Về cấu tạo các phân tử pôlisaccarit và protein đều có đặc điểm giống nhau là

PAGE \* MERGEFORMAT 3

Câu 1 : Khi phân tích thành phần hoá học của một bào quan, người ta thu được nhiều enzim như photphotidase – photphotase, Cytorom B, transferase … Hãy cho biết đây là bào quan nào? Nêu cấu tạo bào quan đó?

Bào quan đó là ti thể

Cấu tạo của ti thể:

Bên ngoài có màng kép bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo nên các mào trên có nhiều enzim hô hấp.

Bên trong ti thể có chứa ADN vòng và riboxom

Câu 2 : Có 4 bình đựng 4 dd mất nhãn chứa: glucozo, saccarozo, lòng trắng trứng, hồ tinh bột. Dùng hoá chất nào có thể phân biệt được các lọ trên?

Trích mỗi bình một ít làm mẫu thử

Dùng dd iot/KI cho vào các mẫu thử, mẫu thử nào có màu xanh tím → tinh bột

Dùng thuốc thử phelinh cho vào các mẫu thử còn lại, đun nóng mẫu thử nào tạo kết tủa đỏ gạch glucozo

Dùng CuSO4/NaOH [phản ứng biure] cho vào hai mẫu thử còn lại, mẫu thử nào có màu tím → lòng trắng trứng

Mẫu thử còn lại là saccarozo

Câu 3:

a. Lipit và cacbohiđrat có điểm nào giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất, chức năng?

b. Tại sao về mùa lạnh hanh, khô người ta thường bôi kem [sáp] chống nẻ?

a] - Giống nhau: Đều cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O. Đều có thể cung cấp năng lượng cho tế bào.

- Khác nhau:

CacbohiđratLipitCấu trúc hoá họcTỉ lệ C:H:O là khác nhauTính chấtTan nhiều trong nước, dễ phân huỷ hơn.Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ. Khó phân huỷ hơn.Chức năng- Đường đơn: cung cấp năng lượng, là đơn vị cấu trúc nên đường đa.

- Đường đa: dự trữ năng lượng [tinh bột, glicogen], tham gia cấu trúc tế bào [xenlulôzơ], kết hợp với prôtêin…Tham gia cấu trúc màng sinh học, là thành phần của các hoocmon, vitamin. Ngoài ra, còn dự trữ năng lượng cho tế bào và thực hiện nhiều chức năng sinh học khác.b] Vì kem [sáp] có bản chất là lipit có đặc tính kị nước nên chống thoát hơi nước, giữ cho da mềm mại.

Câu 4: Tại sao nói tinh bột là nguyên liệu dự trữ lí tưởng trong tế bào TV?

Tinh bột là  nguyên liệu dự trữ lí tưởng trong tế  bào thực vật vì: 

- Tinh bột là một hỗn hợp các amino và aminopectin được cấu tạo từ các đơn phân là glucozo.

- Aminopectin chiếm 80% tinh bột, nhanh chóng được tổng hợp cũng như phân ly để đảm bảo cho cơ thể một lượng đường đơn cần thiết, đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể thực vật.

- Tinh bột không khuếch tán ra khỏi tế bào và gần như không có hiệu ứng thẩm thấu

Câu 5: Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng.

a] Nguyên nhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh trưởng trên những loại đất có nồng độ muối cao là do thế nước của đất quá thấp.

b] Phôtpholipit thuộc nhóm các lipit đơn giản, còn côlestêrôn thuộc nhóm các lipit phức tạp.

c] Pentôzơ là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào tạo năng lượng, cấu tạo nên đisaccarit và pôlisaccarit.

d] Prôtêin chiếm tới trên 50% khối lượng khô của tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào.

Đúng. Thế nước của đất quá thấp --> cây mất nước chứ không hút được nước --> cây chết.

Sai. Cả phôtpholipit và côlestêrôn đều thuộc nhóm các lipit phức tạp.

Sai. Hexôzơ mới là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào tạo năng lượng, cấu tạo nên đisaccarit và pôlisaccarit.

Đúng.

Câu 6: Hãy giải thích tại sao ADN của sinh vật có nhân thường bền vững hơn nhiều so với ARN?

- ADN có cấu trúc 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch, cấu trúc xoắn 2 mạch của ADN phức tạp hơn.

- ADN thường liên kết với prôtêin nên được bảo vệ tốt hơn

- ADN được bảo quản trong nhân nên thường không có enzim phân hủy chúng. Trong khi ARN thường tồn tại ngoài nhân nơi có nhiều hệ enzim phân hủy

Câu 7 : Khi bổ quả táo để trên đĩa, sau một thời gian mặt miếng táo bị thâm lại. Để tránh hiện tượng này, sau khi bổ táo chúng ta xát nước chanh lên bề mặt các miếng táo. Hãy cho biết tại sao miếng táo bị thâm và tại sao xát chanh miếng táo sẽ không bị thâm?

- Do enzim trong quả táo tiết ra xúc tác các phản ứng hóa học nên táo bị thâm.

- Khi xát chanh lên quả táo sẽ làm giảm pH làm cho enzim bị biến tính → Tránh cho táo bị thâm

Câu 8: Thí nghiệm tìm hiểu vai trò của enzim trong nước bọt được tiến hành như sau:

- Cho vào 3 ống nghiệm dung dịch hồ tinh bột loãng, lần lượt đổ thêm vào: 1 ống – thêm nước cất, 1 ống – thêm nước bọt, 1 ống – thêm nước bọt và nhỏ vài giọt HCl vào.

- Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm.

Em hãy tìm cách nhận biết các ống nghiệm trên. Giải thích.

Dùng dung dịch I2 loãng và quỳ tím.

Ống có hồ tinh bột – thêm nước bọt → hồ tinh bột sẽ bị enzim amilaza trong nước bọt phân giải thành được mantose → ko bắt màu xanh tím.

Ống có hồ tinh bột – nước bọt, vài giọt HCl → giảm hoạt tính của enzim amilaza của nước bọt trong ống nghiệm → bắt màu xanh tím; dùng quỳ tím → giấy quỳ đổi sang màu đỏ.

Còn lại là ống chứa tinh bột – nước cất.

Câu 9: Các câu sau đúng hay sai? Giải thích?

a] Đường đơn không có tính khử, có vị ngọt, tan trong nước

b] Tinh bột và xenlulozo giống nhau về mặt cấu tạo và đều có vài trò là cung cấp năng lượng cho tế bào

a] Sai vì đường đơn có tính khử [nhận biết bằng thuốc thử Phêlinh → sẽ tạo kết tủa Cu2O màu đỏ gạch]

b] Sai vì tinh bột gồm nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau theo kiểu phân nhánh có vai trò dự trữ cacbon và năng lượng cho tế bào thực vật. Còn xenlulozo cấu tạo nên thành tế bào thực vật gồm nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau theo kiểu mạch thẳng tạo nên các sợi → bó sợi → tấm rất bền chắc, có vai trò ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào

Câu 10 : Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng?

Trong môi trường nước của tế bào, prôtêin thường quay các phần kị nước vào bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài, nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho các phân tử nọ kết dính với phân tử kia. Do vậy, prôtêin bị vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước canh.

Câu 11 : Tại sao xenluloz được xem là cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật ?

- Xenluloz là chất trùng hợp [polime] của nhiều đơn phân cùng loại là glucoz

- Các đơn phân glucoz này liên kết với nhau bằng liên kết 1-4 glicozit tạo nên sự đan xen một “xấp”, một “ngửa” nàm như dãy băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh

- Nhờ cấu trúc này mà các liên kết hidrô giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi. Các vi sợi không hoà tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc

Câu 12 : So sánh cấu tạo của tinh bột và xenlulozo

- Giống: Đều là polisaccarit, cấu tạo từ các đường đơn là glucozo, bằng các phản ứng trùng ngưng và loại nước tạo nên.

- Khác:

Các đặc điểm cấu tạoTinh bộtXenlulozoLiên kết cộng hóa trị

Cấu trúc mạchGlicozit 1α-4

Phân nhánh và không phân nhánhGlicozit 1β-4

Mạch thẳngCâu 13 : Tiến hành thí nghiệm với 6 ống nghiệm chứa thành phần khác nhau như sau:

Ống số123456Thành phầnGluco và các tế bào đồng nhấtGluco và ti thểGluco và tế bào chất không có các bào quanAxit piruvic và các tế bào đồng nhấtAxit piruvic và ti thểAxit piruvic và tế bào chất không có các bào quanHãy cho biết ống nghiệm nào có khí CO2 bay ra? Vì sao? [Giải thích ngắn gọn]

- Các ống nghiệm có khí CO2 bay ra :1, 4, 5

- Giải thích:

...

+ Ống 2: Không diễn ra quá trình đường phân do không có tế bào chất

+ Ống 3: Không diễn ra chu trình Crep do không có ti thể

+ Ống 6: Không diễn ra chu trình Crep do không có ti thể

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sinh Học Lớp 10
  • Giải Sinh Học Lớp 10 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 8: Cacbohiđrat [saccarit] và lipit [Nâng Cao] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 8 trang 30: Tại sao về mùa lạnh hanh, khô, người ta thường bôi kem [sáp] chống nẻ?

Lời giải:

Vì kem [sáp] có bản chất là lipit có đặc tính kị nước nên chống thoát hơi nước, giữ cho da mềm mại.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 8 trang 30: Dựa vào hình 8.6 và hình 8.7, hãy mô tả cấu trúc phân tử phôtpholipit. Phân tử stêrôit có đặc điểm gì khác phân tử phôtpholipit? Mặc dù rất khác nhau nhưng các loại vẫn có điểm giống nhau. Đó là điểm nào?

Lời giải:

– Phôtpholipit gồm 2 phân tử axit béo liên kết 1 phân tử glixêrol. Vị trí thứ 3 của glixêrol liên kết với nhóm photphat, nhóm photphat này nối glixêrol với ancol phức. Phôtpholipit có tính lưỡng cực: đầu ưa nước và đuôi kị nước.

– Photpholipit thì gồm 2 axit béo liên kết với 1 phân tử glixêrol và một nhóm photphat. Stêrôit thì gồm một ancol vòng liên kết với một axit béo.

– Đặc điểm giống nhau của lipit:

+ Có tính kị nước

+ Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

+ Thành phần hóa học đa dạng

Bài 1 trang 32 sgk Sinh học 10 nâng cao: Hãy cho biết cấu tạo và vai trò của một vài đại diện của các loại mônôsaccarit [đường đơn], đisaccarit [đường đôi] và pôlisaccarit [đường đa] theo mẫu dưới đây:

Loại saccarit Ví dụ Công thức phân tử Vai trò sinh học

Mônôsaccarit :

+ Pentôzơ

+ Hexôzơ

Đisaccarit

Pôlisaccarit

Ribôzơ,…

Glucôzơ,

Fructôzơ,…

Saccarôzơ,…

Tinh bột,

Glicôgen,

Xenlulôzơ

Lời giải:

Loại saccarit Ví dụ Cấu tạo Vai trò sinh học

Mônôsaccarit

– Pentôzơ

– Hexôzơ

Ribôzơ,…

Glucôzơ,..

Fructôzơ,…

Có từ 3 – 7 nguyên tử cacbon trong phân tử, quan trọng nhất là hexôzơ [6C], pentôzơ [5C] Các đường đơn có tính khử mạnh.
Đisaccarit Saccarôzơ,… Do 2 phân tử đường đơn cùng loại [hoặc khác loại] liên kết với nhau [loại 1 phân tử H2O]. Làm chất dự trữ cacbon và năng lượng.
Pôlisaccarit

Tinh bột.

Glicôgen.

Xenlulôzơ.

Do nhiều đường đơn liên kết với nhau. Không tan trong nước. Làm chất dự trữ cacbon và năng lượng

Bài 2 trang 32 sgk Sinh học 10 nâng cao: Lipit và cacbohiđrat có điểm nào giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất, vai trò?

Lời giải:

Cacbonhiđrat. Lipit.
Cấu tạo Cn[H2O]m. Nhiều C và H, rất ít O.
Tính chất Tan nhiều trong nước, dễ phân huỷ hơn. Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ, khó phân huỷ hơn.
Vai trò

Đường đơn: cung cấp năng lượng, cấu trúc nên đường đa.

Đường đa : dự trữ năng lượng [tinh bột, glicôgen], tham gia cấu trúc tế bào [xenlulôzơ], kết hợp với prôtêin,…

Tham gia cấu trúc màng sinh học, là thành phần của các hoocmôn, vitamin. Ngoài ra lipit còn có vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào và nhiều chức năng sinh học khác.

Bài 3 trang 32 sgk Sinh học 10 nâng cao: Chọn câu đúng. Những hợp chất nào sau đây có đơn phân là glucôzơ ?

a] Tinh bột và saccarôzơ b] Glicôgen và saccarôzơ

c] Saccarôzơ và xenlulôzơ d] Tinh bột và glicôgen

e] Lipit đơn giản

Lời giải:

Những hợp chất nào sau đây có đơn phân là glucôzơ ?

a] Tinh bột và saccarôzơ b] Glicôgen và saccarôzơ

c] Saccarôzơ và xenlulôzơ d] Tinh bột và glicôgen

e] Lipit đơn giản

Bài 4 trang 32 sgk Sinh học 10 nâng cao: Chọn câu đúng. Fructôzơ là một loại :

a] Axit béo b] Đisaccarit

c] Đường pentôzơ d] Đường hexôzơ

e] Pôlisaccarit

Lời giải:

