Ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ là gì? Cách phân biệt cán bộ, công chức, viên chức và ví dụ

Nếu bạn muốn trở thành cán bộ thì bạn nên hiểu rõ được khái niệm cán bộ công chức viên chức là gì để có thể hoàn thành tốt trong công việc.

  • Biên chế là gì? Sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng
  • Truyền thông nội bộ là gì? Tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp

Cán bộ công chức là một chức vụ quen thuộc đối với rất nhiều người đang làm việc cho các tổ chức, cơ quan nhà nước. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu đúng bản chất của chức danh này trong bộ máy cơ quan nhà nước. Để hiểu rõ hơn cán bộ công chức là gì thì hãy cùng tham khảo những thông tin sau đây.

Cán bộ công chức là gì?

Cán bộ công chức là thuật ngữ chỉ chức danh, vị trí trong các cơ quan nhà nước. Để rõ hơn về chức danh này chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn. Cán bộ, công nhân viên chức được nêu rõ ràng trong khoản 1 và 2 của điều 4 về Luật Công chức nhà nước 2009 và điều 2 của luật viên chức 2010.

Ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ công chức

Cán bộ là gì?

Cán bộ là gì? cán bộ là công dân của Việt Nam được tín nhiệm bầu cử và được phê chuẩn giữ chức vụ trong nhiệm kỳ của cơ quan của Đảng và các tổ chức trong lĩnh vực chính trị  xã hội các cấp của Việt Nam. Đả, nhiệm nhiệm vụ trong biên chế của nhà nước và được hưởng chế độ đãi ngộ từ ngân sách nhà nước.

Công chức là gì?

Công chức là công dân của Việt Nam được bổ nhiệm vào những chức vụ nằm trong hệ điều hành của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tổ chức chính trị và xã hội các cấp thuộc Quân đội Nhân dân nhưng không phải sĩ quan, các quân nhân mức độ chuyên nghiệp và quốc phòng. Làm việc dưới biên chế của nhà nước và hưởng ngân sách nhà nước.

Riêng với các công chức làm trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các đơn vị xí nghiệp công lập thì được hưởng lương từ quỹ đơn vị theo đúng quy định pháp luật.

Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng công tác vào các tổ chức, cơ quan, đơn vị theo hợp đồng làm việc và hưởng lương từ chính quỹ đơn vị theo đúng quy định và pháp luật Việt Nam.

Phân biệt chức danh trong nhà nước

Để phân biệt được các chức danh trong cơ chế nhà nước điều đầu tiên là so sánh khái niệm thực chất của các chức danh. Sau đó so sánh bản chất và các yếu tố bên cạnh. Dưới đây là một số cách phân biệt chính xác cần tham khảo:

Ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức

Phân biệt chức danh

Nguồn gốc

  • Cán bộ: Được tín nhiệm bầu cử và phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ trong biên chế.
  • Công chức: Phải trải qua thi tuyển công chức, trúng tuyển có quyết định phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong biên chế.
  • Viên chức: Tuyển dụng vào vị trí công việc là ký hợp đồng lao động.

Thời gian tập sự

  • Cán bộ: Không có thời gian quy định về tập sự.
  • Công chức: Thời gian từ 6 đến 12 tháng tùy vào các trường hợp tương ứng tuyển dụng.
  • Viên chức: Quy định theo chức danh nghiệp vụ của từng ngành từng dịch vụ.

Tính chất

  • Cán bộ: Vận hành quyền lực trong nhà nước. Giữ chức vụ quản lý và nhân danh quyền lực chính trị và quyền công. Tính theo nhiệm kỳ.
  • Công chức: Vận hành theo cơ chế nhà nước thực hiện đúng nhiệm vụ, chủ trương. Thường xuyên thực hiện công vụ.
  • Viên chức: Thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ xã hội và những kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn. Hoạt động thuần túy theo đúng nghiệp vụ.

Chế độ lương

  • Cán bộ: Chế độ lương từ ngân sách nhà nước theo từng vị trí và chức danh.
  • Công chức: Chế độ lương từ ngân sách nhà nước và quỹ lương đơn vị công tác đối với các đơn vị công lập trong bộ máy lãnh đạo và quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Viên chức: Chế độ lương từ quỹ đơn vị sự nghiệp công lập.

Nơi làm việc

  • Cán bộ: Các đơn vị, cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị  xã hội.
  • Công chức: Cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị  xã hội, quân đội, công an, tòa án và viện kiểm soát.
  • Viên chức: Đơn vị sự nghiệp công lập.

Với những chia sẻ trên đây chắc chắn các bạn cũng đã hiểu rõ hơn về cán bộ công chức viên chức là gì và những chức danh trong hệ thống nhà nước có ý nghĩa và bản chất như thế nào. Hãy luôn phải nhận biết rõ các khái niệm này để tránh nhầm lẫn và có định hướng việc làm tương lai đúng đắn.

Ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức


Video liên quan