Vai trò của việc học ngữ pháp tiếng Anh

1931 Lượt xem

Khi nhắc đến tiếng Anh người ta nghĩ ngay đó là ngôn ngữ toàn cầu, ngôn ngữ chính thức trên toàn thế giới và các tổ chức quốc tế toàn cầu đều lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội ngày nay thì tầm quan trọng của Tiếng Anh là không thể phủ nhận. Nhận thức được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh đối với đời sống và bắt đầu học tiếng Anh, nhưng các em lại không biết mình phải học từ đâu. Vieclam123.vn xin khẳng định giúp các bạn: “các bạn nên chọn học ngữ pháp tiếng Anh đầu tiên, rồi sau đó bổ sung kiến thức khác sau” Dưới đây chúng tôi cũng xin trình bày cho các bạn biết tầm quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh từ đó các bạn sẽ hiểu được vì sao chúng tôi lại khẳng định như vậy.

>> Tìm hiểu thêm: Những điều phụ huynh cần biết khi tìm gia sư lớp 1 cho con

1. Tầm quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh nói chung

- Ngữ pháp tiếng Anh là các cấu trúc về ngữ pháp, chỉ sự đặt câu đúng trình tự, đúng mối quan hệ và hài hòa giữa các từ để có thể tạo nên một câu hoàn chỉnh, nhằm truyền đạt thông tin một cách chính xác nhất. Ngữ pháp tiếng Anh có thể khái quát thành dạng trong câu, sự hài hòa giữa các yếu tố trong câu.

- Có rất nhiều quan điểm khác nhau nói về việc học ngữ pháp tiếng Anh. Có người cho rằng không nhất thiết phải học ngữ pháp tiếng Anh và nghĩ rằng ngữ pháp tiếng Anh không quan trọng. Nhưng cũng có những người lại cho rằng nên học ngữ pháp trước khi bắt đầu học sang các nội dung khác.  Có những người lại cho rằng ngữ pháp tiếng Anh có thể tích lũy dần dần qua thời gian, qua giao tiếp, qua học tập,... Chính vì vậy mà những người không xem trọng ngữ pháp đã bỏ qua việc học ngữ pháp và cho rằng làm như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và đẩy nhanh được tiến trình học tập.

- Tuy nhiên, chính việc bỏ qua ngữ pháp và bắt tay vào học các phần khác của tiếng Anh đã làm cho các bạn tốn kém hơn về mặt thời gian, và điều quan trọng là nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học Anh ngữ của bạn.

- Ta có thể so sánh việc học ngữ pháp tiếng Anh với việc học các con số, các phép toán cộng trừ nhân chia trong Toán học. Nếu không học được các con số và các phép tính cơ bản thì không thể học được các phương trình lượng giác, các hằng đẳng thức. Các con số được coi là gốc rễ của Toán học thì ngữ pháp Anh ngữ cũng vậy. Người biết học Anh ngữ chắc chắn sẽ chọn cách học thuần thục ngữ pháp rồi mới tiếp tục học các chương trình khác. Và chúng tôi có thể khẳng định với bạn rằng: “nếu bạn muốn bắt đầu học tập Anh ngữ thì bạn nên học và củng cố ngữ pháp”. Người Việt Nam mình cũng vậy cần phải học ngữ pháp tiếng Việt trước rồi mới có thể áp dụng vào học nói, viết. Bất kì quốc gia nào, bất cứ ai hay bất cứ ngôn ngữ nào, người bản ngữ hay người muốn học tiếng cũng đều phải trau dồi ngữ pháp trước khi học sử dụng tiếng.

