Ví dụ về chức năng tư tưởng của báo chí

Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Ví Dụ Về Chức Năng Quản Lý Giám Sát Và Phản Biện Xã Hội Của Báo Chí xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất ngày 21/05/2022 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Ví Dụ Về Chức Năng Quản Lý Giám Sát Và Phản Biện Xã Hội Của Báo Chí để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, chủ đề này đã đạt được 88.011 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Tên Học Phần: Lý Luận Báo Chí Quốc Tế (Bắt Buộc)
  • Quyền Hạn Và Nhiệm Vụ Của Cơ Quan Chủ Quản Báo Chí
  • Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Cục Báo Chí
  • Cục Báo Chí Quản Lý Cả Báo In Và Báo Điện Tử
  • Đạo Đức Của Nhà Báo Trong Quy Trình Sáng Tạo Tác Phẩm Báo Chí
  • Theo đó, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, sự phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan chủ quản nhằm phát triển và đi đôi với quản lý tốt, nắm bắt kịp thời, phân tích, đánh giá, dự báo các sự kiện vấn đề, tăng cường sự phối hợp trao đổi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của công tác chỉ đạo, định hướng báo chí, khắc phục tình trạng bị động, lúng túng với phương châm: “Chủ động, kịp thời, thuyết phục, nhất là những vấn đề sự kiện quan trọng nhạy cảm có diễn biến phức tạp, tránh để xảy ra khủng hoảng truyền thông, giúp các cơ quan báo chí có điều kiện giữ đúng định hướng thông tin, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội…”.

    Cơ quan chủ quản báo chí tăng cường hơn nữa sự phối hợp với cơ quan chỉ đạo quản lý báo chí, hội nhà báo; đẩy mạnh các biện pháp, hình thức nhằm quản lý, thực hiện tốt cơ chế kiểm tra, giám sát cơ quan báo chí; xử lý nghiêm các cơ quan báo chí khi có vi phạm pháp luật.

    Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu kết luận Hội nghị.

    Cơ quan báo chí, phải tuân thủ thực hiện việc sắp xếp cơ quan báo chí theo quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Các cơ quan báo chí cần bám sát định hướng, tôn chỉ, mục đích, các vấn đề, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục chính trị tư tưởng, tích cực phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành tựu trong công cuộc đổi mới. Đẩy mạnh đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc. Thực hiện có hiệu quả chức năng tham gia giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh kiên quyết với những hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực bằng nhiều phương thức, hình thức. Cân bằng tỉ lệ thông tin tốt-xấu với mục tiêu thông tin tốt, tích cực là dòng chảy chính của xã hội và hãy luôn là thông tin có kiểm chứng nhằm thay màu bức tranh toàn cảnh thông tin nước ta từ “gam tối” sang “gam tươi sáng”.

    Bắt kịp xu thế, nắm bắt xu thế, khai thác tối đa nền tảng Internet để phát triển cơ quan theo mô hình tòa soạn hội tụ, tích hợp đa phương tiện, truyền dẫn đa nền tảng; coi mạng xã hội như một đối tượng để cạnh tranh về thông tin nhưng phải chủ động cung cấp thông tin tích cực trên mạng xã hội và trên môi trường Internet nhằm tạo ra sự cộng hưởng tốt, sự lan tỏa đối với thông tin trên báo chí. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động báo chí theo hướng cung cấp thông tin báo chí phù hợp, kịp thời trên cơ sở phân tích xu hướng “đọc-nghe-xem” của khách hàng. Khai thác tối đa khả năng kết nối, tương tác giữa “khách hàng” và “báo chí”.

    Quang cảnh hội nghị.

    Thực hiện nhất quán phương châm chủ động, nhạy bén

    Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng ghi nhận tinh thần trách nhiệm, cầu thị, tự phê bình và phê bình nghiêm túc cùng những trăn trở tâm huyết của các đồng chí đại biểu, các cơ quan, đơn vị.

    Để hoạt động tuyên truyền đạt chất lượng, hiệu quả, nhìn lại 2022, cùng với những nhiệm vụ Hội nghị đã xác định cho năm 2022, ông Võ Văn Thưởng đề nghị lưu ý một số nội dung, yêu cầu sau.

    Một là, về chỉ đạo, định hướng nội dung thông tin và thông tin trên báo chí, cần thực hiện nhất quán phương châm chủ động, nhạy bén. Các cơ quan nắm thông tin làm tốt trách nhiệm kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí; sự phối hợp giữa các ngành, địa phương với các cơ quan chỉ đạo, quản lý kịp thời, thống nhất hơn; các cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản quan tâm, thực hiện kịp thời, đầy đủ, hiệu quả hơn việc tạo điều kiện về thông tin cũng như cổ vũ, động viên, hỗ trợ, bảo vệ các nhà báo, cơ quan báo chí thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm; các cơ quan báo chí tỉnh táo thực hiện chặt chẽ quy trình và phê phán mạnh mẽ hơn các điểm yếu của không ít mạng xã hội về khuynh hướng tiêu cực, cực đoan, độ chuẩn xác thấp, v.v… Làm được điều đó, báo chí sẽ lấy lại niềm tin của công chúng; làm được điều đó, báo chí cách mạng mới thực sự là lực lượng dẫn dắt, định hướng dư luận.

    Tiếp tục rà soát, chấn chỉnh tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích; phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm khắc các sai phạm trong hoạt động báo chí; chấn chỉnh những sơ hở trong tổ chức, quản lý văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, sử dụng cộng tác viên. Bộ Thông tin và Truyền thông cần gấp rút xây dựng bộ công cụ định tính, định lượng cụ thể nhằm phân biệt rõ báo điện tử với tạp chí điện tử; phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo, định hướng kịp thời, nhằm chặn đứng, xử lý thật nghiêm khắctình trạng “báo hóa” tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử – một vấn đề rất bức thiết trong công tác quản lý báo chí, truyền thông hiện nay.

    Năm 2022, cơ quan quản lý Trung ương cũng như các địa phương cần thực hiện tốt hơn, kịp thời hơn việc biểu dương, khen thưởng các đơn vị báo chí và nhà báo có thành tích xuất sắc; phê phán mạnh mẽ, xử lý nghiêm khắc sai phạm, biểu hiện tiêu cực trong hoạt động báo chí, trong đó, công khai danh sách cơ quan báo chí nhiều sai phạm, bị xử lý, cũng như chủ quản các cơ quan báo chí đó – như Hội nghị báo chí toàn quốc thực hiện lần này – phải trở thành một tiền lệ tích cực góp phần khắc phục biểu hiện tiêu cực, khuyết điểm trên.

    Những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng nghề báo cao quý để trục lợi cần phải được ngăn chặn và xử lý với những biện pháp nghiêm khắc nhất; có chế tài, quy định chặt chẽ để những cán bộ báo chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhiều lần, nghiêm trọng phải bị tẩy chay, không còn cơ hội len lỏi vào các cơ quan báo chí.

    Ông Võ Văn Thưởng cho rằng việc đánh giá 2 năm triển khai thực hiện Luật Báo chí 2022 (2017-2018) là cần thiết. Bộ Thông tin và Truyền thông cần xúc tiến, chuẩn bị công việc này chu đáo, trên cơ sở sơ kết của các bộ, ngành, địa phương. Tinh thần chung là bảo đảm tính thực tiễn, khả thi; phù hợp với xu hướng phát triển của báo chí thế giới; đáp ứng yêu cầu hoạt động của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong thời gian dài.

