Uống thuốc cảm cúm có tiêm được vaccine covid không

Tôi tiêm mũi 2 vaccine Pfizer. Thời gian này tôi bị viêm xoang và bác sĩ đang cho uống kháng sinh 7 ngày.

Vậy tôi có thể tiêm tiếp mũi 3 trong khi uống kháng sinh được không hay phải chờ hết thời gian uống thuốc kháng sinh? Nếu như vậy có trễ lịch tiêm không? Xin cảm ơn bác sĩ. [Dang Luu Van, 72 tuổi, TP HCM]

Trả lời:

Về cơ bản, việc tiêm vaccine Covid-19 sẽ không gây ảnh hưởng hoặc làm giảm khả năng sinh miễn dịch của cơ thể, hay gây bất cứ rủi ro nào sau khi tiêm. Vì vậy, mọi người có thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh lý nào đó hoặc nếu đang dùng kháng sinh thì vẫn tiếp tục dùng kháng sinh trong quá trình điều trị, nhưng phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn được kê trong đơn của bác sĩ.

Khi đi tiêm vaccine điều bắt buộc là phải khai báo tình hình sức khỏe hiện tại, toàn bộ tiền sử bệnh, loại thuốc đã và đang dùng để nhân viên y tế hoặc cán bộ y tế nắm rõ và đưa ra tư vấn phù hợp. Nếu đang mắc bệnh mạn tính hoặc cấp tính diễn biến nặng thì hãy hoãn việc tiêm vaccine Covid-19. Tập trung điều trị bệnh lý hiện tại đang mắc phải cho đến khi nào tình hình sức khỏe ổn định thì có thể tiêm vaccine Covid-19.

Nếu anh, chị đã đủ thời gian khuyến cáo tiêm mũi 3; tình trạng sức khỏe tốt, tình trạng viêm xoang không quá nặng, hoặc nhiễm trùng nặng thì vẫn có thể tiêm được vaccine. Vì vậy, anh, chị hãy mang theo thuốc đang uống đến cho bác sĩ khám sàng lọc để bác sĩ quyết định.

BS Vũ Thiện Cơ
Phó Giám đốc Y khoa Miền Nam, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Ngày 18/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1624/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19  của AstraZeneca. Theo đó, hướng dẫn này quy định các đối tượng đủ điều kiện tiêm và không nên tiêm.

Quyết định này theo đề nghị của Hội đồng chuyên môn xây dựng hướng dẫn tạm thời quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca tại cuộc họp nghiệm thu hướng dẫn ngày 17/3.

Tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ y tế.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca để nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Theo đó, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine.

Ngoài ra, có 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng, gồm: Người đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19; tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước; người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; người trên 65 tuổi; người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Tại hướng dẫn này cũng quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng. Cụ thể các đối tượng [như: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống [Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặt giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút …] phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh. Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực từ ngày 18/3 và được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải hỏi kỹ tiền sử bệnh. Cụ thể là tình trạng sức khỏe hiện tại để phát hiện các bệnh cấp tính mà người tiêm đang mắc, trong đó đặc biệt lưu ý với người đang sử dụng kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV [bằng thuốc ARV].

Cùng với đó, trong quá trình khám sàng lọc, nhân viên y tế cần hỏi về tiền sử tiêm vaccine phòng COVID-19; tiền sử tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua; tiền sử điều trị khỏi vaccine COVID-19  tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, đang dùng thuốc corticoid, ức chế, miễn dịch; tiền sử bệnh nền; tiền sử rối loạn đông máu, cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông hoặc người đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Cũng theo hướng dẫn này, các vaccine phòng COVID-19 không thay thế được cho nhau nên cán bộ tiêm chủng cần khai thác chính xác loại vaccine và thời gian đã tiêm vaccine của người chuẩn bị tiêm phòng. 

Ngoài ra, nhân viên y tế cần phải hỏi về tiền sử dị ứng của người chuẩn bị tiêm phòng, đó là tiền sử bệnh dị ứng của cá nhân [như: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản...]; tiền sử bệnh dị ứng của gia đình [như: Bố, mẹ, con, anh chị em ruột...]; các loại dị nguyên đã gây dị ứng [như: Côn trùng, thực phẩm, phấn hoa, bụi nhà, hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm...]; tiền sử dị ứng nặng, bao gồm phản vệ và tiền sử dị ứng với vaccine và bất kỳ thành phần nào của vaccine…

Hướng dẫn này cũng yêu cầu nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Sau khi khám sàng lọc, đối tượng nào nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sáng 18/3 cho hay, đã có thêm 3.359 người được tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 trong ngày 17/3.

Như vậy, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 24.054 người từ ngày 8-17/3. Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Theo ncov.moh.gov.vn

Uống thuốc cảm cúm kết hợp để hạ sốt sau tiêm vắc-xin được không?

[NLĐO] - Bạn đọc Nguyễn Quốc Nhung [quận Gò Vấp, TP HCM] hỏi: "Sau khi tiêm vắc-xin AstraZeneca mũi 1 tôi bị sốt 39 độ. Tôi có uống Tiffy cảm cúm [loại có paracetamol, chlorpheniramine...]. Như vậy có khác gì so với thuốc hạ sốt khác không, lần sau tôi có nên đổi?"

  • Tiêm thử nghiệm vắc-xin Covid-19 ARCT-154 công nghệ Mỹ cho 25 tình nguyện viên

  • Người bị bệnh nền có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

  • TP HCM cấp phát thêm 118.000 liều vắc-xin Vero Cell đến các quận, huyện

  • TP HCM tiêm 17.916 liều vắc-xin Vero Cell trong 1 ngày

Bác sĩ Trương Hữu Khanh [Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM] trả lời:

Nếu chỉ để hạ sốt sau tiêm vắc-xin hoặc hạ sốt vì những lý do khác mà không có triệu chứng cảm cúm thì bạn chỉ nên mua thuốc chứa paracetamol là được, thương hiệu nào cũng được, không cần uống thuốc dạng phối hợp vì các thành phần khác trở nên vô ích. Chlorpheniramine có tác dụng chống dị ứng, có tác dụng phụ gây buồn ngủ, nên nếu tiêm xong thấy có nổi mẩn dị ứng thì mới cần uống.

Từ ngày 9-8, Báo Người Lao Động mở chuyên mục "Phòng mạch" Covid-19 với nhiều nội dung phong phú như Hỏi- đáp về các loại bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp; Cập nhật những bài viết mang tính thông tin về các chính sách của nhà nước đối với dịch bệnh Covid-19; Các đường dây nóng liên quan dịch bệnh Covid-19…

Câu hỏi của bạn đọc sẽ được Báo Người Lao Động chuyển đến các bác sĩ có uy tín, cũng như những chuyên gia y tế để "chẩn đoán và khám bệnh từ xa", phần nào giải đáp những thắc mắc liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi tin - bài hoặc gởi về Email:

Anh Thư ghi

Video liên quan

Chủ Đề