Ưu và nhược điểm của lợi thế so sánh

Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được khi một quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn các quốc gia khác thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Ngược lại, nếu không gia không thu được gì hoặc bị lỗ họ sẽ từ chối trao đổi. Hay nói cách khác, khi một quốc gia sản xuất một loại hàng hóa có hiệu quả hơn quốc gia khác thì hai quốc gia này có thể thu được lợi ích bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có lợi thế tuyệt đối . Thông qua quá trình này, các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả à sản lượng hàng hóa cả hai quốc gia sẽ tăng lên.

Lợi thế so sánh hay là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp [hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác]; ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao [hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác]. Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình."

2. Sự giống nhau và khác nhau giữa lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối

+ Sự giống nhau:

- Đề cao vai trò của cá nhân, doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại tự do.

- Các quốc gia đều đạt được lợi ích từ việc trao đổi

- Nhận thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa.

+ Sự khác nhau :

Lợi thế tuyệt đối sử dụng yếu tố chi phí sản xuất trong quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia trong quá trình tham gia thương mại quốc tế. Mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác. Xét theo chi phí sản xuất thì trong ví dụ dưới đây, Việt Nam sản xuất thép và quần áo đều có chi phí cao hơn Nga. Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng Việt Nam không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào sang Nga.

Lợi thế tương đối sử dụng yếu tố chi phí cơ hội trong quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia trong quá trình tham gia thương mại quốc tế. Xét ví dụ ở trên ta thấy, để sản xuất 1 đơn vị thép ở Việt Nam cần 5 đơn vị quần áo trong khi ở Nga chỉ cần 4 đơn vị. Nhưng ngược lại chi phí sản xuất quần áo ở Việt Nam lại thấp hơn ở Nga, để sản xuất ra 1 đơn vị quần áo ở Việt Nam cần 1/5 đơn vị thép, trong khi ở Nga cần 1/ 4 đơn vị. Điều này chỉ ra rằng Việt Nam và Nga có thể trao đổi sản phẩm cho nhau. Nga xuất khẩu thép sang Việt Nam và Việt Nam xuất khẩu quần áo sang Nga.

Năm 1817, David Ricardo đã cho ra đời tác phẩm Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa [Principles of Political Economy and Taxation], trong đó đề cập lợi thế so sánh. Đây là một trong những lý thuyết quan trọng và có ý nghĩa nhất với khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Trong phần này chúng ta sẽ định nghĩa về lợi thế so sánh và xem xét một ví dụ đã được trình bày ở phần trước. Tiếp đó, chúng ta sẽ chứng minh rằng cả hai quốc gia đều có lợi từ thương mại quốc tế thông qua việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà chúng có lợi thế so sánh. Để xây dựng lý thuyết này, Ricardo đã đưa ra một loạt giả thiết nhằm đơn giản hóa mô hình.

1. Các giả thiết

  • Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai loại sản phẩm
  • Thương mại quốc tế hoàn toàn tự do
  • Các yếu tố sản xuất di chuyển trong phạm vi một quốc gia, nhưng không được di chuyển ra bên ngoài
  • Chi phí sản xuất là cố định
  • Không có chi phí vận chuyển
  • Công nghệ của hai quốc gia là như nhau
  • Dựa trên lý thuyết tính giá trị bằng lao động

2. Quy luật lợi thế so sánh

Theo nguyên tắc của lợi thế so sánh, nếu một quốc gia kém hiệu quả hơn [bất lợi thế tuyệt đối] so với quốc gia khác trong việc sản xuất cả hai loại hàng hóa thì thương mại vẫn xảy ra và đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Một quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa mà nước đó có lợi thế so sánh [lợi thế tương đối] và nhập khẩu hàng hóa mà nước đó không có lợi thế so sánh. Quy luật này sẽ được làm sáng tỏ bằng ví dụ sau đây.

