Uống thuốc tây nhiều bị nóng phải làm sao

Khi chức năng gan suy yếu sẽ dẫn đến nóng gan. Đây là tình trạng dễ bị tái phát và gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe của người bệnh. Thậm chí, có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan mạn tính, ung thư gan,… nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Vậy nóng gan có biểu hiện gì và phải làm sao để khắc phục bệnh hiệu quả.

1. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nóng gan?

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nóng gan, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:

- Nóng gan do chế độ ăn uống không khoa học: Đây được cho là nguyên nhân thường gặp nhất. Chế độ ăn uống không khoa học chẳng hạn như ăn quá ít chất xơ, vitamin, đồng thời ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều dầu mỡ,… chính là nguyên nhân khiến cho gan bị tích tụ nhiều độc tố dẫn tới nóng gan, suy giảm chức năng gan.

Ăn nhiều đồ cay nóng dẫn đến nóng gan

- Nóng gan do thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thói quen sống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Với những người thường xuyên thức khuya, thường xuyên phải chịu áp lực từ công việc, cuộc sống, hay phải làm việc quá sức sẽ có nguy cơ cao bị suy giảm chức năng gan cấp tính hay còn gọi là tình trạng nóng gan.

- Nóng gan do lạm dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc, tự ý dùng thuốc có thể gây nhờn thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, trong loại thuốc này cũng có những thành phần gây hại cho gan, nếu bạn lạm dụng thuốc có thể dẫn đến nóng gan, suy giảm chức năng gan.

- Nóng gan do sử dụng chất kích thích: Khi thường xuyên sử dụng chất kích thích chẳng hạn như rượu bia, thuốc lá,… gan của bạn sẽ gặp phải rất nhiều áp lực trong việc đào thải độc tố, làm tăng nguy cơ tích tụ chất độc tại gan và gây nóng gan. Ngoài ra, thói quen uống rượu bia sử dụng chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

- Nóng gan do một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên, nóng gan còn có thể do môi trường làm việc ô nhiễm, thời tiết nóng bức,... Khi thời tiết nóng bức, quá trình chuyển hóa trong cơ thể tăng lên khiến cho gan cũng cần phải làm việc nhiều hơn, sản sinh ra nhiều nhiệt và tăng nguy cơ dẫn tới tình trạng nóng gan.

2. Nóng gan có biểu hiện gì?

Rất nhiều người thắc mắc “Nóng gan có biểu hiện gì”, dưới đây là một số triệu chứng có thể xảy ra nếu bạn bị nóng gan:

Nóng gan xảy ra sẽ khiến cho chất độc bị tích tụ trong gan và cơ thể. Tình trạng này có thể gây ra một số triệu chứng trên da như nổi mụn, nổi mề đay, da bị mẩn ngứa khó chịu.

Nóng gan gây mẩn ngứa

Đối với những trường hợp nhẹ, tình trạng ngứa và nổi mụn có thể chỉ xuất hiện ở từng vùng da hoặc toàn thân. Nhưng đối với những trường hợp nặng hơn, trên da có thể xuất hiện những đám mụn nước gây ngứa dữ dội, thậm chí có thể gây nhiễm trùng da. Những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với tình trạng dị ứng. Bệnh nhân cần theo dõi, nếu hiện tượng mẩn ngứa kèm theo rối loạn tiêu hóa, vàng da,… thì rất có thể gan của bạn đang có vấn đề.

Với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan thì có thể lượng sắc tố bilirubin trong máu sẽ tăng cao và đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng vàng da. Bệnh nhân cần quan sát những vùng da như lòng bàn tay, lòng bàn chân, kết mạc mắt, niêm mạc lưỡi,… đây là những vị trí mà có thể nhận biết rõ tình trạng vàng da.

  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu

Bệnh nhân bị nóng gan hoặc gặp phải một số vấn đề về gan thì hơi thở thường có mùi khó chịu vì cơ thể sản sinh ra nhiều ammonia. Ngoài ra, người bệnh cũng có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Hơi thở có mùi do nóng gan

  • Màu sắc phân và nước tiểu bất thường

Sự thay đổi màu sắc phân và nước tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe. Những trường hợp nước tiểu đậm màu, phân bạc màu hơn bình thường rất có thể là do tình trạng nóng gan gây ra.

