Vacxin Abhayrab có tác dụng bao lâu

04:05' CH - Thứ tư, 05/09/2018

VẮC XIN DẠI TẾ BÀO VERO TINH CHẾ


Thành phần trong mỗi liều đơn:

Vắc xin đông khô liều miễn dịch đơn có chứa hoạt tính bảo vệ tương đương hoặc lớn hơn 2.5 đơn vị Quốc tế (UI) ngay cả khi để ở 37oC trong 4 tuần.

Vắc xin dại (chủng L.Pasteur 2061/VERO) được nhân giống trên tế bào Vero, được bất hoạt bằng beta-propiolactone.

Thiomersal 0.01% có vai trò là chất bảo quản.

Maltose………………………vừa đủ cho mỗi liều miễn dịch

Human Serum Albumin…….vừa đủ cho mỗi liều miễn dịch

Kháng sinh Neomycin, Kanamycin và Polymicin B sulfate được sử dụng trong quá trình nuôi cấy virus được loại ra tối đa trong quá trình tinh chế và không có mặt trong vắc xin thành phẩm.


Thành phần trong ống dung môi hoàn nguyên:

Nước pha tiêm …. Vừa đủ 0.5 mL

-Tạo miễn dịch chủ động chống lại virus Dại để dự phòng và điều trị sau khi phơi nhiễm cho người ở tất cả các lứa tuổi.

- Để tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại sau khi phơi nhiễm (sau khi tiếp xúc với con vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại). Xem bảng 1 theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

- Để tạo miễn dịch dự phòng của những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như bác sỹ thú y, nhân viên y tế, nhân viên làm việc trong rừng hoặc sở thú, thợ săn, nhân viên phòng thí nghiệm có tiếp xúc với nguyên liệu có nghi ngờ mang virus dại, người có vật nuôi trong nhà.

Cách dùng: Hoàn nguyên vắc xin đông khô cùng với dung dịch pha loãng kèm theo. Tiêm bắp vắc xin hoàn nguyên (toàn bộ vắc xin chứa trong lọ) vào vùng cơ delta. Vắc xin hoàn nguyên phải được sử dụng ngay và không giữ lại để sử dụng sau.

Tiêm bắp (IM): người lớn tiêm ở vùng cơ Delta cánh tay, trẻ em tiêm ở mặt trước bên đùi. Không tiêm vào vùng mông.

Trong một số trường hợp có thể áp dụng Tiêm trong da (ID), tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.

Một liều tiêm bắp (IM) là 0,5mL vắc xin đã hoàn nguyên.

Một liều tiêm trong da (ID) là 0,1mL vắc xin đã hoàn nguyên, nghĩa là bằng 1/5 liều tiêm bắp.

Phác đồ tiêm vắc xin nên được áp dụng theo tình huống tiêm vắc xin và tình trạng miễn dịch đối với bệnh dại của người tiêm.


Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:

-Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0,5mL/ liều) vào Ngày 0, Ngày 7, Ngày 28.

-Các mũi tiêm nhắc: cách 5 năm.

-Lịch tiêm vào Ngày 28 có thể tiêm vào Ngày 21.

Tiêm vắc xin “điều trị” (dự phòng bệnh dại sau khi xác định hay theo dõi phơi nhiễm):

Việc điều trị vết thương rất quan trọng và phải được thực hiện ngay sau khi bị cắn. Đầu tiên, phải rửa vết thương với thật nhiều nước và xà phòng hay thuốc làm sạch vết thương, sau đó bôi cồn 70o, cồn iod hay dung dịch dẫn xuất amonium bậc 4 tỷ lệ 0,1/ 100 (chú ý là phải rửa sạch xà phòng ở vết thương vì 2 chất này trung hòa lẫn nhau).

Vắc xin điều trị phải được thực hiện dưới sự giám sát y khoa và chỉ tiêm tại Trung Tâm Điều Trị Bệnh Dại.

Tiêm vắc xin ở người chưa tiêm dự phòng:

Người lớn và trẻ em dùng cùng 1 liều: tiêm 5 mũi, mỗi mũi tiêm 0,5mL vào Ngày 0, Ngày 3, Ngày 7, Ngày 14, Ngày 28 và Ngày 90 (tùy chọn).

Trong trường hợp phơi nhiễm độ III (xem Bảng 1), phải tiêm Immunoglobulin dại, kết hợp với vắc xin. Tạo miễn dịch thụ động bổ xung vào Ngày 0 được yêu cầu với:

-Immunoglobulin dại có nguồn gốc từ người (HRI): 20 IU/ kg cân nặng cơ thể.