Ví dụ minh họa

Bảng 1: Ví dụ minh họa lợi thế so sánh

Mặt hàngMỹAnhLúa mì – W [kg/người/giờ]61Vải – C [mét/người/giờ]42

Trong 1 giờ lao động, Mỹ sản xuất được 6 kg lúa mì, lớn hơn so với 1 kg lúa mì mà Anh sản xuất trong thời gian tương đương. Tương tự, Mỹ sản xuất được 4 mét vải, lớn hơn so với 2 mét vải mà Anh sản xuất. Do đó, Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả lúa mì và vải, còn Anh bất lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai mặt hàng.

Tuy nhiên, nếu so sánh giữa sản xuất lúa mì và vải thì Mỹ có năng suất lao động gấp Anh 6 lần về sản xuất lúa mì và 2 lần về sản xuất vải. Do đó, Mỹ có lợi thế tương đối về sản xuất lúa mì [6 > 2]. Anh có năng suất lao động về sản xuất lúa mì bằng 1/6 của Mỹ và năng suất lao động về sản xuất vải bằng 1/2 Mỹ. Do đó, Anh có lợi thế tương đối về sản xuất vải [1/2 > 1/6].

Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia sẽ có lợi từ thương mại quốc tế nếu Mỹ chuyên môn hóa sản xuất lúa mì và xuất khẩu một phần để đổi lấy vải được sản xuất tại Anh [cùng lúc đó, Anh sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu vải].

Lưu ý trong mô hình hai quốc gia với hai loại hàng hóa, khi chúng ta quyết định một quốc gia có lợi thế so sánh về một loại hàng hóa nào đó thì quốc gia còn lại sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng khác.

3. Phân tích lợi ích của thương mại

Chúng ta vừa phân tích giản đơn về lợi thế so sánh song chưa chứng minh được quy luật này. Do đó, chúng ta phải xem xét Anh và Mỹ có lợi như thế nào từ việc sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa mà họ có lợi thế so sánh.

Để bắt đầu chứng minh, chúng ta cần hiểu rằng Mỹ sẽ bàng quan với việc tham gia thương mại quốc tế nếu nó chỉ trao đổi được 6W lấy 4C. Lý do là Mỹ có thể sản xuất chính xác 4C bằng cách không sản xuất 6W và Mỹ sẽ không tham gia thương mại quốc tế nếu nó trao đổi 6W được ít hơn 4C. Tương tự, Anh sẽ bàng quan với việc tham gia thương mại quốc tế nếu nó chỉ trao đổi được 2C lấy 1W và nó sẽ không tham gia thương mại quốc tế nếu trao đổi 2C được ít hơn 1W.

Để chứng minh cả hai quốc gia đều có lợi từ thương mại quốc tế, giả sử rằng Mỹ có thể đổi 6W lấy 6C của Anh. Mỹ sẽ có lợi 2C [tương đương 1/2 giờ lao động] vì nếu không tham gia thương mại quốc tế, Mỹ chỉ có thể đổi 6W lấy 4C ở trong nước. Trong khi đó, với 6W mà Anh nhận được từ việc trao đổi với Mỹ, Anh cần phải bỏ ra 6 giờ lao động để sản xuất ra chúng. Anh sẽ dùng 6 giờ này để sản xuất ra 12C và chỉ phải trao đổi 6C lấy 6W của Mỹ. Chính vì vậy, Anh sẽ có lợi 6C hay tiết kiệm được 3 giờ lao động. Một lần nữa, việc Anh có lợi hơn Mỹ khi tham gia thương mại quốc tế cũng không quan trọng. Điều quan trọng là cả hai quốc gia đều có lợi ích khi tham gia thương mại quốc tế, cho dù một quốc gia [trong trường hợp này là Anh] gặp bất lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai loại hàng hóa.