  • Quầng thâm xung quanh mắt, mỏi mắt

Quầng thâm mắt có thể do mất ngủ nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác, trong đó có nóng gan. Do đó, nếu bạn vẫn có một giấc ngủ đầy đủ mà lại xuất hiện tình trạng quầng thâm mắt, mỏi mắt thì cần phải lưu ý kiểm tra sức khỏe gan.

3. Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng nóng gan

Dưới đây là những hướng dẫn về cách khắc phục tình trạng nóng gan tại nhà:

- Về chế độ ăn uống: Nên bổ sung chất xơ từ rau củ và các loại trái cây. Đồng thời cần hạn chế các loại đồ ngọt như bánh kẹo, trà sữa,… các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên xào, đồ ăn cay nóng, không nên ăn quá mặn,… và đặc biệt là không nên ăn nội tạng động vật.

Ăn nhiều rau củ quả để cải thiện tình trạng nóng gan

- Về chế độ sinh hoạt: Nên ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Tốt nhất là ngủ trước 23h và ngủ đủ 6 đến 8 tiếng để gan có đủ thời gian thải độc tố và tái tạo lại những tế bào hư tổn.

- Nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, thiền,…

- Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất để giúp gan hoạt động hiệu quả hơn và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược để làm mát gan như cà gai leo, trà atiso hay nhân trần,...

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “Nóng gan có biểu hiện gì”. Nếu tình trạng nóng gan kéo dài, bạn không nên chủ quan mà hãy đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế uy tín, là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì hoặc có triệu chứng nghi ngờ bệnh, hãy gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám sớm.

Khi uống quá nhiều thuốc tây một thời gian dài, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc trị nóng trong người từ cây thuốc có sẵn trong vườn.

Bài thuốc trị nóng trong người từ cây mã đề cho công hiệu tốt.

Theo Đông y, những người bị nóng gan, mật, nổi nhiều mụn nhọt nên lấy một ít rau mã đề rửa sạch, nấu với thịt lợn làm canh ăn vào buổi trưa.

Hãy ăn liên tục món canh này trong 6 - 7 ngày nếu bạn uống thuốc tây một thời gian dài, nó sẽ giúp bạn chữa bệnh nóng gan rất hiệu quả.

 

Bên cạnh dùng cây mã đề thì cây rau đắng cũng giúp mát gan, giải độc gan rất tốt.

Cách dùng cây rau đắng giải độc, nóng thuốc tây đơn giản nhất là đem luộc sau đó trộn với muối mè ăn trong mỗi bữa cơm.

Món ăn bài thuốc này rất tốt cho gan, mật. Những người thường hay uống nhiều rượu, bia, thuốc tây nên áp dụng để tăng cường chức năng giải độc của gan.

Cây atiso là cây thuốc chữa bệnh nóng gan, thích hợp cho những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu, bia nhiều, làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, thường xuyên phải uống thuốc tây.

Bạn có thể sử dụng atiso ở dạng tươi hoặc khô đều được, có thể nấu nước atiso uống thay thế cho nước trà.

Cuối cùng, bạn có thể sử dụng cây chó đẻ đem phơi khô, sao vàng rồi nấu nước uống hàng ngày để bảo vệ gan, làm giảm nguy cơ nhiễm độc gan.

Theo Ngọc Nga [tổng hợp]/Kiến Thức

Phóng to

Bác sĩ cần giải thích một số “dấu hiệu ngoại phạm” của thuốc để bệnh nhân yên tâm điều trị - Ảnh: N.C.T.

Đa số thuốc tây [tân dược] có nguồn gốc là hóa chất được tổng hợp. Khi đưa vào cơ thể được xem là “chất lạ” nên thuốc tây dễ gây tác dụng phụ là dị ứng, thậm chí gây tác hại một số cơ quan trong cơ thể. Biết được điều này, ta phải thận trọng trong việc sử dụng thuốc, không được tự ý dùng tùy tiện bừa bãi. Đặc biệt có nhiều thuốc phải tuyệt đối dùng theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Cũng không nên suy diễn thuốc tây là hóa chất mà chụp mũ thuốc tây gây “nóng gan, nóng người” và chối bỏ việc dùng thuốc tây.

“Nóng gan” vì nước tiểu có màu vàng?