>> Tìm hiểu thêm: Sai lầm và những mẹo giúp cha mẹ tìm gia sư cho con tốt nhất

2. Cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả

Học ngữ pháp tiếng Anh khá là buồn chán, chính vì thế bạn phải có cách học khoa học và hiệu quả nhé. Các bạn có thể tham khảo cách học dưới đây:

- Các bước học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả:

Học phải có mục đích, mục tiêu học tập rõ ràng

Có mục tiêu lớn, chia nhỏ các mục tiêu ra thành mục tiêu nhỏ để dễ dàng thực hiện. Lập bảng kế hoạch để thực hiện các mục tiêu hiệu quả

- Học các kiến thức chọn lọc:

Phải có phương pháp học tập phù hợp

Ba mức ngữ pháp bạn cần phải nắm chắc: " từ, câu, đoạn văn"

Nắm chắc vị trí, vai trò trong câu của các đơn vị từ

- Cách viết và sắp xếp một câu hoàn chỉnh: Viết một đoạn văn hoàn chỉnh, mạch lạc, rõ ràng

- Các “tip” học ngữ pháp tiếng Anh đáng giá:

Học theo quy trình: nghe, nói, đọc, viết

Nắm chắc các kiến thức về các thì trong tiếng Anh

Nên tự lựa chọn cho mình những tài liệu tiếng Anh đáng tin cậy

Biết cách sắp xếp các loại từ trong câu theo đúng vị trí của nó

Học cách viết câu ngắn, dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc

Luyện viết đoạn văn hoàn chỉnh nhiều hơn

Học ngữ pháp chọn lọc theo nguyên lý Pareto

3. Tầm quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh trong TOEIC

Nếu bạn có mong muốn vào làm các công ty nước ngoài hoặc có ý định du học nước ngoài thì TOEIC là một chứng chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu bạn. Nếu bạn muốn có kết quả cao trong 1 bài thi TOEIC bạn cần phải nắm chắc kiến thức về ngữ pháp Anh ngữ và các kĩ năng trên tất cả các lĩnh vực và phản xạ tiếng Anh giao tiếp.

Bài thi nghe và đọc trong TOEIC được làm trên giấy. Nội dung của bài kiểm tra chủ yếu là các từ vựng, kiến thức ngữ pháp trong môi trường kinh doanh và công việc. Cấu trúc ngữ pháp được sử dụng ở nhiều phần thi, đặc biệt được sử dụng nhiều ở Part 5, 6 - chọn đáp án đúng  cho câu khuyết trong đoạn. Đối với các bạn có mong muốn khi TOEIC thì phần ngữ pháp không chỉ quan trọng trong phần đọc mà nó còn giúp cho các bạn trong phần nghe rất nhiều.

4. Một số cách học ngữ pháp tiếng Anh khi luyện thi TOEIC

Học theo hệ thống kiến thức ngữ pháp Anh ngữ cần thiết cho thi TOEIC theo trình tự từ dễ đến khó

Một số câu hỏi trong cấu trúc bài thi TOEIC bạn cần phải phân tích, bạn nên xác định được tất cả các từ loại trong câu. Bạn nên xác định được: vị trí, cách sử dụng, cấu trúc,... từ đó mới có thể điền vào chỗ trống của câu hỏi.

Nên dịch các nội dung để ghi nhớ từ vựng, ý nghĩa cấu trúc.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tầm quan trọng của ngữ pháp trong tiếng Anh nói chung và TOEIC nói riêng. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng của ngữ pháp. Vieclam123.vn chúc các bạn học tiếng Anh thành công!!! 

Ví dụ khi tôi dùng cấu trúc “have been doing something” là dùng cấu trúc của thì perfect continuous mà trong môn ngữ pháp cũng có học. Nhưng điều đáng nói ở đây là, khi bạn học cấu trúc, nó đã bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Anh mà bạn không cần phải học ngữ pháp riêng rẽ. Khi học cấu trúc, người học có thể hiểu được trọn vẹn cách nói đúng câu, đúng văn hoá, đúng về mọi mặt trong ngôn ngữ mà không cần phải đụng tới khái niệm về ngữ pháp.