Chúng ta cũng có thể chứng minh vấn đề này bằng các ví dụ thực tế trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ, một luật sư có thể đánh máy nhanh gấp 2 lần so với một thư ký. Vị luật sư có lợi thế tuyệt đối cả về đánh máy lẫn tư vấn luật pháp so với thư ký. Tuy nhiên, vì thư ký không thể tư vấn luật [không có bằng luật sư] nên luật sư có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh về tư vấn luật pháp, còn thư ký chỉ có lợi thế so sánh về đánh máy. Theo quy luật về lợi thế so sánh, vị luật sư nên dành toàn bộ thời gian vào tư vấn pháp luật và để thư ký đánh máy. Chẳng hạn, vị luật sư có thể kiếm 100 đôla/giờ bằng việc tư vấn luật và chỉ phải trả thư ký 10 đôla/giờ đánh máy. Nếu vị luật sư đánh máy thì mỗi giờ sẽ mất 80 đôla vì ông ta có được 20 đôla mỗi giờ đánh máy [do vị luật sư có thể đánh máy nhanh gấp hai lần thư ký] nhưng sẽ mất 100 đôla mỗi giờ vì không tư vấn luật.

Quay lại với ví dụ về nước Mỹ và Anh, chúng ta thấy rằng cả hai quốc gia sẽ có lợi nếu đổi 6W lấy 6C. Tuy nhiên, đây không phải là tỷ lệ trao đổi duy nhất mà cả hai quốc gia đều có lợi. Vì Mỹ có thể đổi 6W lấy 4C ở trong nước [cùng mất 1 giờ lao động] nên Mỹ chỉ có lợi nếu đổi 6W được nhiều hơn 4C của Anh. Mặt khác, ở Anh 6W tương đương với 12C [Anh cần 6 giờ lao động để có được 6W]. Ở bất kỳ tỷ lệ trao đổi nào mà 6W có thể đổi được ít hơn 12C sẽ là lợi ích của Anh. Tóm lại, Mỹ sẽ có lợi từ thương mại nếu nó trao đổi 6W được nhiều hơn 4C của Anh và Anh sẽ có lợi nếu trao đổi ít hơn 12C để có được 6W từ Mỹ. Do đó, miền trao đổi để cả hai quốc gia cùng có lợi là:

4C < 6W < 12C

Khoảng cách từ 4C đến 12C cho biết tổng lợi ích do thương mại tạo ra khi trao đổi lấy 6W. Chúng ta đã phân tích nếu trao đổi 6W lấy 6C thì Mỹ lợi 2C còn Anh lợi 6C, tổng lợi ích của hai quốc gia sẽ là 8C. Do đó, nếu tỷ lệ trao đổi càng gần 4C = 6W [gần với tỷ lệ trao đổi nội địa của Mỹ] thì Mỹ sẽ nhận được ít lợi ích hơn và Anh có nhiều lợi ích hơn. Ngược lại, nếu tỷ lệ trao đổi càng gần 6W = 12C [tỷ lệ trao đổi nội địa của Anh] thì Mỹ sẽ nhận được lợi ích nhiều hơn so với Anh.

Ví dụ, nếu Mỹ trao đổi 6W lấy 8C của Anh thì mỗi quốc gia đều có lợi 4C và tổng lợi ích của hai quốc gia vẫn là 8C. Nếu Mỹ đổi 6W lấy 10C thì Mỹ sẽ có lợi 6C và Anh chỉ có lợi 2C [dĩ nhiên lợi ích có được từ thương mại sẽ thay đổi nếu Mỹ trao đổi nhiều hơn 6W]. Chúng ta có thể xác định được các tỷ lệ trao đổi và lợi ích từ thương mại đối với Mỹ và Anh theo Bảng 2.3:

Bảng 2: Lợi thế so sánh và tỷ lệ trao đổi

Tỷ lệ trao đổiLợi ích đối với MỹLợi ích đối với AnhGhi chú6C < = 4WKhông cóCóKhông có thương mại6C – 5W1C7CCó thương mại6C – 6W2C6CCó thương mại6C – 7W3C5CCó thương mại6C – 8W4C4CLợi ích cân bằng6C – 9W5C3CCó thương mại6C – 10W6C2CCó thương mại6C – 11W7C1CCó thương mại6 > = 12WCóKhông cóKhông có thương mại

Từ Bảng 2 ta thấy, chỉ có một tỷ lệ trao đổi duy nhất là 6C lấy 8W thì lợi ích của cả hai quốc gia mới cân bằng, còn ở các tỷ lệ khác thì lợi ích của mỗi quốc gia là khác nhau. Nếu tỷ lệ trao đổi càng gần với tỷ lệ trao đổi trong nước của Mỹ thì Anh càng được lợi và ngược lại, nếu tỷ lệ trao đổi càng gần với tỷ lệ trao đổi trong nước của Anh thì Mỹ càng được lợi.