-Immunoglobulin dại có nguồn gốc từ ngựa: 40 IU/ kg cân nặng cơ thể.

Tiêm vắc xin và immunoglobulin kháng dại bằng hai bơm tiêm riêng rẽ và tiêm ở các vị trí khác nhau.

Trong vùng có dịch bệnh ở súc vật, độ nặng của một vài trường hợp phơi nhiễm tuỳ thuộc vào độ nặng của vết thương và/ hoặc vị trí vết thương (gần hệ thần kinh trung ương), đến khám trễ hay tình trạng suy giảm miễn dịch của cá nhân, mà có thể thay đổi, tuỳ trường hợp, tiêm 2 mũi vào Ngày 0.

Tiêm vắc xin ở người đã tiêm dự phòng (và có sổ tiêm ngừa để biết chắc chắn lịch tiêm ngừa trước đây):

Tiêm vắc xin trong vòng 5 năm trở lại đây (vắc xin dại loại nuôi cấy trên tế bào): 2 mũi tiêm vào Ngày 0 và Ngày 3.

Tiêm vắc xin đã hơn 5 năm hay tiêm không đầy đủ, bệnh nhân được xem như trường hợp không chắc chắn có chủng ngừa.

Đối với tiêm ngừa sau phơi nhiễm, Tổ chức Y tế Thế Giới công nhận hiệu lực của việc tiêm vắc xin dại bằng đường tiêm trong da (ID). Nếu Abhayrab được tiêm trong da, các hướng dẫn và thận trọng sau cần được tôn trọng triệt để.

Một liều tiêm trong da là 0,1 mL vắc xin hoàn nguyên, nghĩa là bằng 1/5 liều tiêm bắp.

Tiêm vắc xin ở người chưa tiêm dự phòng:

Phác đồ “2-2-2-0-2” được khuyên dùng:

- Hai mũi tiêm trong da, mỗi mũi 0,1 mL tại hai vị trí khác nhau vào Ngày 0, Ngày 3, Ngày 7, Ngày 28.

Tiêm vắc xin ở người đã tiêm dự phòng:

Tiêm nhắc khẩn cấp: 0,1 mL vào Ngày 0 và Ngày 3.

- Không tiêm bắp ở người có rối loạn chảy máu như hemophili hoặc giảm tiểu cầu.

Trường hợp trước phơi nhiễm:

+ Sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnh mạn tính.

+ Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

Trường hợp sau phơi nhiễm:

Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm, do vậy không có chống chỉ định nào trong trường hợp điều trị sau phơi nhiễm.

Không có sự tương tác với các chế phẩm khác. Tuy nhiên không sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid vì những thuốc này có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ.

Abhayrab là vắc xin dại tế bào vero tinh chế nên rất an toàn. Các tác dụng phụ nhẹ tại chỗ tiêm và toàn thân như: đau tại chỗ tiêm, ngứa, sốt, chóng mặt đau đầu… nói chung ít gặp. Hiếm hơn nữa là các phản ứng sốc phản vệ, mày đay.

1.Không sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid vì những thuốc này có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ.

2.Trong trường hợp vết cắn rất nặng và tại vị trí vết thương, gần đầu, nên thấm tại chỗ vết thương bằng globulin miễn dịch kháng virus dại.

3.Trì hoãn việc bắt đầu điều trị sau phơi nhiễm, điều trị không triệt để hay không thường xuyên có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại.

1. Phụ nữ có thai: Hiện chưa có các bằng chứng liệu Abhayrab có gây ra quái thai hay không hoặc ảnh hưởng trên khả năng sinh sản. Vì vậy chỉ dùng trên phụ nữ có thai khi rõ ràng cần thiết

2. Phụ nữ cho con bú: bệnh dại là bệnh chết người vì vậy không có hạn chế nào trên phụ nữ cho con bú

3. Sử dụng ở trẻ em: bệnh dại là bệnh chết người, không có giới hạn tuổi tác và sử dụng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi.

Bảo quản ở nhiệt độ 2-8 oC, tránh đông đá

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

-Hộp 1 lọ vắc xin đông khô kèm 1 lọ dung môi hoàn nguyên và 1 xylanh vô trùng.