Vậy môn ngữ pháp có vai trò gì? Đó là môn học dành cho những nhà phân tích ngôn ngữ như nhà ngôn ngữ học hay ngành sư phạm. Hiểu biết được các thành phần của ngôn ngữ không phải là phạm trù dành cho những người bình thường vốn chỉ mượn ngôn ngữ để thành công trong việc học và cuộc sống. Trong môn ngữ pháp người ta có dạy một cấu trúc “Subject + Verb + Object” và giúp bạn đặt một câu “I love you”. Nhưng bạn sẽ không có cách nào suy luận sao có sự khác nhau giữa 2 câu “I play guitar” và “I play with a yoyo”. Tại sao câu sau cũng có cùng cấu trúc ngữ pháp mà lại có thêm “with a” dư thừa trong đó?

Trong tiếng mẹ đẻ của bất kỳ quốc gia nào, con người đều phải trải qua giai đoạn “nạp” ngôn ngữ trước. Đó là một quá trình từ lúc bập bẹ ê a nói từng từ, được bố mẹ ông bà sửa lại thành từng câu hoàn chỉnh, hết câu này đến câu khác. Khi có được những cấu trúc đơn giản như “Bố ơi mua kẹo cho con đi bố”, những đứa bé mới bắt đầu khai triển ra thành hàng chục, hàng trăm câu khác nhau như “Bố ơi mua kem cho con đi bố”, “Bố ơi mua đồ chơi cho con đi bố”. Đến hết năm 10 tuổi, khi bé có một vốn từ vựng tương đối hoàn chỉnh và vốn cấu trúc câu đủ hùng hậu người ta mới bắt đầu dạy cho bé phân tích những thành phần trong câu. Việc hiểu thêm này nhằm mục đích giúp con người hiểu rõ hơn về các khái niệm của ngôn ngữ chứ hoàn toàn không giúp ích nhiều cho việc nói hay viết – những phạm trù phụ thuộc lớn vào lượng kiến thức và kinh nghiệm gặt hái được trong quá trình sống. Bạn cũng đừng lầm tưởng môn “Tiếng Việt” được dạy trong các trường tiểu học hiện nay là học ngữ pháp nhé. Đó cũng là một quá trình nạp thêm ngôn ngữ ngoài lượng câu từ đã học từ bố mẹ, ông bà.

Trong một thời gian dài nghiên cứu, giảng dạy và tìm ra phương pháp đúng đắn nhất trong việc dạy tiếng Anh, tôi nhận ra rằng, để làm cho người học hiểu được và chịu làm theo phương pháp còn khó hơn gấp trăm lần so với việc giúp họ giỏi tiếng Anh giao tiếp. Có thể vì nhiều lý do khác nhau khiến mỗi người có những quan điểm khác nhau về việc học. Nhưng cái khó nằm ở chỗ, khi biết quá nhiều thứ mà phải ép mình theo một cách thức nào đó người ta đâm ra chần chừ, lo ngại, phân vân, nghi ngờ, phản đối… Và tệ hơn hết là tâm lý này diễn ra liên tục, đôi khi là từng phút, từng giây trong đầu người học. Khi được yêu cầu làm theo một cách nào đó, người học sẽ luôn xuất hiện câu hỏi “tại sao phải làm thế” trong đầu. Nếu cho tôi một em học sinh lớp 6 hoặc lớp 7, tôi dám chắc rằng tôi có thể giúp em nói được tiếng Anh lưu loát dưới 1 năm. Nhưng nếu cho tôi một người lớn, đặc biệt là người biết quá nhiều nhưng chưa thành công, tôi hoàn toàn không chắc chút nào về mặt thời gian.

Bạn có thể tham khảo các kênh học tiếng anh trực tuyến miễn phí để nâng cao trình độ Anh ngữ của mình!

Post navigation

3 yếu tố quyết định kỹ năng nghe của bạn

5 điều bạn nên biết trước khi học tiếng Anh

Video liên quan

Chủ Đề