Đối với một số người, khi tiểu ra nước màu vàng có nghĩa là gan nóng, người không được khỏe. Trên thực tế đúng là có một số trường hợp rối loạn chức năng gan dẫn đến việc nước tiểu có màu vàng sậm. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị một căn bệnh nào đó, nếu bệnh nhân thấy nước tiểu có màu vàng, không xin ý kiến bác sĩ mà đã vội vã tự ý bỏ thuốc vì cho rằng thuốc làm gan mình nóng là hoàn toàn sai lầm.

Có một loại vitamin tan trong nước là vitamin B2 [còn có tên là riboflavin], khi sử dụng đương nhiên sẽ làm nước tiểu có màu vàng. Điều này giải thích vì sao dùng thuốc chứa hỗn hợp vitamin nhóm B với tên Bécozyme [liều cao được dùng trị đau nhức dây thần kinh] thì nước tiểu có màu vàng. Vitamin B2 có trong Bécozyme là hợp chất có sẵn màu vàng, không chỉ dùng làm thuốc mà còn được dùng trong thực phẩm để tạo màu. Đối với thuốc bổ đa sinh tố [còn gọi là polyvitamin hoặc multivitamin] cũng thế, do chứa vitamin B2 nên cũng làm người sử dụng... hết hồn vì sự đổi màu nước tiểu.

Như trên đã trình bày, đó không phải tại thuốc làm cho nóng gan sinh nhiệt mà chỉ là dấu hiệu vô hại của thuốc, thậm chí là dấu hiệu tốt giúp ta nhận biết đó là thuốc thật. Dùng thuốc có chứa vitamin B2 mà đi tiểu không thấy màu vàng coi chừng đó là thuốc giả! Cũng giống như dùng thuốc trị nhiễm trùng đường tiểu có chứa dược chất là xanh methylen, nếu nước tiểu không có màu xanh thì phải nghi ngờ đã không dùng thuốc thật. Có thuốc làm nước tiểu thành màu hồng, đó là thuốc trị táo bón chứa danthron hay thuốc trị động kinh chứa diphenylhydantoin.

“Nóng gan” vì thuốc gây táo bón và làm phân biến đổi màu?

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón, trong đó có gan yếu tiết mật không tốt để tiêu hóa bị xáo trộn làm khó khăn trong đại tiện. Có một số thuốc gây táo bón nhưng không phải do nóng gan, mà do làm giảm sự co thắt ruột đưa đến trục trặc trong việc tống phân ra ngoài. Trường hợp này ngưng thuốc sẽ hết táo bón, hoặc có thể tiếp tục dùng thuốc kèm theo dùng thuốc trị táo bón.

Một số thuốc khi dùng sẽ làm phân biến đổi màu, đặc biệt là làm phân có màu đen. Điển hình là thuốc chứa bismuth [Trymo, Denol...] trị viêm loét dạ dày tá tràng. Bismuth khi uống sẽ không được hấp thu và sẽ kết hợp với khí hydro sulfid [H2S] để tạo bismuth sulfid có màu đen, theo phân ra ngoài.

Hay loại thuốc bổ chứa sắt [Fe], trường hợp này cũng giống như ăn huyết hay tiết canh, khi đi tiêu có phân đen. Màu đen này của phân là vô hại và phân sẽ trở lại bình thường nếu ngưng dùng thuốc. Có loại thuốc làm phân có màu đỏ, đó là pyrvinium pamoat trị giun sán. Tất cả đều không gây nóng gan, hại cơ thể như nhiều người nghĩ.

Dùng thuốc tây nên theo đúng liệu trình

Tóm lại, khi đi khám chữa bệnh và được thầy thuốc chỉ định dùng thuốc tây, ta phải an tâm dùng thuốc theo đúng chỉ định. Đừng vì quan niệm “thuốc tây gây nóng gan, nóng người” mà không dùng thuốc hoặc dùng một thời gian ngắn rồi bỏ, tức không theo đúng liệu trình, thời gian dùng thuốc. Nên lưu ý thuốc tây có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, trong thời gian dùng thuốc nếu bị phản ứng gì bất thường phải trở lại tái khám để bác sĩ có hướng xử trí thích hợp.

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC [Đại học Y dược TP.HCM]

Video liên quan

Chủ Đề