Như vậy chúng ta đã chứng minh được rằng thương mại quốc tế có lợi cho cả hai quốc gia, cho dù có một quốc gia kém hiệu quả hơn trong việc sản xuất cả hai mặt hàng.

Từ sự phân tích trên ta thấy lợi ích có được là do chuyên môn hóa sản xuất và thương mại quốc tế đều được đo bằng vải. Tuy nhiên, lợi ích có được từ thương mại quốc tế có thể được đo lường bằng lúa mì. Hoặc thực tế hơn, chúng có thể được đo lường bằng cả lúa mì và vải.

4. Các ngoại lệ của quy luật lợi thế so sánh

Thực tế tồn tại một ngoại lệ [nhưng không phổ biến] của quy luật lợi thế so sánh. Nó xảy ra khi một quốc gia bất lợi tuyệt đối ở cả hai mặt hàng. Ví dụ, nếu một giờ lao động ở Anh sản xuất được 3W thay vì sản xuất được 1W như trước, lúc này Anh sẽ có năng suất lao động bằng 1/2 của Mỹ trong việc sản xuất cả hai mặt hàng vải và lúa mì. Anh và Mỹ lúc này sẽ không có bất kỳ lợi thế so sánh nào và thương mại quốc tế sẽ không tạo ra bất kỳ lợi ích nào cho cả hai quốc gia. Lý do để giải thích hiện tượng này là trước kia Mỹ chỉ tham gia thương mại nếu nó có thể trao đổi 6W được nhiều hơn 4C. Tuy nhiên, lúc này Anh lại không muốn bỏ ra nhiều hơn 4C để có được 6W của Mỹ. Lý do chính là Anh có thể sản xuất hoặc 6W, hoặc 4C với 2 giờ lao động trong nước. Trong trường hợp này, thương mại sẽ không tạo ra bất kỳ lợi ích nào cho cả hai quốc gia.

Điều này khiến cho quy luật về lợi thế so sánh cần chỉnh sửa như sau: Nếu một quốc gia gặp bất lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng thì quốc gia đó vẫn có được lợi ích khi tham gia thương mại quốc tế, ngoại trừ việc bất lợi thế tuyệt đối này có tỷ lệ giống như nhau ở cả hai loại hàng hóa. Mặc dù ngoại lệ này quan trọng nhưng nó rất hiếm khi xảy ra và vì thế việc ứng dụng lợi thế so sánh không bị ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa, các rào cản tự nhiên của thương mại quốc tế như chi phí vận chuyển có thể loại trừ thương mại quốc tế khi lợi thế so sánh tồn tại. Do đó, chúng ta luôn cần phải giả định rằng không có rào cản thương mại tự nhiên hoặc nhân tạo nào tồn tại.

5. Ưu điểm và hạn chế

  1. Ưu điểm

Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo được coi là lý thuyết cơ bản, đặt cơ sở nền tảng cho thương mại quốc tế và được coi là lý thuyết quan trọng nhất của Kinh tế quốc tế. Lý thuyết này đã vạch ra cơ sở khoa học của thương mại quốc tế là sự khác biệt về lợi thế tương đối trong sản xuất một loại hàng hóa nào đó. Bên cạnh đó, lý thuyết lợi thế so sánh đã khắc phục được hạn chế của lợi thế tuyệt đối mà Adam Smith đưa ra, đó là lý thuyết này đã giải thích được rằng tất cả các quốc gia đều có lợi khi tham gia thương mại kể cả trong trường hợp một nước không có lợi thế tuyệt đối về nhiều mặt hàng. Do vậy, lý thuyết lợi thế so sánh mang tính khái quát hơn. Dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh, một quốc gia sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất loại hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh chứ không phải chỉ căn cứ vào lợi thế tuyệt đối. Cuối cùng, lợi thế so sánh đã chỉ ra được lợi ích của quá trình phân công lao động quốc tế [kế thừa lý thuyết của Adam Smith].