    Các cơ quan quản lý phải xác định việc chủ động đề xuất, chủ động xây dựng cơ chế, chính sách về kinh tế báo chí một cách khoa học, khả thi, phù hợp với xu hướng phát triển truyền thông hiện đại là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm tháo gỡ, giải quyết căn bản bài toán kinh tế báo chí vốn đã đặt ra hàng chục năm qua.

    Ba là, với Hội Nhà báo Việt Nam, ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh về nghiệp vụ: Hội Nhà báo Việt Nam phải đấu tranh chống các “nhà báo salon”, ngồi phòng máy lạnh “cào bàn phím” xào nấu tin bài, áp đặt, suy diễn chủ quan vào các “nhân vật” hư cấu…; cổ vũ nhà báo, phóng viên bám sát thực tiễn sinh động của đời sống xã hội, của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát hiện, tôn vinh những điển hình tiêu biểu, phản ánh những điểm sáng tích cực, những câu chuyện hay về công nhân, nông dân, tri thức, về doanh nghiệp… làm lay động lòng người, hướng con người đến những điều tốt đẹp nhất. Đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiệp vụ, đồng thời, phải có những phê phán mạnh mẽ, quyết liệt về sự yếu kém, dễ dãi trong nghiệp vụ của người viết báo, của cơ quan báo chí…

    Tại Hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen cho 5 cơ quan chủ quản, cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý, cơ quan tham mưu báo chí đã có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí năm 2022; 20 cơ quan báo chí đã có thành tích xuất sắc trong thông tin, tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022.

    Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương thăm làm việc tại Hà Lan

    Ngày 27/9, đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do ông Võ Văn Phuông, Phó Trưởng ban thường trực đã có chuyến thăm làm …

    Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải Ba Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại 2022

    Chiều 14/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương tổ chức …

    Chuyện làm mới thông tin đối ngoại

    Tìm ra cách thức sáng tạo để công tác thông tin đối ngoại đạt được hiệu quả tốt nhất trong giai đoạn hiện nay là …

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chủ Tịch Ubnd Tỉnh Đinh Văn Thu: Báo Chí Phải Làm Tốt Chức Năng Định Hướng Dư Luận Xã Hội
  • Để Báo Chí Phát Huy Vai Trò Định Hướng Dư Luận Trong Kỷ Nguyên Số Hóa Và Bùng Nổ Mạng Xã Hội
  • 8 Tính Chất Của Ngôn Ngữ Báo Chí
  • Báo Chí Phản Biện Và… Phản Biện Báo Chí
  • Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Báo Chí Được Quy Định Như Thế Nào?
  • --- Bài mới hơn ---

  • Thực Hiện Chức Năng Giám Sát Và Phản Biện Xã Hội Của Báo Chí Trong Giai Đoạn Hiện Nay
  • Các Khái Niệm Cơ Bản Về Quản Trị Hàng Tồn Kho.
  • Dịch Vụ Mở Khóa Iphone Bị Khóa Quản Lý Từ Xa
  • Tính Năng Phần Mềm Quản Lý Kho
  • Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Vai Trò Và Chức Năng Của Quản Trị Kinh Doanh – Biabop.com
  • Thực trạng

    trong 10 năm trở lại đây, vấn nạn tham nhũng diễn biến phức tạp hơn, quy mô

    ngày càng lớn, phạm vi ngày càng phổ biến, hình thức biểu hiện ngày càng đa dạng;

    hành vi tham nhũng bao giờ cũng gắn liền với những người có chức quyền trong bộ

    máy Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị xã hội. Bởi vì, “có

    chức quyền mới có điều kiện để tham nhũng. Thực tế hiện nay cho thấy, tham

    nhũng đã phát triển gắn liền với khái niệm “lợi ích nhóm”, tức là những người

    có chức quyền trong hệ thống quyền lực các cấp, các tập đoàn kinh tế câu kết với

    nhau chi phối, thao túng tìm kiếm lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, nhất là

    lĩnh vực đất đai nổi lên như một vấn đề nhức nhối khiến toàn xã hội lo ngại. Tham

    nhũng ở nước ta trở thành quốc nạn, đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ.

    Nhiều nơi cán bộ suy thoái, tham nhũng, tìm cách đục khoét tài sản công, vơ vét

    tài sản của người khác. Thậm chí có trường hợp cán bộ dùng các thủ đoạn lừa

    dân, mị dân, hành dân, thậm chí hại dân để phục vụ lợi ích cá nhân. Điều này đã

    dẫn tới ở nhiều nơi, nhân dân mất niềm tin vào tổ chức Đảng, thiếu niềm tin vào thể chế chính trị hiện thời.

    Các nhà báo trong một lần tác nghiệp tại huyện Vân Đồn.

    Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản

    của báo chí. Những năm qua, báo chí đã chủ động tham gia giám sát và phản biện

    xã hội, đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng;

    chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các luận điệu thù địch,

    sai trái, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội đang làm cản

    trở sự phát triển của đất nước. Trong phòng, chống tham nhũng, báo chí đóng vai

    trò là một chủ thể khơi nguồn phản biện xã hội một cách mạnh mẽ nhất. Phần lớn

    các sự kiện, hiện tượng tham nhũng mà báo chí nêu ra đã tạo áp lực cũng như tạo

    cơ hội, điều kiện cho các cơ quan chức năng vào cuộc chống tham nhũng.

    Trên thực tế, nhiều vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn, hành vi tham

    nhũng có tinh vi, phức tạp, nhưng cũng đã được nhân dân và báo chí lật tẩy. Cho

    dù còn có những hạn chế, khuyết điểm của việc báo chí tham gia chống tiêu cực,

    tham nhũng, song phải khẳng định một điều, báo chí luôn đi đầu trong cuộc đấu

    tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Sức lan tỏa của báo chí rất nhanh và lớn,

    nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạng internet toàn cầu. Đó là cơ sở thực

    tiễn của việc báo chí tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội.

    Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, không phải lúc nào, cơ quan báo

    chí hay nhà báo nào cũng làm đúng, làm tốt chức năng giám sát, phản biện xã

    hội. Đã có không ít vụ việc phản biện của báo chí chưa đúng sự thật, chưa khách

    quan, thiếu công tâm, phản biện sai lệch, kéo theo nhiều hậu quả khôn lường cho

    cá nhân, tập thể, địa phương bị phản ánh. Việc đưa thông tin thiếu chuẩn xác,

    thiếu trung thực, khách quan, thậm chí bịa đặt, bôi đen hoặc tô hồng vì những

    động cơ cá nhân, vụ lợi. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,

    vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật của một số cán bộ, biên tập

    viên, phóng viên các cơ quan báo chí có xu hướng gia tăng.

    Nguyên nhân có nhiều, trong đó có nguyên nhân do vụ lợi cá nhân,

    vì tư thù viết bài, đưa tin thiếu trung thực, không khách quan, hoặc do trình

    độ hiểu biết có hạn, không am hiểu lĩnh vực giám sát, phản biện xã hội nên đã

    không có cái nhìn toàn cục, chỉ nắm bắt thông tin và phản ánh theo kiểu

    “cưỡi ngựa xem hoa”.

    Mặt khác, trước thực tế toàn cầu hóa về thông tin, “thế giới

    phẳng”, các trang mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhiều thông tin được tự do

    đưa lên mạng, không được kiểm soát, rồi tin xấu, tin độc hại, bôi nhọ, bịa

    đặt… núp bóng phản biện xã hội, gây không ít phiền toái cho nhà quản lý cũng

    như gây hoang mang dư luận. Vì vậy, hơn bao giờ hết cần phải có một đội ngũ các

    nhà báo chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề

    nghiệp để phản biện những sai trái, lệch lạc đó bằng việc thông tin chính xác,

    trung thực, khách quan các sự việc, vấn đề, định hướng dư luận xã hội. Cung

    cấp thông tin từ những phát hiện của cán bộ, nhân dân và những phát hiện của

    chính báo chí để các cơ quan chức năng tiếp nhận, xử lí.

