà bầu theo đúng khuyến cáo của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Hơn nữa, một số nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng hấp thu canxi sẽ được tối ưu khi bổ sung với liều không quá 500mg canxi mỗi lần.

Bổ sung canxi cùng vitamin D3 và K2

Vitamin D3 và K2 đóng vai trò "trợ lực" không thể thiếu trong quá trình hấp thu canxi. Vitamin D3 vận chuyển canxi từ ruột vào trong máu. Sau đó vitamin K2 sẽ tiếp tục điều hòa nồng độ canxi trong máu và vận chuyển canxi từ máu vào xương. Quá trình vận chuyển canxi vào cơ thể sẽ được tối ưu khi có hai người bạn trợ lực này.

Bổ sung đúng thời điểm

Theo các chuyên gia, thời điểm uống canxi tốt nhất là vào 7-8 giờ sáng. Tại thời điểm này, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất để chuyển hóa tiền vitamin D trong cơ thể thành dạng hoạt động và tham gia vào quá trình gắn canxi vào xương. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể uống canxi vào các thời điểm khác và cần lưu ý không nên uống vào buổi chiều tối. Vào buổi chiều tối, cơ thể sẽ chuẩn bị cho trạng thái nghỉ ngơi nên quá trình chuyển hóa và hấp thu canxi sẽ không được trọn vẹn. Bên cạnh đó, điều này sẽ khiến cho hệ tiêu hóa khó chịu vì canxi bị lắng đọng và gây khó ngủ.

Không uống canxi cùng sắt

Sắt và canxi là những người bạn đồng hành không thể thiếu trong suốt thai kỳ của mẹ bầu. Tuy nhiên, "đôi bạn này" lại cạnh tranh hấp thu khi bổ sung đồng thời. Do đó, mẹ nên bổ sung sắt và canxi cách nhau tối thiểu 2 giờ để cơ thể hấp thu dưỡng chất một cách trọn vẹn nhất.

Kết hợp các thực phẩm giàu canxi

Thực đơn dinh dưỡng hằng ngày là nguồn bổ sung canxi và các dưỡng chất đa dạng, hiệu quả. Mẹ bầu có thể tham khảo các thực phẩm giàu canxi như sữa, phomai, các loại hạt, rau có lá xanh đậm, trái cây,... để bổ sung vào bữa ăn hằng ngày của mình.

Lựa chọn canxi tự nhiên D3K2 Menacal - Hấp thu cao, không lo nóng táo

Canxi Menacal là lựa chọn đầu tay của hàng ngàn mẹ bầu vì khả năng hấp thu cao, thân thiện với cơ thể. Menacal với thành phần chính là canxi được chiết xuất từ tảo biển đỏ và san hô có cấu trúc lỗ xốp tổ ong - nhờ đó mà canxi Menacal dễ dàng được hòa tan và hấp thu tốt hơn. Menacal còn được phối hợp thêm vitamin D3, K2 và các nguyên tố vi lượng magie, kẽm, selen giúp tối ưu hóa khả năng hấp thu canxi.

Canxi tự nhiên D3K2 Menacal được nhập khẩu chính ngạch từ Tây Ban Nha, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về quá trình khai thác, chế biến nên mẹ có thể hoàn toàn tin tưởng vào sự an toàn, hiệu quả khi sử dụng sản phẩm.

Phụ nữ đang mang thai cần 27mg sắt/1 ngày, tuy nhiên nhu cầu sắt phụ thuộc vào thể trạng từng người. Trong khi đó phải bổ sung canxi từ lúc bắt đầu có thai đến sau sinh.

Vai trò của sắt và axit folic

GS.TS Lê Danh Tuyên, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sắt và Axít folic có tác dụng bổ máu cho mẹ và thai nhi. Thiếu sắt và Axít folic dẫn đến nhiều nguy cơ không tốt đối với sức khỏe cả mẹ và con [sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng...], làm tăng nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh [nứt đốt sống, thai vô sọ...]. Thiếu sắt còn gây thiếu máu cho mẹ và thai nhi: cơ thể bà mẹ mệt mỏi, hay chóng mặt, hoa mắt, xanh xao,dễ bị băng huyết khi sinh, thậm chí có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.

Phụ nữ đang mang thai cần 27mg sắt/1 ngày, tuy nhiên nhu cầu sắt phụ thuộc vào thể trạng từng người, chế độ ăn uống và sự thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ, các mẹ nên đi xét nghiệm máu ngay từ thời điểm có ý định mang thai để bổ sung sắt kịp thời. Sau đó định kỳ xét nghiệm máu để xem tình trạng cải thiện mức độ thiếu máu do thiếu sắt như thế nào để điều chỉnh cho phù hợp.

Nên bổ sung sắt từ khi phát hiện mang thai đến sau sinh 01 tháng. Nếu không có điều kiện thì ít nhất cũng nên uống bổ sung viên sắt từ tháng thứ 4 cho đến hết thai kỳ.

Các thực phẩm giàu sắt cho người mẹ mang thai

Sắt cótừ nguồn động vật [thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật, ngao…] và thực vật [rau có màu xanh đậm, bí ngô, mía, nho, chuối].