  1. Hạn chế

Một trong những hạn chế của lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo là ông đã vận dụng lý thuyết tính giá trị bằng lao động để nghiên cứu mô hình thương mại quốc tế. Do vậy, lý thuyết này đúng nhưng chưa sát với thực tế, đòi hỏi một lý thuyết cao hơn.

Hạn chế tiếp theo của lý thuyết này là nó chưa giải thích được nguồn gốc phát sinh lợi thế so sánh của một quốc gia đối với một loại sản phẩm nào đó. Do vậy nó không giải thích được triệt để nguyên nhân sâu xa của quá trình thương mại.

6. Sự phát triển lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo

Những nhà kinh tế thế hệ sau và theo trường phái Ricardo tiếp tục nghiên cứu về lợi thế so sánh dựa trên cách tiếp cận khác hơn và mở rộng mô hình nghiên cứu so với Ricardo, tiêu biểu như Haberler, Heckscher – Ohlin và Paul R. Krugman. Haberler đã vận dụng lý thuyết chi phí cơ hội để nghiên cứu và giải thích lợi thế so sánh. Mô hình nghiên cứu của Ricardo với một yếu tố sản xuất đó là lao động, nhưng Heckscher – Ohlin nghiên cứu lợi thế so sánh với mô hình hai yếu tố sản xuất, đó là lao động và vốn trong điều kiện chi phí cơ hội tăng. Mô hình thương mại của Heckscher – Ohlin còn gọi là 2 x 2 x 2 [hai quốc gia, hai loại sản phẩm và hai yếu tố sản xuất]. Còn Paul R. Krugman xem xét lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều loại hàng hóa, v.v…

6.1. Thương mại trong thế giới có một yếu tố sản xuất

– Khả năng sản xuất

Mọi nền kinh tế đều có những nguồn lực hạn chế, do đó có những giới hạn về năng lực sản xuất và luôn luôn có sự bù trừ. Để sản xuất một mặt hàng nhiều hơn, nền kinh tế phải hy sinh một phần việc sản xuất mặt hàng khác. Điều này được minh họa bằng PPF. Khi chi phí cơ hội không đổi thì PPF là một đường thẳng.

– Thương mại trong thế giới có một yếu tố sản xuất đó là lao động

Bảng 3: Yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm

Sản phẩmQuốc giaABVải [X]1 giờ/mét2 giờ/métRượu vang [Y]3 giờ/lít4 giờ/lít

Một điểm nổi bật trong bảng này là quốc gia A có yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm thấp hơn và do đó có năng suất lao động cao hơn trong sản xuất hai loại sản phẩm. Trước hết, cần xác định lợi thế so sánh của từng quốc gia.

– Lợi thế so sánh của từng quốc gia

Chi phí cơ hộiQuốc giaABChi phí cơ hội sản phẩm X1/3Y1/2YChi phí cơ hội sản phẩm Y3X2X

So sánh chi phí cơ hội cho thấy quốc gia A có lợi thế so sánh trong sản xuất sản phẩm X [do có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất sản phẩm X], quốc gia B có lợi thế so sánh trong sản xuất sản phẩm Y [do có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất sản phẩm Y]. Như vậy, nếu một quốc gia có lợi thế so sánh trong sản xuất sản phẩm nào đó thì hoặc năng suất lao động tương đối trong sản xuất sản phẩm đó phải cao hơn các nước khác hoặc chi phí cơ hội trong sản xuất sản phẩm đó phải thấp hơn so với các nước khác.

– Phân tích lợi ích của thương mại

Khi chưa có thương mại, tỷ lệ giá trao đổi nội bộ ở quốc gia A là 1Y = 3X [1 sản phẩm Y trao đổi được 3 sản phẩm X]; quốc gia B là 1Y = 2X [1 sản phẩm Y trao đổi được 2 sản phẩm X]. Ở trạng thái cân bằng trên thế giới giá tương đối của sản phẩm Y phải nằm giữa hai giá trị này. Hàng hóa trao đổi giữa hai quốc gia theo tỷ lệ thương mại: 1Y tương ứng 2,5X. Với tỷ lệ trao đổi này cả hai quốc gia đều cùng có lợi.

