Vai trò của giáo viên hướng dẫn trong nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ không thể thiếu của GV

Vai trò của NCKH đối với GV được đưa ra thông qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Cùng với hoạt động giảng dạy thì NCKH là một nhiệm vụ không thể thiếu của GV ở cơ sở GDĐH. Giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược, hai hoạt động có mối quan hệ gắn bó hữu cơ chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau.

Nhấn mạnh điều này, TS Phan Thị Thanh Thảo, Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Đô, cho rằng, tham gia NCKH sẽ giúp GV củng cố kiến thức chuyên môn, lựa chọn thông tin, kiến thức, bổ sung thêm lượng kiến thức mới để hoàn thiện những kiến thức của mình từ kiến thức chuyên ngành khác.

NCKH cũng giúp GV có điều kiện đào sâu, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy, kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung kiến thức chưa chuẩn xác trong bài giảng của mình.

GV NCKH một mặt vừa củng cố lại kiến thức chuyên môn, mặt khác có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn từ những kiến thức từ các chuyên ngành khác.

Tham gia NCKH góp phần phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của GV, đồng thời hình thành ở GV phẩm chất của nhà khoa học. Giúp GV tìm hiểu, cập nhật những thông tin, kiến thức mới, bổ trợ cho bài giảng của mình sinh động hơn, làm cho bài giảng có tính thời sự, tính khoa học và tính thực tiễn.

“Tham gia NCKH tạo điều kiện cho GV tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Đối với GV trẻ, NCKH sẽ làm cho họ trưởng thành nhanh chóng, góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường...

NCKH còn góp phần khẳng định uy tín của các cơ sở GDĐH. Mỗi bài viết tham gia hội thảo được đánh giá cao, mỗi công trình NCKH ở các cấp, mỗi bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành gắn với tên cơ sở GDĐH là một lần thương hiệu và uy tín nhà trường được thể hiện” – TS Phan Thị Thanh Thảo chia sẻ.

TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Đô.

Cần đổi mới nhận thức, tư duy, phương pháp tiến hành NCKH

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của NCKH ở cơ sở GDĐH nói chung, đối với GV nói riêng, nên thời gian gần đây, việc đẩy mạnh NCKH đã được các cơ sở GDĐH xác định là một trong những hoạt động chủ yếu để nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy.

Vì vậy, lãnh đạo các cơ sở GDĐH đã quan tâm sâu sát hơn, đầu tư nhiều hơn cho hoạt động NCKH của đội ngũ GV. Nhờ đó NCKH ở các cơ sở GDĐH mà nòng cốt là đội ngũ GV đã có những chuyển biến bước đầu và khởi sắc. Tuy nhiên, phải nghiêm túc thừa nhận rằng, NCKH của GV còn nhiều hạn chế.

Một số hạn chế cụ thể được TS Phan Thị Thanh Thảo đưa ra, trong đó có việc NCKH của đội ngũ GV chưa tương xứng với năng lực và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở các cơ sở GDĐH.

NCKH chưa thu hút được nhiều GV tham gia NCKH thể hiện ở số lượng bài viết đã công bố, chất lượng các công trình khoa học đã nghiệm thu, chủ yếu là vì trách nhiệm, làm cho xong, mang tính đối phó.

GV ngại tham gia NCKH nên chưa chú tâm đến NCKH mà chỉ quan tâm đầu tư nhiều hơn cho công tác giảng dạy.

NCKH được đặt ra như một nhiệm vụ bắt buộc và là một tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá GV.

NCKH của đội ngũ GV ở không cơ sở GDĐH còn khá tẻ nhạt, thậm chí còn “quên”, chứa đựng nhiều hạn chế, bất cập, chưa được quan tâm đúng mức, chưa ngang tầm với nhiệm vụ chuyên môn của GV.

GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của NCKH, do vậy, hầu hết các bạn GV đều chưa thực sự chủ động đưa ra các đề tài nghiên cứu.

Ở một số cơ sở GDĐH còn tồn tại tình trạng khác biệt về chương trình đào tạo trong một cấp học, ngành học. Vẫn còn một số cơ sở GDĐH không đưa môn phương pháp NCKH vào giảng dạy cho GV. Do vậy, tồn tại một bộ phận GV chưa nắm được phương pháp NCKH, cách tìm tài liệu tham khảo, thậm chí, chưa nắm được cách xây dựng đề cương, cách trình bày một công trình NCKH.

Nguồn thu nhập chính yếu của các GV hầu hết đến từ việc giảng dạy. NCKH tốn nhiều thời gian, công sức, trong khi thu nhập lại ít ỏi. Vì thế, nhiều GV dạy vượt quá số giờ quy định nhiều lần, cá biệt một số GV còn đi dạy thêm vì thù lao mỗi tiết dạy cao hơn. Do vậy, GV “lãng quên” NCKH là điều không hề khó hiểu.

Ngoài ra, chưa có một chế tài đủ đối với đối với GV không tham gia NCKH.. Thậm chí nhiều GV [có trình độ TS, PGS] ở không ít cơ sở GDĐH không có công trình khoa học nào trong thời gian dài nhưng vẫn được giảng dạy đang là tình trạng phổ biến.

Kinh phí phục vụ cho NCKH của GV không nhiều, thậm chí nhiều năm không có. Đây cũng là điểm bất cập, gây khó khăn cho hoạt động NCKH các GV.

Hội đồng khoa học ở nhiều cơ sở GDĐH mới chỉ hoạt động ở việc tổ chức đánh giá nghiệm thu, chưa đưa ra được những định hướng NCKH hàng năm cho GV.