    Hàng loạt vụ án tham nhũng lớn, gọi là “đại án”, đã được báo chí

    phát hiện, bám sát diễn biến để đưa tin kịp thời. Gần đây nhiều vụ tham nhũng

    lớn tại một số ngân hàng đã được đưa ra xét xử. Hầu hết các vụ tiêu cực lớn, dù

    thủ đoạn, hành vi tham nhũng có tinh vi đến đâu, cuối cùng cũng được đưa ra ánh

    sáng, nhờ sự phát hiện, tố cáo của nhân dân, thường trước hết tố cáo với các cơ

    quan báo chí, và sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan bảo vệ pháp luật

    Nghề báo

    là một nghề đặc biệt. Báo chí có sức mạnh thật sự, có người gọi đó là “quyền

    lực thứ tư”, nhưng quyền lực đó là do nhân dân, xã hội trao cho báo chí. Chỉ

    bằng việc đóng góp tích cực cho xã hội, chiến đấu vì công lý và lẽ phải, vì

    những giá trị tốt đẹp, báo chí mới thực sự có sức mạnh. Đạo đức nghề nghiệp là

    điều cốt lõi, có tính sống còn với nghề báo.

    Không chỉ dừng lại ở việc

    thông tin “chung chung”, đấu tranh “chung chung” với tình trạng tham nhũng, từ

    thực tiễn cuộc sống và trên cơ sở nhận thức biện chứng, dưới lăng kính truyền

    thông, báo chí cũng đã góp phần làm rõ những nguyên nhân xã hội cũng như kinh

    tế dẫn tới tình trạng tham nhũng, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp đúng

    và trúng để ngăn ngừa, xử lý hữu hiệu, góp phần cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân

    thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

    Thực tế, từ những nguồn tin

    ban đầu từ bạn đọc, bằng năng lực và các biện pháp nghiệp vụ riêng của mình, với

    sự hỗ trợ của các phương tiện nghiệp vụ (thiết bị ghi âm, ghi hình), nhiều vụ

    việc tham nhũng đã được các nhà báo, cơ quan báo chí góp phần làm rõ. Các bài,

    loạt bài phóng sự, điều tra đã phơi bày những sự thật, “vạch mặt chỉ tên” không

    ít những cá nhân, tập thể tham nhũng. Trong những năm qua, chúng ta đã được

    đọc, được xem, được nghe không ít những bài phóng sự, điều tra phản ánh một bộ

    phận không nhỏ cán bộ, trong đó không ít cán bộ có chức, có quyền vì lợi ích cá

    nhân đã có các hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước, vi phạm các quy định về

    quản lý gây thiệt hại cho Nhà nước và xã hội, gây mất lòng tin của cán bộ, nhân

    dân. Những bài báo đó không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, mà

    còn tạo ra dư luận xã hội trong việc đấu tranh với những hành vi vi phạm đó,

    đồng thời thúc đẩy các cơ quan chức năng vào cuộc.

    Thông qua việc

    giám sát và phản biện xã hội, báo chí nói chung và báo chí Quảng Ninh nói riêng

    đã thực sự trở thành cầu nối, giúp nhân dân hiểu rõ các quan điểm, chủ trương,

    sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước; các biện pháp đấu tranh chống

    tham nhũng; trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cả hệ thống chính trị nói

    chung và mỗi công dân nói riêng trong công tác phòng, chống tham nhũng; tính cấp

    thiết của cuộc đấu tranh này. Điều đó đã góp phần quan trọng vào việc “Làm cho

    quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu

    con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp

    mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”, như mong

    muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó tạo thành sức mạnh tổng hợp của hệ thống

    chính trị, kịp thời ngăn chặn phòng ngừa và diệt trừ tận gốc tệ tham nhũng./.

    Lương Quang Thọ

    Thư ký Chi hội Nhà báo thường

    trú tỉnh Quảng Ninh

    Tin mới hơn:

    • – Chung kết Hoa khôi Du lịch Việt Nam: Chuyện lạ như trò hề
    • – Xử lý tình trạng đăng video nhảm nhí, giật gân trên mạng xã hội
    • – Thủ tướng mong muốn báo chí lan tỏa năng lượng tích cực trong xã hội
    • – Thông báo danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
    • – Xử phạt 30 triệu đồng đối với Facebooker tung tin thất thiệt về virus Corona

    Tin cũ hơn:

    • – Quảng Ninh có 1 trung tâm nhận Giải thưởng chất lượng quốc gia

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bộ 14 Nguyên Tắc Quản Trị Doanh Nghiệp Của Henry Fayol
  • Hệ Thống Quản Lý Trường Học Tiện Ích
  • Hướng Dẫn Sử Dụng Vnedu : Trường Thcs Quảng Tân
  • Công Ty Công Nghệ Vnpt
  • Dịch Vụ Mạng Giáo Dục Việt Nam
  • --- Bài mới hơn ---

  • Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng, Hiệu Quả Của Quản Lý Hành Chính Trong Cơ Quan Viện Kiểm Sát Nhân Dân Đáp Ứng Yêu Cầu Cải Cách Tư Pháp
  • Vai Trò Của Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Trong Hoạt Động Hành Chính Nhà Nước Là Như Thế Nào ?
  • Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế
  • Hệ Thống Các Cơ Quan Nhà Nước Quản Lý Kinh Tế Ở Việt Nam ? Nguyên Tắc Quản Lý Kinh Tế Nhà Nước ?
  • Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Cấp Tỉnh Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tại Bắc Kạn
  • PV: Thưa nhà báo Phan Hữu Minh, với vai trò là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa, thời gian qua, báo chí đã tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng chí đánh giá như thế nào về chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí trong giai đoạn hiện nay?

    Nhà báo Phan Hữu Minh: Trong những năm qua, đặc biệt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển của báo chí đã góp phần tích cực vào thành công chung của đất nước. Hiện nay, các cơ quan thông tấn, báo chí đang tích cực thực hiện Luật Báo chí 2022 với hành lang pháp lý đã khá hoàn thiện. Cùng với đó, sự phát triển của mạng xã hội cũng đã góp phần cung cấp thông tin, phản ánh, phản biện giúp cho việc quyết định của các cấp, các ngành chuẩn xác hơn.

    Cả nước hiện có trên 850 ấn phẩm báo chí, phát thanh truyền hình, báo điện tử được cấp phép hoạt động; lực lượng làm báo cũng hết sức hùng hậu với gần 20.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề và cũng từng ấy đang sinh hoạt trong các tổ chức của Hội Nhà báo Việt Nam. Hằng ngày, báo chí đã thông tin nhanh nhạy, kịp thời về các sự kiện lớn nhỏ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong các chức năng chính của báo chí, ngoài chức năng phản ánh thì phản biện, giám sát có vai trò đặc biệt quan trọng.

    Báo chí hiện nay đang bày tỏ kịp thời nguyện vọng của nhân dân, chính kiến của nhà báo trước những vấn đề cụ thể. Phản biện đôi lúc cũng buộc dư luận phải quan tâm. Gần đây nhất, công chúng thấy rất rõ việc nên hay không nên khai thác kinh tế tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), hay các vấn đề về giao thông vận tải như trạm thu phí BOT, sân gôn tại sân bay Tân Sơn Nhất…

    Chức năng giám sát được báo chí hết sức chú ý cũng đã góp phần ngăn chặn, thậm chí là đẩy lùi những trường hợp, những vụ việc thực hiện không đúng chính sách, chế độ cũng như các quyết định cụ thể. Chính điều này đã giúp ích rất lớn cho việc chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và tạo dựng niềm tin cho nhân dân của báo chí.