– Ảnh hưởng của thương mại đối với tỷ lệ lương giữa hai quốc gia

Để xác định tỷ lệ lương, trước hết lưu ý rằng mức lương của mỗi quốc gia sẽ phải là bao nhiêu khi tính theo mặt hàng mà quốc gia đó sản xuất. Sau khi có thương mại, quốc gia A sản xuất vải [sản phẩm X]; do phải mất một giờ công lao động để sản xuất 1 mét vải, mức lương ở quốc gia A là 1 mét vải trên một giờ lao động. Tương tự, khi sản xuất rượu vang, quốc gia B sẽ cần 4 giờ lao động để có 1 lít rượu; do đó mức lương ở quốc gia B là 1/4 lít rượu trên 1 giờ lao động.

Để so sánh được mức lương tính theo rượu vang và vải, chúng ta phải sử dụng giá tương đối của hai loại hàng hóa trên. Nếu 1 lít rượu vang có giá trị bằng 1 mét vải thì mức lương của quốc gia B [nước ngoài] chỉ bằng 1/4 mức lương quốc gia A [nội địa]. Vì có mức lương thấp hơn, nước ngoài có lợi thế chi phí trong ngành sản xuất rượu vang mặc dù năng suất lao động kém hơn. Mặc dù có mức lương cao hơn, nội địa vẫn có lợi thế chi phí trong ngành sản xuất vải, bởi vì mức lương cao được bù lại bằng năng suất lao động cao hơn.

Hiện nay có một số phương pháp đo lường lợi thế so sánh hoặc cạnh tranh quốc gia, và một trong số đó là hệ số lợi thế so sánh trông thấy [Revealed Comparative Advantage – RCA]. Hệ số này do nhà kinh tế học Balassa đề xuất năm 1965 để đo lường lợi thế so sánh theo số liệu xuất khẩu như sau:

RCAXik = Xik: Xi/Xwk: Xw

Trong đó:

  • RCAXik: Chỉ số lợi thế so sánh trông thấy trong xuất khẩu của nước i đối với sản phẩm k;
  • Xik: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của nước i;
  • Xi: Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i;
  • Xwk: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k toàn cầu;
  • Xw: Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.

Ý nghĩa của công thức trên cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước i đối với sản phẩm k lớn hơn tỷ trọng sản phẩm đó trong tổng xuất khẩu của thế giới, tức là RCAXik > 1 thì nước i được coi là có lợi thế so sánh đối với sản phẩm k. Hệ số này càng lớn chứng tỏ lợi thế so sánh càng cao. Ngược lại, nếu RCAXik < 1 thì nước i không có lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm k. Chỉ số này đã được áp dụng cho nhiều quốc gia trên thế giới.

6.2. Lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều mặt hàng

Cho đến nay, phân tích của chúng ta vẫn dựa trên mô hình thương mại đơn giản chỉ có hai loại hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ. Sự phân tích này đã được đơn giản hóa, cho phép chúng ta rút ra nhiều luận điểm quan trọng về lợi thế so sánh và thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, để tiến sát dần với thực tế hơn, chúng ta cần phải hiểu lợi thế sánh hoạt động như thế nào trong trường hợp một mô hình có nhiều loại hàng hóa. Chúng ta giả định rằng thế giới chỉ có hai nước: nội địa và nước ngoài. Mỗi nước chỉ có một yếu tố sản xuất đó là lao động. Trình độ công nghệ mà mỗi nước sử dụng được phản ánh bằng yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm cho mỗi loại hàng hóa, đó là số giờ lao động để sản xuất một đơn vị hàng hóa. Yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm của nội địa ký hiệu là X, yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm của nước ngoài ký hiệu là Y. Điều này được minh họa bằng ví dụ sau đây:

Bảng 4: Yêu cầu lao động theo đơn vị của nội địa và nước ngoài

Hàng hóaYêu cầu lao động của nội địa [X]Yêu cầu lao động của nước ngoài [Y]Lợi thế năng suất tương đối của nội địa [Y/ X]Táo11010Chuối5408Cam3124Chà là6122Bánh mì1290,75

Nguồn: Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld, Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết và chính sách, NXB. Chính trị Quốc gia, H., 1996.