Một số loại thực phẩm giàu sắt: Trong 100g tiết bò có 52,60 mg sắt; Trong 100g gan lợn có 12,00 mg sắt; Trong 100g gan bò có 9,00 mg sắt; Trong 100g gan gà có 8,20 mg sắt; Trong 100g bầu dục lợn có 8,00 mg sắt; Trong 100g bầu dục bò có 7,10 mg sắt

Lưu ý khi bổ sung thực phẩm giàu chất sắt: Không uống cà phê hay trà khi ăn, vì chúng ngăn cản hấp thu sắt. Khẩu phần ăn có nhiều Vitamin C sẽ tăng cường việc hấp thu sắt của cơ thể, vì thế nên ăn nhiều rau quả có chứa nhiều Vitamin C như các loại rau xanh [Rau ngót, Cải xanh, Cần tây…], quả chín [Đu đủ, Xoài, Ổi…]. Do canxi trong những sản phẩm sữa có thể làm giảm hấp thu sắt vì vậy nếu phải bổ sung canxi nên uống chúng giữa hai bữa ăn.

Khi nào cần bổ sung canxi?

Bắt đầu từ lúc mang thai, trong giai đoạn 3 tháng đầu, các bà bầu đã phải bổ sung ngay canxi để cung cấp cho thai nhi hình thành và phát triển bộ xương. Trong thực tế, trong suốt quá trình phát triển của thai nhi, tháng nào các bé cũng cần phải có canxi để phục vụ quá trình phát triển chiều dài bộ xương của bé. Nếu mẹ bầu không được bổ sung canxi thì thai nhi sẽ lấy canxi trực tiếp từ xương của người mẹ. Đây là nguyên nhân vì sao sau thời gian mang thai, nhiều mẹ cảm thấy sức khỏe suy yếu, xương và răng không còn chắc khỏe như trước.

Quá trình bổ sung canxi cho bà bầu phải thực hiện từ tháng bắt đầu có thai cho đến khi sinh nở, và kéo dài 6 tháng sau khi sinh nếu có điều kiện.

Bổ sung canxi cho bà bầu còn mang ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của chính thai phụ. Khi thiếu hụt canxi, mẹ bầu thường bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ. Đến khi cho con bú, cơ thể mẹ suy yếu, hay đổ mồ hôi trộm, dễ bị đau lưng, mỏi vai, đau khớp. Sự thiếu hụt canxi diễn ra trường kỳ sau nhiều lần sinh nở là tiền đề gây ra hiện tượng loãng xương khi các mẹ bước vào độ tuổi mãn kinh.

Vậy bà bầu uống canxi vào thời điểm nào trong ngày? Thông thường buổi sáng là buổi bạn có thể tiếp xúc ánh nắng mặt trời nhiều hơn cũng như việc uống canxi vào buổi tối hoặc chiều sẽ làm lắng đọng canxi gây ra các bệnh lý như sỏi thận, táo bón,.... Vì vậy thời điểm bổ sung lý tưởng là vào sau bữa ăn sáng.

Một số lưu ý khi uống canxi: Thời điểm uống canxi nên cách xa lúc uống sắt. Uống canxi sau bữa sáng hoặc bữa trưa khoảng 1h đồng hồ Bổ sung canxi vào buổi sáng là tốt nhất. Tuyệt đối không nên uống vào buổi tối, nhất là trước khi ngủ, dễ hình thành sỏi thận. Nên uống nhiều nước để hạn chế sự hình thành sỏi trong thận. Có thể chia nhỏ thành nhiều lần để uống.

Các bà mẹ cũng có thể dùng các thực phẩm giàu canxi như rạm tươi, tép khô, ốc đá, ốc nhồi, ốc vặn, tôm đồng, tép gạo, pho mai, trai, tôm khô, hến, cua bể, trứng gà, sữa chua, cua đồng...

Nguồn tin : //suckhoedoisong.vn/cach-bo-sung-sat-va-canxi-tot-nhat-cho-thai-phu-169231006161404357.htm

Bổ sung canxi cho bà bầu nên uống khi nào?

Khi bổ sung canxi cho bà bầu, bác sĩ sẽ thường chỉ định mẹ dùng thêm vitamin D nhằm tăng cường hiệu quả của quá trình hấp thụ canxi. Mẹ nên uống canxi vào buổi sáng, sau ăn khoảng 1 tiếng thay vì uống vào buổi tối bởi nếu uống vào buổi tối có thể khiến bà bầu bị mất ngủ và lắng cặn canxi gây sỏi thận.

Bà bầu uống sắt và canxi khi nào?

Theo các chuyên gia sức khỏe, bà bầu nên bổ sung sắt trước khi ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 - 2 tiếng. Và nên bổ sung canxi sau khi uống sắt tối thiểu 2 tiếng để cơ thể có thời gian hấp thụ lượng sắt vừa được bổ sung trước đó.

Phụ nữ mang thai cần bổ sung bao nhiêu canxi?

Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thì bà bầu nên bổ sung khoảng 800 mg canxi mỗi ngày. Giai đoạn 3 tháng giữa bà bầu nên bổ sung khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày. Giai đoạn 3 tháng cuối nên bổ sung khoảng 1500 mg canxi mỗi ngày.

Canxi có tác dụng gì cho thai nhi?

Một số vai trò của canxi đối với bà bầu bao gồm: Cung cấp cho sự phát triển của bé, giúp bé phát triển hệ xương toàn diện và khỏe mạnh. Tham gia điều hòa quá trình đông máu, tạo điều kiện cho sự đông máu tự nhiên. Bảo vệ mẹ chống loãng xương, xốp xương, xương yếu dễ gãy do thiếu canxi.

Chủ Đề