    PV: Theo đồng chí, đâu là những điều kiện cần và đủ để báo chí phát huy tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội?

    Nhà báo Phan Hữu Minh: Theo tôi, hành lang cho hoạt động báo chí đã khá tốt, Luật Báo chí 2022 đã quy định cơ quan báo chí, nhà báo được hoạt động ở những lĩnh vực mà cơ quan báo chí yêu cầu theo tôn chỉ mục đích; hay Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam cũng đã nói rõ điều này. Vấn đề ở đây là các cơ quan báo chí chủ động trong việc khai thác, chọn đề tài, phản ánh như thế nào cho phù hợp, hiệu quả.

    Cuộc sống hằng ngày hết sức sôi động, buộc báo chí cũng phải bám sát, đòi hỏi cuộc sống để tác nghiệp. Tuy nhiên, để có thể làm tốt chức năng phản biện và giám sát, chúng ta đang thiếu những nhà báo, biên tập viên hoạt động ở tầm chuyên gia từng lĩnh vực. Cho nên, việc giám sát thì không khó nhưng phản biện thì đều cần những trình độ nhất định.

    Có thể khắc phục tình hình này bằng cách các tòa soạn, cơ quan báo chí tổ chức tốt đội ngũ cộng tác viên bao gồm những nhà khoa học, nhà quản lý trong từng lĩnh vực chuyên sâu. Nếu thực hiện tốt hai điều này, tôi nghĩ các điều kiện cần và đủ cho từng cơ quan báo chí là không đáng lo ngại.

    PV: Hiện nay, bên cạnh việc mang lại nhiều tiện ích cho người đọc, người xem, người nghe, không ít thông tin trên báo chí vẫn còn thiếu tính trung thực, phiến diện, một chiều, thậm chí là xuyên tạc, sai sự thật. Thực trạng này đặt ra yêu cầu gì đối với các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo, thưa đồng chí?

    Nhà báo Phan Hữu Minh: Trung thực, khách quan, công bằng, công tâm, chính xác, đúng sự thật, đúng bản chất của sự việc – đó chính là yêu cầu và đòi hỏi của xã hội với báo chí. Và cũng chính điều này kết cấu nên thương hiệu của từng cơ quan báo chí.

    Thực tế hiện nay, báo chí đang đứng trước rất nhiều thách thức. Về kinh tế báo chí, trừ một số tờ báo, cơ quan phát thanh, truyền hình được bao cấp để hoạt động, trong đó có báo chí của lực lượng vũ trang, thì số đông là đang thực hiện theo mô hình tự trang trải. Sự đan xen giữa hoạt động thông tin và nguồn thu đã một phần làm cho báo chí thay đổi theo hướng tiêu cực.

    Hơn nữa, chúng ta đang sống trong thời đại của kỷ nguyên số. Công nghệ phát triển đã giúp cho người làm báo rất nhiều trong tác nghiệp, nhưng mặt trái của nó nếu phóng viên, biên tập viên ỷ lại vào các thông tin trên mạng sẽ không những vi phạm bản quyền, mà còn vi phạm nhiều quy định khác của Luật Báo chí và Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo.

    PV: Được biết, qua hơn 6 tháng thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành, hoạt động báo chí đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đề nghị đồng chí cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?

    Nhà báo Phan Hữu Minh: Tôi có thể nói rằng hoạt động báo chí trong 6 tháng qua – 6 tháng đầu tiên thực hiện Luật Báo chí 2022 và 10 điều Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo, báo chí Việt Nam đã hoạt động lành mạnh hơn. Không còn quá nhiều tình trạng thu hút người đọc bằng những tin tức giật gân, phản cảm, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc. Phản ánh thông tin trên báo chí trong chừng mực nào đấy cũng đã khách quan, công bằng hơn.

    Những hiện tượng nhà báo lợi dụng nghề nghiệp để kiếm tiền bất chính mà cơ sở phản ánh cũng đã giảm hẳn. Mặc dù, hầu hết các tổ chức Hội đã có Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo, nhưng tỷ lệ phải xử lý thực sự cũng rất ít. Theo tôi, đó là dấu hiệu đáng mừng cần phải được phát huy tích cực hơn nữa để cho hình ảnh và những đóng góp của báo chí được ghi nhận tốt nhất trong lòng công chúng.

    Hữu Tình – Hà Phương (Thực hiện)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Luận Án: Chức Năng Phản Biện Xã Hội Của Báo Chí Ở Việt Nam
  • Luận Văn Tiểu Luận Vai Trò Của Chức Năng Giám Sát Và Phản Biện Xã Hội Trong Hoạt Động Báo Chí
  • 14 Nguyên Tắc Quản Lý Của Henry Fayol
  • 14 Nguyên Tắc Quản Trị Của Henry Fayol
  • Giáo Trình Môn Quản Trị Học
  • --- Bài mới hơn ---

  • Các Khái Niệm Cơ Bản Về Quản Trị Hàng Tồn Kho.
  • Dịch Vụ Mở Khóa Iphone Bị Khóa Quản Lý Từ Xa
  • Tính Năng Phần Mềm Quản Lý Kho
  • Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Vai Trò Và Chức Năng Của Quản Trị Kinh Doanh – Biabop.com
  • Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Tây Đô
  • Tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí là hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Những đòi hỏi của thực tiễn về giám sát, phản biện xã hội

    Giám sát và phản biện xã hội là sự tham gia của cá nhân, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội vào một vấn đề, một chủ trương, chính sách nào đó của Nhà nước nhằm làm cho chủ trương, chính sách đó ngày càng hoàn thiện trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo nên sự đồng thuận, phục vụ tốt hơn những vấn đề quốc kế, dân sinh. Do đó, phản biện xã hội là sự tập hợp sức sáng tạo và trí tuệ của các giai tầng, tạo nên sức mạnh nội lực để giải quyết các vấn đề xã hội; là sự thể hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, thước đo trình độ phát triển của một xã hội. Phản biện xã hội là sự tập hợp sức mạnh cộng đồng để giải quyết vấn đề xã hội. Chính vì vậy, làm tốt công tác phản biện xã hội là tạo được sức mạnh to lớn cho các phong trào hành động cách mạng.

    Phản biện và tự phản biện là “cách để cuộc sống diễn ra, cuộc sống đi lên… Ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện sẽ có được phản biện xã hội có tổ chức, giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né phản biện xã hội, kết quả là nhận được phản biện xã hội tự phát – mảnh đất thuận lợi để hình thành tâm thế phản kháng xã hội”(1).

    Trong điều kiện một đảng cầm quyền ở nước ta, bên cạnh những thuận lợi cơ bản và tính ưu việt nổi trội, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng duy ý chí, chủ quan. Do vậy, cần phải có một cơ chế cụ thể, rõ ràng, minh bạch để nhân dân bày tỏ thẳng thắn ý kiến, thực hiện giám sát và phản biện xã hội. Ðiều này là thực sự cần thiết đối với các dự thảo, dự án, dự kiến những quyết định lớn của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị. Giám sát và phản biện xã hội sẽ giúp Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị kiểm nghiệm các chủ trương, chính sách có thực sự hợp quy luật và hợp lòng dân hay không, giúp Đảng và hệ thống chính trị thực sự vì dân để dân tin Đảng, đi theo Đảng. Thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của mình, nhân dân tham gia đóng góp ý kiến đối với các chủ trương, chính sách, giúp không ngừng hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giúp sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước ngày càng tốt hơn, từ đó phục vụ nhân dân ngày càng hiệu quả hơn. Người dân tham gia giám sát, phản biện xã hội với tư cách vừa là người chịu sự lãnh đạo, vừa là người làm chủ, vừa là người thực hiện, đồng thời vừa là người được phục vụ và thụ hưởng. Nhận thức được tầm quan trọng của giám sát và phản biện xã hội, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội”(2).