“Hai cột đầu của ví dụ tự bản thân chúng đã rõ. Cột thứ ba là tỷ lệ yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm của nước ngoài so với nội địa về từng loại hàng, hay lợi thế tương đối về năng suất của nội địa so với nước ngoài trong mỗi mặt hàng. Chúng ta đã xếp các loại hàng theo thứ tự lợi thế năng suất của nội địa so với nước ngoài trong mỗi mặt hàng. Theo đó nội địa có lợi thế nhất về táo và kém lợi thế nhất về bánh mì”2. Để xác định được nước nào có lợi thế so sánh về sản xuất hàng hóa nào cần phải đặt trong mối quan hệ giữa mức lương nội địa và nước ngoài. Paul R. Krugman đã chỉ rõ điểm then chốt để xác định lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều mặt hàng: “Nước nào sản xuất hàng hóa gì phụ thuộc vào tỷ lệ lương giữa nội địa và nước ngoài. Nội địa sẽ có lợi thế chi phí ở hàng hóa nào có năng suất lao động tương đối cao hơn mức lương tương đối của nó, và nước ngoài sẽ có lợi thế ở số hàng hóa khác. Chẳng hạn, nếu mức lương nội địa cao gấp 5 lần nước ngoài, thì táo và chuối sẽ được sản xuất ở nội địa, và cam, chà là và bánh mì sẽ được sản xuất ở nước ngoài. Nếu như mức lương nội địa chỉ cao gấp 3 lần nước ngoài, nội địa chỉ sản xuất táo, chuối và cam, trong khi nước ngoài sản xuất chà là và bánh mì”.

Theo quy luật lợi thế so sánh, nội địa sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu táo, chuối và cam cho nước ngoài, đồng thời nhập khẩu chà là và bánh mì từ nước ngoài; còn nước ngoài thì ngược lại. Bằng việc chuyên môn hóa và trao đổi như vậy, cả nội địa và nước ngoài sẽ cùng đạt được lợi ích.

6.3. Lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều nước

Trong quy mô hai nước, mô hình thương mại luôn đúng. Với hai loại hàng hóa, mô hình thương mại được quyết định bởi lợi thế so sánh dựa trên đại lượng tương đối về lao động. Trong mô hình nhiều nước, có sự xuất hiện của tiền, mô hình thương mại được quyết định bởi tiền lương và chi phí lao động tương đối. Tuy nhiên, khi ba nước được đưa ra xem xét, chuyên môn hóa trong mô hình không đúng.

Trở lại với thế giới chỉ có hai loại hàng hóa, nhằm đơn giản việc phân tích, chúng ta hãy kiểm nghiệm trường hợp trao đổi giữa ba nước để khái quát hóa mô hình thương mại. Ví dụ sau đây chỉ ra một cơ sở rõ ràng cho việc trao đổi bởi vì giá trị trao đổi khác nhau giữa các nước. Để làm rõ các đánh giá ở trên, hãy xem xét và phân tích ví dụ sau:

Bảng 5: Mô hình thương mại ba quốc gia, hai loại hàng hóa

Quốc gia Cá [F] Dao kéo [C]Tỷ lệ giá trước thương mạiThụy Điển4 giờ/1 đơn vị10 giờ/1 đơn vị1C = 2,5 FĐức5 giờ/1 đơn vị15 giờ/1 đơn vị1C = 3 F Pháp5 giờ/1 đơn vị20 giờ/1 đơn vị 1C = 4 F

Mục tiêu trao đổi chỉ xảy ra giữa hai quốc gia có giá trị trước thương mại [giá nội bộ] chênh lệch nhất. Ở đây ta thấy lợi ích của thương mại xảy ra giữa Thụy Điển và Pháp bởi vì tỷ lệ giá nội bộ giữa hai nước này cách xa nhau nhất. Cân bằng trong trao đổi sẽ nằm giữa tỷ lệ 1C : 2,5F và 1C : 4F [dấu : với nghĩa là đổi].

