Về sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức chương 5 Công nghệ 10

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Công nghệ 10 Bài 3 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức.

Bài 3: Giới thiệu về đất trồng - Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: Soạn Công nghệ 10 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng

Sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 3 Kết nối tri thức

I. Khái niệm về đất trồng

+ Những lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, ở đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm được gọi là đất trồng

+ Đất trồng có 4 thành phần: phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất.

+ Đất có độ pH < 6,6 là đất chua; pH > 7,5 là đất kiềm; pH từ 6,6 đến 7,5 là đất trung tính.

II. Các thành phần và vai trò cơ bản của đất trồng

Các thành phần cơ bản của đất trồng:

- Phần lỏng: chủ yếu là nước. Cung cấp nước cho cây, duy trì độ ẩm đất, hòa tan các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng nhờ môi trường nước là vai trò của nước trong đất.

- Phần rắn: cây trồng có chất dinh dưỡng và giúp cây trồng đứng vững là nhờ và phần rắn, bao gồm chất vô cơ và hữu cơ.

+ Đá mẹ bị phá hủy tạo thành chất vô cơ, chiếm khoảng 95%, trong đó chứa các chất dinh dưỡng như đạn, lân, kali...

+ Sự phân hủy của xác sinh vật chuyển hóa tạo thành chất hữu cơ

- Phần khí: khí oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và một số khí khác là thành phần chủ yếu. Trong quá trình hô hấp của hệ rễ cây và hoạt động của sinh vật đất thì phần khí đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

+ Sinh vật đất: đất được cải tạo, tàn dư thực vật, động vật được phân giải; chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng cũng được phân giải là nhờ vào các loại sinh vật đất

III. Keo đất và tính chất của đất

Keo đất bao gồm nhân keo [nằm trong cùng] và lớp điện kép [nằm trên bề mặt của nhân keo].

- Lớp điện kép gồm:

+ Quyết định keo đất là keo âm hay keo dương là nhờ vào tầng ion quyết định điện, tầng này nằm sát nhân keo

+ Lớp điện bù với tầng ion quyết định điện sẽ có dấu trái nhau

- Phân biệt keo âm và keo dương:

+ Giống nhau: nhân, lớp ion quyết định điện và lớp ion bù. Lớp ion bù gồm lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán.

+ Khác nhau ở lớp ion quyết định: keo đất âm có lớp ion quyết định âm, lớp ion bù dương, còn keo đất dương có lớp ion quyết định dương, lớp ion bù âm.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Công nghệ 10 Bài 1 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Công nghệ 10 Cánh diều.

Bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Cánh diều

>>> Xem thêm: Soạn Công nghệ 10 Bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Cánh Diều

Sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 1 Cánh diều

1. Vai trò của trồng trọt đối với đời sống, kinh tế - xã hội

* Trồng trọt có vai trò quan trọng trong đời sống, kinh tế-xã hội nó có vai trò:

1. Cung cấp nguyên liệu chế biến.

- Một nguồn nguyên liệu lớn được cung cấp cho công nghiệp, công nghiệp chế biến là tiêu biểu.

- Giá trị của sản phẩm trồng trọt được nâng lên, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa cũng được nâng cao chính là nhờ vào nguyên liệu chế biến.

Ví dụ: đường được chế biến từ cây bông làm vải, cây mía.

2. Cung cấp lương thực, thực phẩm.

- Lúa, ngô, bắp cải, cà rốt...

- Tình trạng thiếu lương thực được hạn chế và đẩy lùi.