    Báo chí với chức năng giám sát và phản biện xã hội

    Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của báo chí. Những năm qua, báo chí đã thực hiện khá tốt chức năng này, đã cùng với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, nhân dân tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp phần đáng kể tạo sự đồng thuận, thống nhất trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi nhận, yêu cầu báo chí cách mạng Việt Nam đảm nhận vai trò, nhiệm vụ phản biện xã hội. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước…”(3). Trước đó, trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần hai) khóa VIII (tháng 2-1999), Đảng ta đã khẳng định báo chí và truyền thông đại chúng là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội. Đây là bước phát triển quan trọng về lý luận, nhận thức của Đảng về vai trò xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng.

    Xã hội càng phát triển thì dân chủ càng mở rộng, quyền lực của nhân dân càng được tăng cường, đặc biệt là quyền giám sát các cơ quan công quyền, các công chức, viên chức cơ quan hành chính nhà nước nhằm hạn chế, kiểm soát việc lạm dụng quyền lực. Bởi khi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến lạm dụng; lạm dụng quyền lực dẫn đến tha hóa quyền lực. Vì vậy, việc tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, nhân dân và báo chí là hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Những năm qua, báo chí đã chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội, đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các luận điệu thù địch, sai trái, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội đang làm cản trở sự phát triển của đất nước. Trong phòng, chống tham nhũng, báo chí đóng vai trò là một chủ thể khơi nguồn phản biện xã hội một cách mạnh mẽ nhất. Phần lớn các sự kiện, hiện tượng tham nhũng mà báo chí nêu ra đã tạo áp lực cũng như tạo cơ hội, điều kiện cho các cơ quan chức năng vào cuộc chống tham nhũng.

    Trên thực tế, nhiều vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn, hành vi tham nhũng có tinh vi, phức tạp, nhưng cũng đã được nhân dân và báo chí lật tẩy. Cho dù còn có những hạn chế, khuyết điểm của việc báo chí tham gia chống tiêu cực, tham nhũng, song phải khẳng định một điều, báo chí luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Sức lan tỏa của báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạng internet toàn cầu. Đó là cơ sở thực tiễn của việc báo chí tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội.

    Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo chí không chỉ thông tin mà còn thể hiện chính kiến, quan điểm đối với các vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội. Trong thời gian gần đây, không ít văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành Trung ương quy định thiếu tính thực tiễn, chưa ra đời hoặc vừa ra đời đã… “chết yểu”, như quy định ngực lép không được lái xe; quy định Bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học; đưa tên bố mẹ vào chứng minh thư nhân dân; quy định về số vòng hoa trong tang lễ; quy định thực phẩm không được để quá 8 tiếng đồng hồ, hay dự thảo thông tư quy định nơi uống bia phải có nhiệt độ dưới 30 độ C… Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nêu trên của các bộ, ngành, khi đưa ra lấy ý kiến nhân dân, hoặc khi biết thông tin, báo chí đã đồng loạt có những bài phản biện và kết quả là nhiều bộ, ngành phải thu hồi lại dự thảo, hoặc chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.

    Mặt khác, báo chí cũng đã khơi gợi vấn đề, mở diễn đàn tập hợp ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia và các tầng lớp nhân dân đóng góp vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, giúp cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp sửa đổi nội dung, quy định của văn bản đó phù hợp thực tiễn cuộc sống, xã hội, từng bước hoàn thiện nền pháp chế XHCN.

    Bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, nắm bắt đúng bản chất sự kiện, phân tích trúng vấn đề trọng tâm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận, các cơ quan báo chí – truyền thông đã thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, mang lại hiệu quả rõ rệt. Bởi thế, vai trò, chức năng giám sát, phản biện của báo chí ngày càng được khẳng định và sức mạnh của báo chí, niềm tin của công chúng đối với cơ quan báo chí – truyền thông cũng ngày được nâng cao.

    Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, không phải lúc nào, cơ quan báo chí hay nhà báo nào cũng làm đúng, làm tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội. Đã có không ít vụ việc phản biện của báo chí chưa đúng sự thật, chưa khách quan, thiếu công tâm, phản biện sai lệch, kéo theo nhiều hậu quả khôn lường cho cá nhân, tập thể, địa phương bị phản ánh. Việc đưa thông tin thiếu chuẩn xác, thiếu trung thực, khách quan, thậm chí bịa đặt, bôi đen hoặc tô hồng vì những động cơ cá nhân, vụ lợi. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật của một số cán bộ, biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí có xu hướng gia tăng.

    Nguyên nhân có nhiều, trong đó có nguyên nhân do vụ lợi cá nhân, vì tư thù viết bài, đưa tin thiếu trung thực, không khách quan, hoặc do trình độ hiểu biết có hạn, không am hiểu lĩnh vực giám sát, phản biện xã hội nên đã không có cái nhìn toàn cục, chỉ nắm bắt thông tin và phản ánh theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”.

    Mặt khác, trước thực tế toàn cầu hóa về thông tin, “thế giới phẳng”, các trang mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhiều thông tin được tự do đưa lên mạng, không được kiểm soát, rồi tin xấu, tin độc hại, bôi nhọ, bịa đặt… núp bóng phản biện xã hội, gây không ít phiền toái cho nhà quản lý cũng như gây hoang mang dư luận. Vì vậy, hơn bao giờ hết cần phải có một đội ngũ các nhà báo chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp để phản biện những sai trái, lệch lạc đó bằng việc thông tin chính xác, trung thực, khách quan các sự việc, vấn đề, định hướng dư luận xã hội.

    Đẩy mạnh thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí

    Để báo chí thực hiện tốt hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội, cần tập trung làm tốt các mặt sau:

    Trước hết, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của giám sát, phản biện trong xã hội. Phản biện xã hội được ghi trong Văn kiện Đại hội của Đảng: “Phản biện xã hội là phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, góp ý kiến với cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước. Mọi đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều phục vụ lợi ích của đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan liêu”.

    Cần có cơ chế cụ thể, rõ ràng để nhân dân bày tỏ thẳng thắn ý kiến và phản biện đối với dự thảo, dự kiến, dự án, những quyết định lớn của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, cần tuyên truyền sâu rộng để toàn xã hội hiểu rõ hơn về việc thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội; về góp phần để cùng báo chí thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội.

    Thứ hai, hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm cho hoạt động trong giám sát, phản biện xã hội của báo chí.

    Phản biện xã hội của báo chí vừa là hoạt động mang tính xã hội, vừa là hoạt động mang tính khoa học, ràng buộc quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình phản biện. Hiện nay, chức năng phản biện xã hội của báo chí mới dừng lại ở chủ trương, đường lối của Đảng, mà chưa được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, vì vậy cơ chế pháp lý cho hoạt động phản biện của báo chí chưa được xác định một cách rõ ràng và đầy đủ. Cần xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động phản biện xã hội của báo chí theo hướng đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Trong xu thế dân chủ hóa hiện nay, cần thiết phải nêu rõ về cơ chế phản biện xã hội của báo chí như một điều luật cơ bản, để bảo đảm và thực thi giám sát và phản biện xã hội của báo chí.

