Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra

- Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật  chất  và tinh thần do con người sáng tạo  ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình   độ   phát   triển   xã   hội   trong    từng    thời    kỳ    lịch    sử    nhất    định. Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần  do con  người  sáng tạo ra  bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình,  biểu  hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.

Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, gọi: 1900.6162

- Khi nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát các hoạt động của xã hội thành hai hóa , đời sống tộc người H’mong

- Đề xuất các phương pháp khai thác, giữ gìn nét văn hóa vốn có của dân tộc H’mong phục vụ du lịch.

- Loại hình hoạt động cơ bản là "sản xuất vật chất" và "sản xuất tinh thần". Do đó, văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

- Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con  người  được thể hiện  và  kết  tinh trong sản phẩm vật chất. Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con  người. Đó là những giá trị cần thiết cho hoạt động tinh  thần,  những  tiêu  chí,  nguyên tắc chi phối hoạt động nói chung và hoạt động tinh thần nói riêng, chi phối hoạt động ứng xử, những tri thức, kỹ năng, giá trị khoa học, nghệ thuật được con người sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của mình; là nhu cầu tinh thần, thị hiếu của con người và những phương thức thỏa mãn nhu cầu đó.

- Như vậy, nói văn hóa là nói tới con  người, nói tới việc phát huy những năng lực thuộc bản chất của con người nhằm hoàn thiện con  người. Do đó,  văn  hóa có mặt trong mọi hoạt động của con người, trên mọi lĩnh vực hoạt động thực  tiễn  và sinh hoạt tinh thần của xã hội.

- Tuy nhiên, với tư cách là hoạt động tinh thần, thuộc về ý thức của con người nên sự phát triển của văn hóa bao giờ  cũng chịu sự quy định của cơ  sở  kinh tế,  chính trị của mỗi chế độ xã hội nhất định. Tách rời khỏi cơ sở kinh tế và chính trị ấy sẽ không thể hiểu được nội dung, bản chất của văn hóa. Do đó, văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang tính giai cấp. Đây cũng là quy luật của xã hội có giai cấp, vì rằng phương thức sản xuất tinh  thần,  văn  hóa  không thể không  phản ánh và không bị chi phối bởi phương thức sản  xuất  vật  chất.  Điều  kiện  sinh hoạt vật chất của mỗi xã hội và của mỗi giai cấp khác nhau,  đặc biệt  là của giai  cấp  thống trị, là yếu tố quyết định hình thành các nền văn hóa khác nhau.

- Nói đến văn hóa là nói đến  khía cạnh ý thức hệ của văn  hóa,  tính giai  cấp  của văn hóa và trên cơ sở đó hiều rõ sự vận động của văn hóa trong xã hội có  giai cấp. Với cách tiếp cận như  vậy,  có thể quan niệm: nền  văn  hóa là biểu hiện cho  toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành  và phát triển trên cơ  sở  kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp  thống trị  chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa.

- Mọi nền văn hóa  trong xã hội  có giai cấp bao giờ cũng có tính giai  cấp và  gắn với bản chất của giai cấp cầm quyền. Văn hóa luôn có tính kế thừa, sự kế thừa trong văn hóa luôn mang tính giai cấp và được  biểu hiện  ở nền  văn  hóa của mỗi  thời kỳ lịch sử trên cơ sở kinh tế, chính trị của nó.

- Một nền kinh tế lành mạnh được xây dựng  trên  những  nguyên  tắc  công bằng, thật sự vì đời sống của người lao động sẽ là điều kiện để xây dựng một  nền  văn hóa tinh thần lành mạnh, và nguợc lại,  một nền  kinh lế được xây dựng trên cơ  sở bất bình đẳng của chế độ tư hữu  với sự phân hóa sâu sắc thì  sẽ không có được  nền văn hóa lành mạnh.

- Nếu kinh tế là cơ sở vật chất của nền văn hóa, thì chính trị là yếu tố quy định khuynh hướng phát triển của một nền văn hóa, tạo nên nội dung ý thức hệ của văn hóa.

- Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp thống trị của mỗi thời kỳ lịch sử đều in dấu ấn của nó trong lịch sử phát triển của văn hóa và tạo ra nền văn hóa của  xã hội đó.

1.2 Định nghĩa văn hóa

- Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Với cách  hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do  con  người sáng  tạo  và  phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người. Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên  mà  có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… “văn hóa” bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản  và  bản lĩnh của  cộng đồng dân tộc, sức đề kháng  và  sức chiến đấu bảo vệ mình và  không ngừng lớn  mạnh”.  Theo  định  nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc. Riêng Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ.  Góc độ thứ nhất là góc độ  hẹp, mà ông gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn hóa sẽ là kiến thức  của con người và xã hội. Nhưng, ông không mặn mà với cách hiểu này vì  hiểu như  thế thì người nông dân cày ruộng giỏi nhưng không biết chữ vẫn bị xem là “không   có văn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây là tiêu chuẩn kiến thức sách vở. Còn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học”. Với góc nhìn  này,  văn  hóa được  xem là  toàn bộ cuộc sống -cả vật chất, xã hội, tinh thần- của từng cộng đồng;  và  văn  hóa của từng cộng đồng tộc người sẽ khác nhau nếu nó được hình thành ở những tộc người khác nhau trong những môi trường sống khác nhau. Văn hóa sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi sự kiểm soát của xã hội thông qua gia đình và  các tổ  chức  xã hội,  trong đó có tôn giáo.

- Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt  Nam và kể cả ở  nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa  được  hiểu  theo  hai  nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì  “Văn  hóa là  một  phức hệ-  tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối  sống,  những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng chi phối cách ứng xử và  giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó  có  đặc thù riêng”…

- Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng.  Mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong  văn  hóa.  Như định nghĩa của Tylor và của Hồ Chí Minh thì xem văn hóa là tập hợp những thành  tựu mà con  người đạt được trong quá trình  tồn  tại  và  phát triển, từ tri thức, tôn  giáo, đạo đức, ngôn ngữ,… đến âm nhạc, pháp luật… Còn các định nghĩa của F. Boas, Nguyễn Đức Từ Chi, tổ chức UNESCO… thì xem tất cả những lĩnh vực đạt được của con người trong cuộc sống là văn  hóa. Chúng tôi dựa  trên các định nghĩa  đã nêu để xác định một khái  niệm văn  hóa cho riêng  mình nhằm thuận tiện  cho  việc thu thập và phân tích dự liệu khi nghiên cứu. Chúng tôi  cho rằng,  văn  hóa là  sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình  lao động  (từ lao  động trí  óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi  trường (môi  tự nhiên  và  xã  hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.

2. Đặc trưng và chức năng của văn hóa

2.1 Văn hóa phải có tính hệ thống:

- Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp; nó  giúp phát  hiện  những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền  văn  hóa;  phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.

- Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của văn hóa xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng tính ổn định của xã hội, cung cấp cho xã  hội  mọi  phương tiện cần thiết để ứng phó với  môi  trường tự nhiên  và xã hội của  mình. Nó  là nền tảng của xã hội - có lẽ chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hóa (nền văn hóa).

2.2 Văn hóa có tính giá trị:

- Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Tính giá      trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thước đo mọi  mức độ nhân bản của  xã hội và con người.

- Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần); theo ý  nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ; theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng  và  khách  quan  trong  việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan- phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.

- Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị .  Mà  văn  hóa thực hiện  được chức năng  quan trọng là chức năng điều chỉnh xã hội. Giúp cho xã hội duy trì được trạng thái  cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng  với  những biến  đổi  của  môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.