Thụy Điển có lợi thế so sánh về sản xuất dao kéo [do 10/20 < 4/5], Pháp có lợi thế so sánh về sản xuất cá và mô hình thương mại giữa hai nước được quyết định như trong trường hợp mô hình thế giới chỉ có hai nước. Vậy còn nước Đức? Quốc gia này có thể thực hiện thương mại hay không? Nếu có thì hàng hóa nào của Đức sẽ có lợi thế?

Giống như hàng hóa trung gian trong trường hợp có nhiều loại hàng hóa, vai trò thương mại của nước trung gian không có câu trả lời. Việc tham gia thương mại của Đức sẽ phụ thuộc vào điều kiện trao đổi quốc tế. Ba khả năng tồn tại trong khoảng 1C : 2,5F – 1C : 4F. Điều kiện thực hiện trao đổi có thể là 1C : 3F; 1C : > 3F hay 1C : < 3F.

– Trong trường hợp thứ nhất [1C : 3F], điều kiện thực hiện thương mại chính xác bằng với giá nội địa ở Đức. Như vậy Đức không có lợi khi thực hiện trao đổi.

– Trong trường hợp thứ hai [1C : > 3F], ví dụ 1C = 3,5F, Đức sẽ có lợi khi thực hiện trao đổi vì tỷ lệ trao đổi quốc tế khác với tỷ lệ trao đổi trong nước. Như vậy Đức sẽ có lợi khi xuất khẩu dao kéo [C] và nhập khẩu cá [F]. Đức sẽ đổi được 1C lấy 3,5F trong khi trong nước 1C chỉ đổi được 3F. Mô hình trao đổi trên thế giới lúc này sẽ là Đức và Thụy Điển xuất khẩu dao kéo [C] và nhập khẩu cá [F] từ Pháp.

– Trong trường hợp thứ ba [1C : < 3 F], ví dụ 1C = 2,8F, Đức có thể thực hiện thương mại vì tỷ lệ trao đổi 1C = 2,8F khác với 1C = 3F tại Đức. Tuy nhiên, mô hình trao đổi này không giống như ở trường hợp thứ hai. Lúc này Đức sẽ xuất khẩu cá [F], nhập khẩu dao kéo [C] và chỉ cần 2,8F có thể đổi được 1C, trong khi đó tỷ lệ trao đổi trong nước là 3F : 1C. Mô hình thương mại của thế giới sẽ là Pháp và Đức xuất khẩu cá và nhập khẩu dao kéo từ Thụy Điển. Khi tỷ lệ trao đổi thương mại quốc tế được xác định, ta sẽ biết được nước nào là nước trung gian. Thương mại sẽ xảy ra chỉ khi tỷ lệ trao đổi trên thế giới lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ giá trao đổi nội địa.

Lợi thế so sánh là gì cho ví dụ?

Lợi thế so sánh xảy ra khi một quốc gia có khả năng sản xuất một mặt hàng với chi phí cơ học thấp hơn so với quốc gia khác. Ví dụ, giả sử quốc gia A có khả năng sản xuất cả mặt hàng X và mặt hàng Y, trong khi quốc gia B chỉ có khả năng sản xuất mặt hàng Y với chi phí cơ học thấp hơn.

Lợi thế so sánh của một quốc gia là gì?

Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế.

Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh khác nhau như thế nào?

Lợi thế tuyệt đối là một nước có khả năng sản xuất ra lượng sản phẩm lớn hơn các nước bằng lượng đầu vào tương tự, còn lợi thế so sánh là một nước có thể sản xuất một hàng hóa nào đó với chi phí thấp hơn nước khác.

Lợi thế so sánh tuyệt đối của ai?

Như vậy, mặc dù còn nhiều hạn chế song lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo là sự phát triển của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.

Chủ Đề