    Thứ ba, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị để báo chí thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội.

    Bản chất của phản biện xã hội là sự cộng đồng trách nhiệm của các cơ quan Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Và mặc dù, phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của báo chí như đã nêu ở trên, nhưng trên thực tế cho thấy, báo chí không thể “đơn độc” trong hoạt động phản biện xã hội mà cần có sự cộng đồng trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội.

    Thời gian qua, việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị còn nhiều hạn chế. Có lĩnh vực còn chưa quy định về công khai, minh bạch, dẫn đến tình trạng lạm dụng quy định về bí mật nhà nước để không công khai những nội dung có thể và cần phải công khai, minh bạch, nhất là trong việc xác định giá, đấu giá tài sản doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa và công khai báo cáo tài chính trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước; công khai việc giải phóng mặt bằng, giá bồi thường khi thu hồi đất; công khai trong công tác cán bộ; công khai hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kết luận thanh tra; công khai, minh bạch các quyết định trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; công khai trong ấn định mức thuế… gây khó khăn cho báo chí khi tiếp cận nguồn thông tin để thực hiện phản biện xã hội. Vì vậy, để báo chí thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội rất cần sự vào cuộc, cộng đồng trách nhiệm của cả xã hội và các cơ quan Đảng, Nhà nước.

    Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cho nhà báo.

    Đây là một nội dung quan trọng, bởi vì yếu tố con người là cốt lõi của mọi vấn đề. Nhà báo phải được thường xuyên nâng cao về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, bởi vì một nhà báo yếu kém về năng lực nghiệp vụ rất có thể sẽ không đủ trình độ để nhận thức chính xác bản chất của sự việc để phản biện vấn đề, dễ dẫn đến sai sót tai hại. Cùng với đó, rất cần phải thường xuyên tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục pháp luật cho đội ngũ nhà báo để tăng cường bản lĩnh chính trị và nâng cao ý thức nghề nghiệp cho nhà báo. Tự thân mỗi nhà báo cần phải phát huy tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp một cách thường xuyên, liên tục, suốt cả đời thông qua hoạt động thực tiễn nghề nghiệp. Mặt khác, cũng cần phải có sự giám sát, giáo dục của cơ quan báo chí nơi nhà báo trực tiếp công tác, gắn bó sinh mệnh nghề nghiệp của mình, bởi vì chỉ có cơ quan báo chí mới trực tiếp giáo dục, động viên nhắc nhở, răn đe, xử lý kịp thời và hiệu quả những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo./.

    ———————————————————-

    Chú thích:

    1. Trần Đăng Tuấn. Phản biện xã hội – câu hỏi đặt ra từ cuộc sống. NXB Chính trị quốc gia, H. 2006, tr 9-10.

    2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị quốc gia – Sự thật. H. 2006, tr 305.

    3. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị quốc gia – Sự thật. H. 2011, tr 225.

    ThS. Nguyễn Quang Vinh

    Học viện Hành chính Quốc gia

    Nguồn tin: Theo tapchicongsan.org.vn

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phát Huy Vai Trò Của Báo Chí, Nhà Báo Trong Giám Sát Và Phản Biện Xã Hội
  • Bộ 14 Nguyên Tắc Quản Trị Doanh Nghiệp Của Henry Fayol
  • Hệ Thống Quản Lý Trường Học Tiện Ích
  • Hướng Dẫn Sử Dụng Vnedu : Trường Thcs Quảng Tân
  • Công Ty Công Nghệ Vnpt
  • --- Bài mới hơn ---

  • Giáo Án Chính Trị Cao Đẳng Nghề
  • Bài Mở Đầu. Đối Tượng, Chức Năng, Nhiệm Vụ Môn Học Chính Trị
  • Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Phòng Mua Hàng Trong Doanh Nghiệp
  • 2.3.1 Mô Tả Công Việc Trưởng Phòng Mua Và Cung Ứng
  • Main Board Là Gì? Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Main Trong Máy Tính?
  • Ủy ban MTTQ huyện Quốc Oai tập huấn công tác thanh tra nhân dân và giám sát đầu tư của cộng đồng.

    “Cây gậy” pháp lý cần thiết

    Thời gian vừa qua, MTTQ Việt Nam đã làm khá tốt chức năng phản biện, tham gia góp ý kiến xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trước khi ban hành. Hiến pháp năm 1992 cũng đã quy định về vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam “Mặt trận giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, viên chức nhà nước”, sau đó được thể chế hóa trong Luật MTTQ Việt Nam với những quy định khung về tính chất, mục đích, phạm vi đối tượng giám sát, hình thức giám sát, cơ chế kiến nghị của Mặt trận. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến việc chưa có một cơ chế đầy đủ, các điều kiện bảo đảm chưa tốt nên hiệu quả giám sát của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân chưa cao. Vai trò phản biện xã hội chưa triển khai được do chưa có cơ chế cụ thể. Các hoạt động của MTTQ và các tổ chức thành viên chủ yếu chỉ là góp ý kiến, kiến nghị về chủ trương, chính sách, pháp luật trong quá trình dự thảo. Trong khi đó yêu cầu của phản biện xã hội phải ở mức độ cao hơn, sâu hơn và cần được tổ chức thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc vào các dự thảo, các dự án, đề án trên cơ sở lý luận và thực tiễn để có kiến nghị xác đáng.

    Trước ngày 1-1-2014 (thời điểm Hiến pháp 2013 có hiệu lực thi hành), như Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhận xét: “Mặt trận vẫn lắng nghe và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Nhưng việc phản ánh ấy mới chỉ dừng ở báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri mỗi năm hai lần trình bày trước Quốc hội và HĐND cấp tỉnh. Sau khi báo cáo, kiến nghị của cử tri do Mặt trận chuyển tải được tiếp thu đến đâu cũng không có cơ chế phản hồi rõ ràng…”. Tức là, MTTQ Việt Nam có vị trí và trọng trách rất lớn nhưng chưa hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết để thực hiện vai trò của mình. Lấy ví dụ, ngay cả trước thời điểm Hiến pháp 2013 có hiệu lực thi hành, ai cũng biết việc giám sát và phản biện là những nhiệm vụ, chức năng quan trọng thể hiện vai trò của MTTQ Việt Nam trong đời sống xã hội. Nhưng giám sát và phản biện những vấn đề gì, bắt đầu từ đâu và thực hiện như thế nào là những câu hỏi không dễ có câu trả lời, thậm chí với cả người trong cuộc, đặc biệt là đối với cán bộ MTTQ cấp cơ sở. Điều đó dẫn đến sự lúng túng trong hoạt động cũng là dễ hiểu khi chưa có những cơ chế, chính sách được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng, nhất quán. Nhưng nay, nhiệm vụ, chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam đã được hiến định trong Hiến pháp 2013 và có quy chế thực hiện cụ thể do Bộ Chính trị ban hành. Đây cũng là điểm mới, nổi bật của Hiến pháp 2013.

    Cầu nối giữa ý Đảng và lòng dân

    Có thể thấy, giám sát và phản biện xã hội là hai mặt công tác cơ bản của MTTQ Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một Nhà nước Việt Nam “của dân, do dân, vì dân” mà trong đó “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” với tư cách là người chủ đích thực. Thực hiện chức năng đã được hiến định, trong “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội” do Bộ Chính trị ban hành, MTTQ Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, phát hiện, xem xét, đánh giá kiến nghị nhằm tác động đối với cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước về việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mục đích thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam là nhằm góp phần xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, để cơ quan nhà nước, chính quyền tăng cường công tác quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quản lý, điều hành phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

    Đặc biệt, Hiến pháp 2013 còn nêu nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam là “tham gia xây dựng Đảng”. Đây là nội dung mới, thể hiện quyền hạn và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam được đề cao, xuất phát từ Điều 4 của Hiến pháp 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Với vai trò đại diện cho nhân dân, MTTQ Việt Nam chính là cầu nối giữa ý Đảng và lòng dân, là nơi tập hợp tâm tư, nguyện vọng của người dân để phản ánh kịp thời với Đảng, đồng thời là diễn đàn để tuyên truyền mọi chủ trương, chính sách đến với các tầng lớp nhân dân.

