Văn học thiếu nhi trong chương trình tiểu học năm 2024
Văn học thiếu nhi (VHTN) là một bộ phận có vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc. Kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, VHTN Việt Nam đã không ngừng phát triển và ghi nhiều thành tựu, trong đó có một bộ phận quan trọng là văn học dành cho trẻ em lứa tuổi mám non. VHTN có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho mỗi người trên suốt đường đời, bởi lẽ cái gì đã lưu giữ được trong thời niên thiếu thường rất khó phai mờ. Văn học không chỉ góp phần làm giàu có tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái. Tuy nhiên, tính tới thời điểm này, hầu như chưa có một công trình nào tổng kết, đánh giá một cách toàn diện vai trò to lớn của VHTN đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. Trong sự phát triển chung của đất nước, tiến tới xu hướng hội nhập với các nước phát triển trên thế giới, trẻ em Việt Nam ngày càng được quan tâm. Vấn đề giảng dạy VHTN trong nhà trường các cấp đang ngày càng mở rộng. Ở trường mầm non, việc sử dụng văn học như một phương tiện giáo dục trẻ cũng đang được tích cực hóa trong các hoạt động. Cuốn sách này sẽ giúp ích cho những người đang học tập, nghiên cứu và giảng dạy văn học thiếu nhi. Đặc biệt, đây còn là nguồn tư liệu giúp các cô giáo mầm non tham khảo trong quá trình dạy trẻ ở trường mầm non. Những vấn đề cơ bản được giải quyết trong cuốn sách gồm: 1. Những đặc trưng của văn học dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non và những đặc điểm tâm lí của trẻ có liên quan đến việc tiếp nhận tác phẩm văn học. 2. Vai trò của VHTN đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. 3. Vấn đề sử dụng tác phẩm văn học trong các hoạt động ở trường mầm non; nội dung chương trình và vẻ đẹp của các tác phẩm VHTN trong chương trình “Chăm sóc giáo dục mầm non”. Đây là công trình chuyên biệt đầu tiên khảo sát những ảnh hưởng của VHTN đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và ý kiến chủ quan, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và các em học viên, sinh viên để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sau. Improving professional competencies for pedagogical students is always the priority of teacher training institutions to meet the requirements for innovation in the current educational context. Accordingly, a number of training curricula - including the Philology Teaching Syllabus - have been adjusted to meet the requirements of the 2018 General Education Curriculum. Children's literature is an integral part of the overall literature, however, in the current pedagogical student training program, this genre has not been given due attention. The article proposes the additional design of the “Children's Literature” module into the program, the content of which involves theories of children's literature, characteristics of different genres such as folk tales, revised old stories, and adventure - travel stories, etc., together with the history of Vietnamese children's literature and foreign children's literature in Vietnam. The study contributes to providing meaningful guidance for higher education institutions, administrators, lecturers, etc., towards the goal of improving the training quality for philology student teachers. Tài liệu tham khảoBan Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đã xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). Cao Đức Tiến, Dương Thị Hương (2007). Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng và đại học sư phạm. NXB Đại học Sư phạm. Châu Minh Hùng, Lê Nhật Ký (2009). Hệ thống thể loại trong văn học thiếu nhi. NXB Giáo dục Việt Nam. Hoàng Thị Hồng Phương (2020). Tổ chức dạy học văn học thiếu nhi Việt Nam cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học. Tạp chí Giáo dục, 470, 24-29. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006). Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Giáo dục. Lê Nhật Ký (2016). Truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại. NXB Giáo dục Việt Nam. Maloch, B., & Bomer, R. (2013). Informational Texts and the Common Core Standards. National Council of Teachers of English. Phạm Thị Thu Hương (chủ biên, 2017). Giáo trình thực hành dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm. Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (2019). Chương trình đào tạo Sư phạm Ngữ văn. http://education.vnu.edu.vn/files/2021/M%C3%B4%20t%E1%BA%A3%20CT%20c%E1%BB%AD%20nh%C3%A2n%20Ng%E1%BB%AF%20v%C4%83n%202019.pdf Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2019). Chương trình đào tạo Sư phạm Ngữ văn. https://tuyensinh.hnue.edu.vn/khung-chuong-trinh/p/khung-chuong-trinh-dao-tao-su-pham-ngu-van-k69-332 Vân Thanh (2019). Văn học Thiếu nhi Việt Nam một số vấn đề về tác phẩm và thể loại. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Xuân Quỳnh (1982). Vì trẻ thơ. NXB Tác phẩm mới. Cách trích dẫnLê , N. K. (2023). Xây dựng học phần “Văn học thiếu nhi” trong chương trình đào tạo cho sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn . Tạp Chí Giáo dục, 23(02), 29–33. Truy vấn từ https://tcgd.tapchigiaoduc.edu.vn/index.php/tapchi/article/view/629 |