-Hộp 10 lọ vắc xin đông khô đơn liều + 10 lọ dung môi hoàn nguyên vắc xin và 10 xylanh vô trùng

-Hộp 50 lọ vắc xin đông khô + hộp 100 lọ dung môi hoàn nguyên

Tóm tắt hướng dẫn điều trị theo WHO

Bảng 1. Hướng dẫn điều trị sau khi phơi nhiễm ( Khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới WHO)

Phân Loại tiếp xúc với con vật nghi ngờ bị dại hoặc đã xác định là bị bệnh dại

ITiếp xúc hoặc cho súc vật ăn. Súc vật liếm trên da lành.Không điều trị nếu có bệnh sử đáng tin cậy

IIGặm vùng da trần, bị xước nhẹ hoặc xước không bị chảy máu, liếm trên vùng da bị trầy xước.Tiêm vắc xin ngay lập tức. Ngưng điều trị nếu súc vật vẫn khoẻ mạnh trong thời gian 10 ngày hoặc bị giết và có âm tính với virus dại khi xét nghiệm bằng phương pháp thích hợp

IIIMột hoặc nhiều vết cắn qua da hoặc vết xước bị nhiễm nước dãi (liếm)Sử dụng Globulins miễn dịch và tiêm vắc xin ngay lập tức. Ngưng điều trị nếu như súc vật vẫn khoẻ mạnh khi được quan sát trong 10 ngày hoặc nếu súc vật bị giết và ấm tính với virus dại khi xét nghiệm bằng kỹ thuật thích hợp.

_

 

Abhayrab là vắc xin dại tế bào vero tinh chế do công ty Human Biologicals Ltd - Ấn Độ sản xuất được cấp phép lưu hành tại Việt Nam theo số đăng ký QLVX-0805-14. Các phản ứng sau tiêm chủng vắc xin Abhayrab có thể gặp ở tại chỗ và toàn thân như sốt, chóng mặt, đau đầu, đau tại chỗ tiêm, ngứa… Tuy nhiên, theo thông tin của nhà sản xuất thì các phản ứng nêu trên rất ít gặp [1, 2]. Hiếm hơn nữa là các phản ứng sốc phản vệ, mày đay.

Một nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010 về đánh giá tác dụng phụ sau điều trị dự phòng dại so sánh phản ứng sau tiêm chủng vắc xin phòng bệnh dại theo 2 phác đồ Essen (4 liều 2-1-1) và Zagreb (5 liều). 1.685 người được theo dõi, trong đó 265 (15,7%) tiêm theo phác đồ Essen và 1.420 người tiêm theo phác đồ Zagreg. 761 (45,2%) người được tiêm vắc xin Verorab và 924 (54,8%) người tiêm vắc xin Abhayrab. Kết quả cho thấy tác dụng phụ gặp ở nữ nhiều hơn và sau mũi 1 ghi nhận phản ứng nhiều hơn ở các mũi tiêm sau đó. Vắc xin Abhayrab và phác đồ tiêm 2-1-1 ghi nhân phản ứng cao hơn cao hơn. Tỷ lệ phản ứng sau tiêm Abhayrab là: sốt chiếm 23,8%; đau tại chỗ tiêm là 8,9%, mệt mỏi là 13,6%, nhức đầu là 9,7%, đau khớp (6,8%) [3, 4].

Một nghiên cứu khác ở Ấn Độ năm 2008, khi tiêm huyết thanh dại (Equirab) và vắc xin Abhayrab cho 1.494 trẻ dưới 15 tuổi bị chó cắn vết thương độ 3 kết quả cho thấy không ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm, chỉ ghi nhận phản ứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, ngoài ra ghi nhận các phản ứng tại chỗ như sưng, đau hay ngứa tại chỗ tiêm. Có 3% bệnh nhân có hội chứng mệt mỏi do tiêm huyết thanh [5].

Từ đầu năm đến nay, theo báo cáo của 26 tỉnh, thành phố về phản ứng thông thường trong tiêm chủng dịch vụ ghi nhận 28 trường hợp sốt, 94 trường hợp sưng đau tại chỗ tiêm sau tiêm chủng vắc xin vắc xin Abhayrab. Các trường hợp nêu trên bao gồm 16 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng văc xin Abhayrab tại tỉnh Tây Ninh theo báo cáo của Trung tâm DI & ADR quốc gia ngày 11/8/2015. Số liều vắc xin Abhayrab sử dụng khoảng 49.685 liều (tỷ lệ phản ứng sau tiêm do sốt là 0,05%; sưng đau tại chỗ tiêm là 0,18%) thấp hơn so với thống kê của nhà sản xuất và các nghiên cứu trước đó.

 
TÀI LIỆU THAM KHẢO  

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế


 

Admin