    Cần hiểu rằng, giám sát và phản biện xã hội là nhằm tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng và giữa nhân dân với Nhà nước. Giám sát, phản biện xã hội càng tốt, càng hiệu quả thì Đảng càng mạnh, Nhà nước càng trong sạch, khối đại đoàn kết toàn dân càng được tăng cường, chế độ xã hội càng vững chắc.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Vai Trò, Nhiệm Vụ Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Trong Công Tác Tuyên Truyền, Phổ Biến, Giáo Dục Pháp Luật Về Quyền Làm Chủ
  • Vị Trí, Vai Trò, Nhiệm Vụ Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
  • Về Cơ Cấu, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Ubtw Mttq Vn; Lễ Vu Lan Của Người Việt
  • Đặc Điểm, Vai Trò Và Chức Năng Của Nhà Hàng Trong Khách Sạn
  • Đề Cương Môn Đại Lý Tàu Biển
  • --- Bài mới hơn ---

  • Luận Án: Chức Năng Phản Biện Xã Hội Của Báo Chí Ở Việt Nam
  • Báo Chí Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Giám Sát Và Phản Biện Xã Hội
  • Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng, Hiệu Quả Của Quản Lý Hành Chính Trong Cơ Quan Viện Kiểm Sát Nhân Dân Đáp Ứng Yêu Cầu Cải Cách Tư Pháp
  • Vai Trò Của Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Trong Hoạt Động Hành Chính Nhà Nước Là Như Thế Nào ?
  • Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế
  • Sự sống không bao giờ đứng yên một chỗ, trái lại, luôn luôn vận động và phát triển. “Trong quá trình phát triển, tất cả những gì trước kia là hiện thực thì hiện nay trở thành không hiện thực, mất tính tất yếu, mất quyền tồn tại, mất tính hợp lý của chúng; và hiện thực mới, đầy sinh lực, thay thế cho hiện thực đang tiêu vong”; “đối với triết học biện chứng thì không có gì là tối hậu, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả” (C.Mác và PH. Ăng-ghen Toàn tập. Tập 21.Hà Nội 1995, tr. 393, tr.395, tr.421). Cái tiến bộ, khoa học phản biện lại cái lỗi thời để tiến tới sự đúng đắn và phát triển. Thực tế cho thấy xã hội nào càng mang tính chất phản biện cao thì xã hội đó càng có khả năng phát triển nhanh và vững chắc. Ngược lại, chỉ trong một xã hội phát triển thì tính phản biện xã hội mới được phát huy mạnh mẽ và hiệu quả. Giám sát và Phản biện xã hội là hai khái niệm chức năng gắn bó mật thiết. Chỉ trên cơ sở giám sát một cách nghiêm túc thì mới có thông tin đầy đủ và thấu đáo làm tiền đề cho phản biện. Trong khoa học, phản biện cũng là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học. Còn trong đời sống xã hội, phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ. Ở đây, theo quan niệm của người làm tiểu luận, các đối tượng gồm hệ thống bộ máy nhà nước, các cơ quan chức năng; đông dảo quần chúng nhân dân, các tổ chức phi chính phủ, dư luận xã hội đều vừa là đối tượng giám sát – phản biện, vừa là đối tượng chịu sự giám sát – phản biện nhằm vào những chủ trương, quyết sách, những hiện tượng, trào lưu, những quan điểm nảy sinh trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội. DIỄN ĐÀN của các hoạt động này chính là BÁO CHÍ. Giám sát – Phản biện xã hội là một vấn đề hoàn toàn không mới, loài người đã làm quen với khái niệm này từ rất sớm và biến nó trở thành công cụ hữu hiệu để tạo ra nền dân chủ, tạo sự phát triển về chính trị của nhiều quốc gia tiên tiến. Trong thời đại ngày nay, giám sát – phản biện xã hội vẫn là một trong những vấn đề hệ trọng, là đối tượng cần nghiên cứu, nhất là đối với các quốc gia đi sau, các quốc gia đang phấn đấu cho nền dân chủ. Tiểu luận ” Vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí” ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, gồm 3 phần nội dung chính: Phần 1. Những khái niệm chung. 1.1 Giám sát xã hội 1.2 Phản biện xã hội 1.3 Mối quan hệ giữa báo chí, dư luận xã hội, giám sát và phản biện xã hội Phần 2. Vai trò của báo chí trong Giám sát và Phản biện xã hội. 2.1 Báo chí – diễn đàn thể hiện giám sát và phản biện xã hội 2.2 Báo chí giám sát và phản biện xã hội thông qua những tính chất đặc thù Phần 3. Báo chí với hiệu quả của chức năng Giám sát và Phản biện xã hội trong những năm gần đây. 3.1 Báo chí tiếp tục phát huy sức mạnh của ” Mắt sáng, bút sắc, lòng trong” trong sự nghiệp Đổi mới 3.2 Những hạn chế trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí và giải pháp khắc phục.

    --- Bài cũ hơn ---

  • 14 Nguyên Tắc Quản Lý Của Henry Fayol
  • 14 Nguyên Tắc Quản Trị Của Henry Fayol
  • Giáo Trình Môn Quản Trị Học
  • Tổng Quan Về Lý Thuyết Quản Lý
  • Nguyên Lý Quản Trị Theo Khoa Học Của Taylor
  • --- Bài mới hơn ---

  • Phản Biện Xã Hội: Khái Niệm, Chức Năng Và Điều Kiện Hình Thành
  • Đổi Mới Và Sáng Tạo Trong Lãnh Đạo, Quản Lý
  • Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Hưng Yên Làm Tốt Chính Sách Tín Dụng Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Và Các Đối Tượng Chính Sách Khác
  • Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Người Xã Hội Chủ Nghĩa
  • Vật Lý Trị Liệu Gãy Xương Đòn
  • Vai trò của báo chí trong giám định, phản biện xã hội

    Tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí là hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Liên hiệp Hội Việt Nam khen thưởng cho các cơ quan báo chí trong hệ thống năm 2022

    Những đòi hỏi của thực tiễn về giám sát, phản biện xã hội

    Giám định và phản biện xã hội là sự tham gia của cá nhân, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội vào một vấn đề, một chủ trương, chính sách nào đó của Nhà nước nhằm làm cho chủ trương, chính sách đó ngày càng hoàn thiện trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo nên sự đồng thuận, phục vụ tốt hơn những vấn đề quốc kế, dân sinh.

    Do đó, phản biện xã hội là sự tập hợp sức sáng tạo và trí tuệ của các giai tầng, tạo nên sức mạnh nội lực để giải quyết các vấn đề xã hội; là sự thể hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, thước đo trình độ phát triển của một xã hội. Phản biện xã hội là sự tập hợp sức mạnh cộng đồng để giải quyết vấn đề xã hội. Chính vì vậy, làm tốt công tác phản biện xã hội là tạo được sức mạnh to lớn cho các phong trào hành động cách mạng.

    Phản biện và tự phản biện là “cách để cuộc sống diễn ra, cuộc sống đi lên… Ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện sẽ có được phản biện xã hội có tổ chức, giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né phản biện xã hội, kết quả là nhận được phản biện xã hội tự phát – mảnh đất thuận lợi để hình thành tâm thế phản kháng xã hội.