Chính sách khuyến khích NCKH đối với GV còn thiếu đồng bộ và chưa tạo được động lực cho GV.

Để GV coi NCKH là nhu cầu tự thân, theo TS Phan Thị Thanh Thảo, các cơ sở GDĐH cần tự giác thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về KHCN, về khuyến khích hoạt động khoa học công nghệ.

GV cần đổi mới cả về nhận thức, tư duy và phương pháp tiến hành nghiên cứu khoa học.

Cùng với các chế tài mạnh hơn, là sử dụng các biện pháp khuyến khích GV tham gia NCKH như khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức có thành tích nghiên cứu khoa học nhằm tạo động lực và kích thích tính tích cực tự giác tham gia NCKH của GV.

Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho GV NCKH cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy hoạt động NCKH của GV.

          Trường Chính trị tỉnh Kon Tum thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cho hệ thống chính trị cấp cơ sở và tương đương của tỉnh. Cùng với hoạt động giảng dạy thì nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ không thể thiếu của giảng viên.
          Đây là hai hoạt động có mối quan hệ gắn bó hữu cơ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. Giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học vừa củng cố được kiến thức chuyên môn vừa có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn những kiến thức từ chuyên ngành khác. Vì khi tham gia nghiên cứu khoa học sẽ giúp giảng viên lựa chon thông tin, kiến thức, bổ sung thêm lượng kiến thức mới để hoàn thiện những kiến thức của chính mình.

          Nghiên cứu khoa học giúp giảng viên mở rộng được vốn kiến thức của mình và vận dụng những kiến thức lý luận ấy vào trong thực tiễn giảng dạy. Đồng thời nghiên cứu khoa học còn giúp cho người giảng viên có được phong cách và phương pháp làm việc khoa học, đặt các vấn đề trong một khung tác động đa chiều với cách nhìn khách quan, chính xác.

          Bên cạnh đó, thông quan nghiên cứu khoa học còn giúp cho giảng viên rèn luyện khả năng tư duy, kỹ năng phân tích, tồng hợp, so sánh, đánh giá, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm....với nhiều hình thức nghiên cứu khác nhau như: viết tham luận,viết bài cho trang Website của trường, viết bài cho các hội thảo, viết bài Nội san [thông tin lý luận và thực tiễn] làm đề tài nghiên cứu khoa học.

          Tham gia nghiên cứu khoa học còn giúp giảng viên tìm hiểu, cập nhật những thông tin, kiến thức mới, bổ trợ cho bài giảng của mình sinh động hơn, làm cho bài giảng có tính thời sự, tính khoa học và tính thực tiễn. Bởi vì, để có một bài giảng hay buộc giảng viên phải có kiến thức chuyên môn vững, tầm hiểu biết rộng. Muốn vậy, giảng viên phải tự học, không ngừng nghiên cứu tìm tòi kiến thức bằng nhiều hoạt động trong đó có hoạt động nghiên cứu khoa học. Qua tham gia nghiên cứu khoa học, giảng viên sẽ thấy được những hạn chế, những "lỗ hổng" trong kiến thức của mình để kịp thời bổ sung, cập nhật. Nghiên cứu khoa học sẽ làm cho giảng viên nhất là giảng viên trẻ trưởng thành nhanh chóng góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.

          Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học, trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học đã được lãnh đạo Nhà trường xác định là một trong những hoạt động chủ yếu để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Chính vì vậy, Đảng ủy và Ban giám hiệu Nhà trường luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học, lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời, quan tâm sâu sát đến công tác nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường đã có những chuyển biến bước đầu và khởi sắc.

          Với đội ngũ 19 giảng viên, 8 giảng viên chính, 1 giảng viên cao cấp, trong đó có 02 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, 5 giảng viên đang theo học thạc sĩ, 6 cử nhân, đây là đội ngũ có đủ năng lực chuyên môn để tiến hành tham gia nghiên cứu khoa học, góp phần vào nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường Chính trị tỉnh Kon Tum chưa tương xứng với năng lực và yêu cầu của trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Một năm Nhà trường chỉ  thực hiện được 2-3 đề tài nghiên cứu khoa học là một sự lãng phí lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thu hút được nhiều giảng viên tham gia, các bài viết chủ yếu là vì trách nhiệm, mang tính đối phó. Giảng viên còn ngại tham gia nghiên cứu khoa học nên chưa chú tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học mà chỉ quan tâm và dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy.

          Xuất phát từ vài trò của công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn tại trường Chính trị tỉnh Kon Tum trong việc nghiên cứu khoa học, cá nhân tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

          Thứ nhất, giảng viên cần đổi mới cả về nhận thức, tư duy và phương pháp tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì, nghiên cứu khoa học là một việc không dễ dàng, đòi hỏi sự đầu tư và phương pháp làm việc nghiêm túc. Nghiên cứu khoa học để trang bị thêm kiến thức phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, nên giảng viên cần tiến hành với tinh thần tự giác, và sự đam mê.

          Thứ hai, Nhà trường cần có các biện pháp nhằm khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, như cần có chế độ khen thưởng đối với các cá nhân và tập thể có thành tích trong nghiên cứu khoa học nhằm tạo động lực và kích thích tính tích cực tự giác của giảng viên đối với công tác nghiên cứu khoa học.

          Thứ ba, cần tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Ngoài nguồn từ kinh phí từ ngân sách, Nhà trường cần trích lập một phần kinh phí từ các lớp ngoài kế hoạch để đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.

          Thứ tư, cụ thể hóa Quy chế Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường chính trị  tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho phù hợp  theo hướng đảm bảo sự cân đối giữa hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy.

Video liên quan

Chủ Đề