Fructôzơ là một loại :

a] Axit béo b] Đisaccarit

c] Đường pentôzơ d] Đường hexôzơ

e] Pôlisaccarit

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 12 trang 44: 1. Thí nghiệm xác định các hợp chất hữu cơ có trong mô thực vật và động vật

Chất hữu cơ cần nhận biết Cách tiến hành thí nghiệm Kết quả và giải thích
1. Tinh bột
2. Lipit
3. Prôtêin

Lời giải:

Chất hữu cơ cần nhận biết Cách tiến hành thí nghiệm Kết quả và giải thích
1. Tinh bột

TN1: Giã 50g củ khoai lang trong cối sứ, hoà với 20ml nước cất, lọc lấy 5ml cho vào ống nghiệm [1]. Lấy 5ml hồ tinh bột cho vào ống nghiệm [2]. Nhỏ thuốc thử iôt vào 2 ống nghiệm và phần bã trên giấy lọc. Quan sát sự thay đổi màu và giải thích. Nhỏ thêm vài giọt Phêlinh vào 2 ống nghiệm, quan sát sự thay đổi màu và giải thích.

TN2: Đun 10 ml hồ tinh bột

+ 10 giọt HCl trong 15’. Để nguội, trung hoà bằng NaOH. Chia làm hai ống nghiệm: Ống 1 nhỏ 1 vài giọt iod, ống 2 nhỏ Phêlinh. Quan sát sự đổi màu khác nhau.

TN1: Khi nhỏ iốt vào 2 ống đều có màu xanh tím [do iôt làm tinh bột trong khoai có màu xanh tím]. Nhỏ phêlinh vào thì dd ống 2 dd không đổi màu [Phêlinh không là thuốc thử tinh bột – không phản ứng].

TN2: Ống 2 có màu đỏ gạch. Do tinh bột bị thuỷ phân thành đường đơn [do axit]. Đường đơn khử Cu2+ thành Cu+ trong thuốc thử phêlinh.

2. Lipit

TN1: Nhỏ 1 vài giọt nước đường và vài giọt dầu lên tờ giấy trắng ở 2 vị trí khác nhau. Quan sát hiện tượng và giải thích.

TN2: Lọc dung dịch nghiền đậu phộng từ cối sứ. Cho vào ống nghiệm 2ml dung dịch chiết và 2ml nước.

TN1: Nơi nhỏ nước đường không còn vết [Đường hoà tan trong nước và bay hơi]. Nơi nhỏ giọt dầu để lại vết trắng đục [nước bay hơi hết, để lại dầu do dầu không tan trong nước].

TN2: Hình thành nhũ tương màu trắng sữa.

3. Prôtêin Cho vào ống nghiệm dung dịch: lòng trắng trứng, 0,5 ml nước, 0,3 ml NaOH. Nhỏ thêm vài giọt CuSO4. Quan sát hiện tượng. Xuất hiện màu xanh tím sau khi lắc đều [do prôtêin có tính khử nên xảy ra phản ứng và cho màu xanh tím đặc trưng].

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 12 trang 44: 2. Xác định sự có mặt một số nguyên tố khoáng trong tế bào

Ống nghiệm + Thuốc thử Hiện tượng xảy ra Nhận xét – kết luận
1. Dịch mẫu + bạc nitrat
2. Dịch mẫu + bari clorua
3. Dịch mẫu + amôn – magiê
4. Dịch mẫu + axit picric
5. Dịch mẫu + amôni ôxalat

Lời giải:

Ống nghiệm + Thuốc thử Hiện tượng xảy ra Nhận xét – kết luận
1. Dịch mẫu + bạc nitrat Kết tủa trắng Có gốc Cl–
2. Dịch mẫu + bari clorua Kết tủa trắng Có gốc SO42-
3. Dịch mẫu + amôn – magiê Kết tủa trắng Có gốc PO42-
4. Dịch mẫu + axit picric Kết tủa vàng Có K+
5. Dịch mẫu + amôni ôxalat Kết tủa trắng Có Ca2+

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 12 trang 44: Mô tả các bước thí nghiệm và giải thích tại sao phải làm như vậy?

Lời giải:

Các bước tiến hành thí nghiệm:

– Bước 1: Nghiền mẫu vật

– Bước 2: Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào

– Bước 3: Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn

– Bước 4: Tách ADN ra khỏi lớp cồn

Video liên quan

Chủ Đề