- Là yếu tố quan trọng đầu tiên, sự tồn tại, phát triển con người và phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia trên thế giới được quyết định dựa trên việc cung cấp lương thực, thực phẩm

3. Tạo việc làm.

- Một trong những lĩnh vực tạo ra nhiều cơ hội việc làm nhất cho lao động nước ta chính là nông nghiệp nói chung hoặc trồng trọt nói riêng

- Theo báo cáo “ Điều tra lao động việc làm năm 2018” của Tổng cục Thống kê, 37,7% là con số chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm ngành và đây chính là tỉ lệ lao động của nước ta trong ngành trồng trọt

4. Mang lại thu nhập cho người trồng trọt.

Nhờ trao đổi buôn bán sản phẩm ngành trồng trọt, đã mang lại thu nhập để có thể thu lại được lợi nhuận.

5. Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

- Môi trường được làm tăng vẻ thẩm mỹ [ví dụ: như cây ăn quả không chỉ mang vẻ thẩm mỹ, thu hoạch, đem lại năng suất cao, mà còn góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.]

6. Cung cấp thức ăn chăn nuôi.

- Cung cấp thức ăn nuôi lợn: Ngô, lúa,khoai

2. Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt

Trong trồng trọt, việc ứng dụng công nghệ cao đã tạo ra một số thành tựu nổi bật là:

- Năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi,.... là những đặc điểm của giống cây trồng chất lượng cao

- Phân vi sinh phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chất điều hòa sinh trưởng là những chế phẩm sinh học chất lượng cao được tạo ra

- Công nghệ canh tác

+ Nhà trồng cây: nhà kính, nhà lưới, nhà máy trồng cây,... được trang bị các trang thiết bị đầy đủ và có để kiểm soát các yếu tố môi trường trồng trọt [nhiệt độ, ảnh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng, thành phần không khi...], đã sử dụng hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động

+ Hệ thống trồng cây không dùng đất: hệ thống thuỷ canh, khí canh, trồng cây trên giá thể,...

+ máy làm đất, máy làm cỏ, máy thu hoạch,... la các máy nông nghiệp được sử dụng

+ Thiết bị không người lái robot [làm đất, làm cỏ, bón phân, thu hoạch, cắt tỉa,..], máy bay không người lái [bón phân, phun thuốc, thu thập dữ liệu đồng ruộng,..]

+ Hệ thống Internet kết nối vạn vật [loT], dữ liệu lớn [Big Data], cảm biến để quản lí trang trại thông minh.

Chế phẩm sinh học, công nghệ tự động hóa là công nghệ canh tác là những thành tựu tiêu biểu, đấy chính là kết quả của ứng dụng công nghệ sinh học

3.Triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0

- Năng suất, chất lượng sản phẩm cao và đồng thời cũng nâng cao độ an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm trồng trọt.

- Bảo quản được lâu hơn các sản phẩm trồng trọt; giá trị sản phẩm trồng trọt trên thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng gia tăng.

- Đa dạng hóa các mặt hàng sản phẩm trồng trọt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Bảo quản được lâu hơn các sản phẩm trồng trọt;

- Chú trọng tới việc ứng dụng công nghệ để sản xuất sản phẩm trồng trọt trong điều kiện bất lợi [đất xấu, khí hậu bất lợi,..]

- Ứng dụng đồng bộ công nghệ cơ giới, tự động hóa và công nghệ thông tin trong sản xuất để công lao động được giảm tối thiểu, tăng độ chính xác về kĩ thuật, sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào.

- Ngày càng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trồng trọt.

4. Yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số nghành nghề phổ biến trong trồng trọt

- Có sức khỏe tốt.

- Có kiến thức và kĩ năng trồng trọt.

- Chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong công việc.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

- Phải dành thời gian rèn luyện sức khỏe, tập thể dục đều đặn

- Tham khảo từ nhiều nguồn, mày mò, trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng trồng trọt

- Tìm tòi, học hỏi, cố gắng hết mình trong công việc.

- Nắm rõ các quy định của pháp luật và tuân thủ theo quy định.

- Dọn dẹp vệ sinh thường xuyên, giữ gìn vệ sinh môi trường và vận động khuyến khích những người xung quanh chung tay bảo vệ môi trường.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề