Vẽ chữ tiên học lễ hậu học văn năm 2024

“Tiên học lễ, hậu học văn” chính là con đường học đạo của người xưa, soi rọi đến hôm nay và rất cần được tiếp tục giữ gìn, vận dụng đúng cách.

Ảnh minh họa.

Khi bắt đầu mùa khai giảng năm học mới, trên mạng xã hội lan truyền không ít lý luận được xem là “đột phá, khai sáng” về quan hệ thầy trò nơi học đường. Trong đó, có những ý kiến nhận xét nhà trường hôm nay, nên bỏ câu “Tiên học lễ, hậu học văn” vì quan niệm đó là cố chấp, cách giáo dục này đã lỗi thời và chỉ tạo ra những con người phục tùng.

Tuy nhiên, việc thực hành lễ của người xưa cho thấy, không hề có cách suy nghĩ lập luận như vậy, mà trái lại, chính cách tuân thủ chữ lễ đúng nghĩa mới tạo nên sự sáng tạo, phát triển mới mẻ, hợp lý hơn cho thế hệ trẻ.

Về hình thái, chữ lễ trong Hán văn vẽ hình hộp đựng đồ vật cúng của thầy tư tế, diễn ý cách thức cúng bái thần linh để cầu xin ân huệ. Hình hộp ấy gồm các chuỗi ngọc quý, bánh trái, thể hiện bằng diễn tấu âm nhạc, khấn nguyện cầu xin thần linh.

Về sau, người ta thêm bộ kỳ [bàn thờ] phía trước để làm rõ chữ lễ hơn, theo nghĩa hình thức giao tiếp giữa con người và thần linh. Dần dà về sau, chữ lễ không gói gọn trong cách thức giao tiếp cầu xin giữa thần linh và con người nữa, mà chỉ vào hành vi giao tiếp giữa người và người. Con người theo đó, cần thủ lễ với nhau, trân trọng nhau, kính nhường nhau như đối đãi với thần linh. Nên biểu đạt quan trọng của lễ, là sự trọng thị qua lại.

Đây là mấu chốt quan trọng để thực hành lễ. Con người có lễ sẽ không đơn giản tiếp nhận giao tiếp một chiều mà luôn có sự cân bằng hài hòa, tương tác qua lại.

Con người cầu xin thần linh, thì thần linh cũng phải thể hiện uy lực của mình, ban phát lại lợi ích cho con người. Người dưới cung kính với người trên, thì bản thân người trên cũng phải hành lễ, lắng nghe, trân trọng với người dưới.

“Tiên học lễ, hậu học văn”, vì thế là câu huấn thị cơ bản nhất, ngày trước thường viết trong thư phòng gia đình, sau mới đưa vào giảng đường, nhắc nhở học trò trước hết phải biết học lễ nghi phép tắc, sau mới học đến kiến thức văn hóa.

Quan trọng hơn, trong Hán văn, “Tiên học lễ, hậu học văn” còn hướng dẫn cách quan niệm học tập của người xưa, là thứ bậc giao tiếp tiến bộ. Tiên - hậu là cặp phạm trù song nghĩa, vừa chỉ vào hành vi trước và sau của một người, vừa chỉ vào thứ bậc trước sau của một mối quan hệ.

Khi bước vào một đạo tràng học vấn, người xưa quy ước, kẻ vào trước [chữ tiên] phải thể hiện lễ, kẻ vào sau [chữ hậu] học được văn hóa. Đó là mối quan hệ tương tác, giao tiếp tiến bộ.

Người đi trước khi thực hành lễ, tất phải lấy sự nhân ái khoan hòa làm trọng, và phải dạy bảo, khuyên nhủ người đi sau điều đúng điều hay. Chữ văn, chính là điều tốt, điều hay, kiến thức tốt đẹp trong cuộc sống.

Người đi sau được học sự tốt, sự hay đó, tức học văn, sẽ bớt được thời gian công sức nhờ người đi trước điểm chỉ cho, qua đó càng nắm rõ những điều, những tri thức cần thiết mà tiến bộ.

Học văn, cũng chính là phải lựa chọn, tiếp nạp và làm sáng tỏ hơn những tri thức được học. Đó chính là tinh thần sáng tạo, khai phóng của học vấn. Một quan hệ giao tiếp người đi trước thực hành lễ, hướng dẫn lễ cho người đi sau, truyền đạt những cái tốt đẹp, đúng đắn cho người đi sau tiếp thu nhanh chóng, để người đi sau lựa chọn, sáng tạo thêm cái tốt đẹp và cứ thế tiếp tục truyền dẫn với nhau, chính là nguyên tắc giáo dục có nhiều giá trị.

Trong giai đoạn hiện nay, để phát triển đất nước đáp ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới trên tất cả mọi phương diện thì việc đào tạo một con người mới chủ động hội nhập, sáng tạo, có tư duy phản biện là một yêu cầu cần thiết. Giáo dục và đào tạo ngày nay cũng cần phải thay đổi nội dung và phương thức để đáp ứng thời đại. Nhưng liệu trong xã hội hiện đại ngày nay, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã không còn phù hợp? hay như quan điểm của vị giáo sư này, để “khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo” thì nên bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” vốn đã tồn tại hàng chục năm trong các nhà trường ở Việt Nam? Tác giả xin có đôi điều trao đổi như sau:

Trước hết, cần hiểu lễ và văn là gì? Theo Từ điển Tiếng Việt, “Lễ” là những phép tắc phải theo khi tiếp xúc với người khác, biểu thị sự tôn kính giữa người với người. Từ xa xưa cha ông ta với ảnh hưởng nền giáo dục Nho học đã lấy “lễ nghĩa” làm thước đo mẫu mực để giáo dục trẻ con. Ngay từ trong gia đình, trẻ con đã được dạy những bài học về đối nhân xử thế như: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính người lớn tuổi, giúp đỡ người gặp khó khăn, yêu thương và nâng đỡ em nhỏ…Đến trường, ngoài việc được truyền thụ kiến thức phổ thông, trẻ con còn được dạy phải cư xử lễ phép, kính trọng thầy cô giáo và đạo làm người. Những tình cảm và đạo đức đó ngày càng thấm vào trong lý trí, tình cảm, tư duy và hành động của đứa trẻ, và khi ra đời, chúng là những hạt nhân có ích cho cộng đồng, cho xã hội. “Văn” là đẹp, biểu thị cho cái đẹp, cái đẹp đó có thể là cái đẹp của cuộc sống, cái đẹp trong sinh hoạt, trong lao động, trong nhận thức của mỗi người, rộng hơn là của cả dân tộc. Trẻ con ngoài được giáo dục về tri thức thì cần phải được truyền thụ sự cảm nhận về cái đẹp, qua đó hoàn thiện chính mình. Lễ, văn được hiểu ở đây là đạo đức. Bác Hồ nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Giáo dục là nhằm đào tạo ra những con người vừa có tài vừa có đức. Không phải ngẫu nhiên mà khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” được đưa vào trong các trường học, bởi vì trẻ con được ví như tờ giấy trắng, tiếp nhận tất cả những gì mà người lớn truyền thụ, dạy bảo, tất nhiên trong đó đạo đức là quan trọng nhất. Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” mà chúng ta vẫn thường thấy trong các trường học ở đất nước Việt Nam này mang một thông điệp ý nghĩa trong việc giáo dục con người mới của đất nước là trước tiên phải học làm người rồi mới học đến những cái khác. Bởi đạo đức là cái gốc của một con người. Mục đích của giáo dục không chỉ đào tạo con người có trí tuệ, có năng lực để làm việc mà cao hơn, phải hướng con người đến hoàn thiện bản thân, vươn tới cái “Chân - thiện - mỹ”.

Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghệ mang đến nhiều đổi thay buộc chúng ta phải tiếp cận và thích ứng với nó, bao gồm giáo dục. Để có thể đưa đất nước sánh kịp với đà phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, giáo dục Việt Nam đòi hỏi cũng phải có sự thay đổi để theo kịp đà phát triển chung. Nhưng thay đổi giáo dục không có nghĩa là từ bỏ những cái thuộc về giá trị truyền thống từ lâu đời của dân tộc. Trong tác phẩm “Đời sống mới”, Bác Hồ đã nói: “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm”.

Cần thấy rằng, dân tộc Việt Nam và các quốc gia Châu Á trọng về đạo đức, lấy đạo đức làm thước đo chuẩn mực để tiến tới xây dựng một quốc gia hài hòa, ổn định, phát triển thịnh vượng. Giáo dục có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hưng thịnh của một quốc gia dân tộc. Cách đây 3 thế kỷ, thầy giáo Lê Quý Đôn từng nhấn mạnh cho chúng ta vai trò của giáo dục đạo đức trong học đường:

Trẻ không kính già

Trò không trọng thầy

Binh kiêu, tướng thoái

Tham nhũng tràn lan

Sĩ, phu ngoảnh mặt

Xã tắc lâm nguy

Từ đó cho thấy, cách hủy hoại một quốc gia dân tộc nhanh nhất chính là ở giáo dục.

Hiện nay, các thế lực phản động không ngừng chống phá con đường xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, bằng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi và thâm độc, chúng đánh vào bộ phận giới trẻ của chúng ta bằng “lật sử”, bằng cuộc xâm lăng văn hóa làm cho bộ phận giới trẻ của chúng ta nhận thức lệch lạc về nguồn cội dân tộc, hiểu sai về những giá trị đạo đức và trở thành những kẻ “nối giáo cho giặc”. Thực trạng đó đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch. Nếu như bỏ đi khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” như vị giáo sư này nói, thử hỏi trẻ con sẽ hình thành đạo đức và nhân cách như thế nào, văn hóa dân tộc sẽ được thẩm thấu trong tâm hồn của thế hệ trẻ như thế nào?

Cần phải tỉnh táo để nhận thấy rằng, không phải mọi cái gì đến từ phương Tây đều ưu việt. Trong sự giao thoa và học hỏi lẫn nhau, cần quay lại với chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cái gì bổ ích và cần thiết, cái gì tốt và hay thì ta phải học lấy, tiếp nhận để làm giàu cho văn hóa Việt Nam. Một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân. Nói như vậy để thấy không phải mọi thứ mới lạ đều bổ ích. Cái gì mới mà hay thì tiếp thu, còn cái mới mà lai căng, xấu xa thì cương quyết loại bỏ. Văn hóa phương Đông có những giá trị không thể thay thế được. Vì thế, không nên áp đặt nền giáo dục phương Tây đề cao sự tự do của mỗi cá nhân vào giáo dục Việt Nam để biện hộ cho cái gọi là “Tư duy khai phóng, khơi dậy sự sáng tạo” của học sinh để gạt bỏ đi các giá trị văn hóa truyền thống đã tồn tại hàng lâu đời của con người và đất nước Việt Nam. Đạo đức không bao giờ lỗi thời, “Tiên học lễ, hậu học văn” cũng thế.

Chủ Đề