Vaăn bản hướng dẫn về sự kiện bất khả kháng năm 2024

Khi thực hiện giao kết hợp đồng, các bên tham gia phải tôn trọng và tuân thủ các thỏa thuận đã ký kết. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bất khả kháng, các bên không thể thực hiện theo đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Vậy, điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng nên ghi như thế nào cho hợp lý nhất?

1. Trường hợp bất khả kháng là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 156, Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp bất khả kháng [sự kiện bất khả kháng] được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được, không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trường hợp bất khả kháng không thể lường trước được.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ không thể biết được về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình.

Cụ thể:

  • Tính khách quan

Đặc điểm này thể hiện sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện khách quan, do nguyên nhân tự nhiên hoặc con người gây ra, không phụ thuộc vào ý chí của bên vi phạm nghĩa vụ, bên chịu tác động của sự kiện bất khả kháng.

Ngoài ra, sự kiện bất khả kháng phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc bên vi phạm không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình với bên còn lại.

Ví dụ: sóng thần, động đất, thiên tai, chiến tranh, đình công, bạo loạn…

  • Không thể lường trước được

Sự kiện bất khả kháng nằm ngoài khả năng kiểm soát, không lường trước được của bên vi phạm nghĩa vụ. Các bên trong hợp đồng không thể nhìn thấy hoặc dự kiến trước, không biết sự kiện bất khả kháng sẽ xảy ra, không thể kiểm soát hoặc ngăn chặn sự việc xảy ra.

Ví dụ: Chỉ thị của Chính phủ, quyết định của các Cơ quan hành chính địa phương…

  • Không thể giải quyết, khắc phục được.

Bên vi phạm nghĩa vụ không thể giải quyết, khắc phục được hậu quả dù đã cố gắng thực hiện mọi giải pháp. Bên vi phạm cần nỗ lực hết sức để khắc phục sự kiện bất khả kháng, hoặc tác động tới hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra nhằm hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra.

2. Lưu ý khi soạn thảo điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng

Trên thực tế, nếu chỉ dựa vào 3 đặc điểm trên, việc chứng minh một sự kiện là bất khả kháng sẽ không dễ dàng. Do đó, để hạn chế tranh chấp liên quan đến việc xác định một sự kiện xảy ra có phải là bất khả kháng không, các bên cần thỏa thuận trước về các điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng nên ghi như thế nào bằng cách:

Lưu ý một số điều khi soạn thảo hợp đồng.

  • Thống nhất rõ ràng thế nào được coi là sự kiện bất khả kháng

Các bên có thể dựa vào quy định của pháp luật để soạn thảo điều khoản bất khả kháng một cách chung nhất, và liệt kê tối đa các trường hợp cụ thể được xem là sự kiện bất khả kháng tùy vào từng thời điểm, hoàn cảnh thực hiện hợp đồng.

  • Quy định về nghĩa vụ thông báo khi sự kiện bất khả kháng xảy ra

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm nghĩa vụ cần thông báo tới bên bị vi phạm về tình huống xảy ra trong một thời hạn nhất định. Điều này giúp đảm bảo thiện chí hợp tác giữa 2 bên.

  • Thỏa thuận về phương án xử lý kèm theo trách nhiệm của 2 bên khi gặp sự kiện bất khả kháng

Các bên có thể thỏa thuận về việc chia sẻ thiệt hại, hoặc chấm dứt hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, tùy thuộc vào mong muốn của các bên.

3. Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng nên ghi như thế nào?

Khi soạn thảo hợp đồng, để hạn chế tối đa tranh chấp trong trường hợp sự kiện bất khả kháng xảy ra, các bên cần có thể lựa chọn, xây dựng các điều khoản cụ thể về sự kiện bất khả kháng theo một trong các phương pháp dưới đây:

  1. Phương pháp trừu tượng hóa [định nghĩa]: Các bên đưa ra định nghĩa khái quát về sự kiện bất khả kháng.
  • Ưu điểm: Tính khái quát cao, tránh bỏ sót các trường hợp có thể xảy ra.
  • Nhược điểm: Chung chung, trừu tượng, khó áp dụng, do đó dễ xảy ra tranh chấp.

Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng nên ghi như thế nào?

  1. Phương pháp liệt kê: Các bên tham gia sẽ liệt kê trong hợp đồng hàng loạt các sự kiện được cho là bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng sẽ được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài việc thực hiện hợp đồng.
  • Ưu điểm: Chi tiết, cụ thể, dễ dàng áp dụng.
  • Nhược điểm: Không lường hết được các sự kiện bất khả kháng có thể xảy ra.
  1. Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp kết hợp giữa 2 phương pháp trên, vừa đưa ra định nghĩa về sự kiện bất khả kháng, vừa liệt kê các sự kiện được cho là sự kiện bất khả kháng.
  • Ưu điểm: Khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên. Trường hợp các bên chưa liệt kê hết các sự kiện được cho là bất khả kháng thì hoàn toàn có thể dựa vào định nghĩa để xác định sự kiện đó có phải là sự kiện bất khả kháng hay không
  • Nhược điểm: Chưa chặt chẽ hoàn toàn về việc quy định một sự kiện được coi là bất khả kháng. Trên đây là một số nội dung liên quan đến sự kiện bất khả kháng và câu trả lời cho thắc mắc: Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng nên ghi như thế nào? Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.

Chủ Đề