    Trong điều kiện một đảng cầm quyền ở nước ta, bên cạnh những thuận lợi cơ bản và tính ưu việt nổi trội, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng duy ý chí, chủ quan. Do vậy, cần phải có một cơ chế cụ thể, rõ ràng, minh bạch để nhân dân bày tỏ thẳng thắn ý kiến, thực hiện giám sát và phản biện xã hội.

    Ðiều này là thực sự cần thiết đối với các dự thảo, dự án, dự kiến những quyết định lớn của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị. Giám sát và phản biện xã hội sẽ giúp Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị kiểm nghiệm các chủ trương, chính sách có thực sự hợp quy luật và hợp lòng dân hay không, giúp Đảng và hệ thống chính trị thực sự vì dân để dân tin Đảng, đi theo Đảng. Thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của mình, nhân dân tham gia đóng góp ý kiến đối với các chủ trương, chính sách, giúp không ngừng hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giúp sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước ngày càng tốt hơn, từ đó phục vụ nhân dân ngày càng hiệu quả hơn.

    Người dân tham gia giám sát, phản biện xã hội với tư cách vừa là người chịu sự lãnh đạo, vừa là người làm chủ, vừa là người thực hiện, đồng thời vừa là người được phục vụ và thụ hưởng. Nhận thức được tầm quan trọng của giám sát và phản biện xã hội, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội”.

    Báo chí với chức năng giám định và phản biện xã hội

    Giám định và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của báo chí. Những năm qua, báo chí đã thực hiện khá tốt chức năng này, đã cùng với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, nhân dân tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp phần đáng kể tạo sự đồng thuận, thống nhất trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi nhận, yêu cầu báo chí cách mạng Việt Nam đảm nhận vai trò, nhiệm vụ phản biện xã hội. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước…” Trước đó, trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần hai) khóa VIII (tháng 2-1999), Đảng ta đã khẳng định báo chí và truyền thông đại chúng là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội. Đây là bước phát triển quan trọng về lý luận, nhận thức của Đảng về vai trò xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng.

    Xã hội càng phát triển thì dân chủ càng mở rộng, quyền lực của nhân dân càng được tăng cường, đặc biệt là quyền giám sát các cơ quan công quyền, các công chức, viên chức cơ quan hành chính nhà nước nhằm hạn chế, kiểm soát việc lạm dụng quyền lực. Bởi khi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến lạm dụng; lạm dụng quyền lực dẫn đến tha hóa quyền lực. Vì vậy, việc tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, nhân dân và báo chí là hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Những năm qua, báo chí đã chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội, đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các luận điệu thù địch, sai trái, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội đang làm cản trở sự phát triển của đất nước. Trong phòng, chống tham nhũng, báo chí đóng vai trò là một chủ thể khơi nguồn phản biện xã hội một cách mạnh mẽ nhất. Phần lớn các sự kiện, hiện tượng tham nhũng mà báo chí nêu ra đã tạo áp lực cũng như tạo cơ hội, điều kiện cho các cơ quan chức năng vào cuộc chống tham nhũng.

    Trên thực tế, nhiều vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn, hành vi tham nhũng có tinh vi, phức tạp, nhưng cũng đã được nhân dân và báo chí lật tẩy. Cho dù còn có những hạn chế, khuyết điểm của việc báo chí tham gia chống tiêu cực, tham nhũng, song phải khẳng định một điều, báo chí luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Sức lan tỏa của báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạng internet toàn cầu. Đó là cơ sở thực tiễn của việc báo chí tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội.

    Trong vai trò giám định và phản biện của mình, báo chí không chỉ thông tin mà còn thể hiện chính kiến, quan điểm đối với các vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội. Trong thời gian gần đây, không ít văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành Trung ương quy định thiếu tính thực tiễn, chưa ra đời hoặc vừa ra đời đã… “chết yểu”, như quy định ngực lép không được lái xe; quy định Bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học; đưa tên bố mẹ vào chứng minh thư nhân dân; quy định về số vòng hoa trong tang lễ; quy định thực phẩm không được để quá 8 tiếng đồng hồ, hay dự thảo thông tư quy định nơi uống bia phải có nhiệt độ dưới 30 độ C…

    Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nêu trên của các bộ, ngành, khi đưa ra lấy ý kiến nhân dân, hoặc khi biết thông tin, báo chí đã đồng loạt có những bài phản biện và kết quả là nhiều bộ, ngành phải thu hồi lại dự thảo, hoặc chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.

    Mặt khác, báo chí cũng đã khơi gợi vấn đề, mở diễn đàn tập hợp ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia và các tầng lớp nhân dân đóng góp vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, giúp cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp sửa đổi nội dung, quy định của văn bản đó phù hợp thực tiễn cuộc sống, xã hội, từng bước hoàn thiện nền pháp chế XHCN.

    Bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, nắm bắt đúng bản chất sự kiện, phân tích trúng vấn đề trọng tâm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận, các cơ quan báo chí – truyền thông đã thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, mang lại hiệu quả rõ rệt. Bởi thế, vai trò, chức năng giám sát, phản biện của báo chí ngày càng được khẳng định và sức mạnh của báo chí, niềm tin của công chúng đối với cơ quan báo chí – truyền thông cũng ngày được nâng cao. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, không phải lúc nào, cơ quan báo chí hay nhà báo nào cũng làm đúng, làm tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội.

    Đã có không ít vụ việc phản biện của báo chí chưa đúng sự thật, chưa khách quan, thiếu công tâm, phản biện sai lệch, kéo theo nhiều hậu quả khôn lường cho cá nhân, tập thể, địa phương bị phản ánh. Việc đưa thông tin thiếu chuẩn xác, thiếu trung thực, khách quan, thậm chí bịa đặt, bôi đen hoặc tô hồng vì những động cơ cá nhân, vụ lợi. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật của một số cán bộ, biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí có xu hướng gia tăng.

    Nguyên nhân có nhiều, trong đó có nguyên nhân do vụ lợi cá nhân, vì tư thù viết bài, đưa tin thiếu trung thực, không khách quan, hoặc do trình độ hiểu biết có hạn, không am hiểu lĩnh vực giám sát, phản biện xã hội nên đã không có cái nhìn toàn cục, chỉ nắm bắt thông tin và phản ánh theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”.

    Mặt khác, trước thực tế toàn cầu hóa về thông tin, “thế giới phẳng”, các trang mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhiều thông tin được tự do đưa lên mạng, không được kiểm soát, rồi tin xấu, tin độc hại, bôi nhọ, bịa đặt… núp bóng phản biện xã hội, gây không ít phiền toái cho nhà quản lý cũng như gây hoang mang dư luận. Vì vậy, hơn bao giờ hết cần phải có một đội ngũ các nhà báo chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp để phản biện những sai trái, lệch lạc đó bằng việc thông tin chính xác, trung thực, khách quan các sự việc, vấn đề, định hướng dư luận xã hội.

    Đẩy mạnh thực hiện chức năng giám định và phản biện xã hội của báo chí

    Để báo chí thực hiện tốt hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội, cần tập trung làm tốt các mặt sau: Trước hết, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của giám sát, phản biện trong xã hội. Phản biện xã hội được ghi trong Văn kiện Đại hội của Đảng: “Phản biện xã hội là phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, góp ý kiến với cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước. Mọi đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều phục vụ lợi ích của đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan liêu”. Cần có cơ chế cụ thể, rõ ràng để nhân dân bày tỏ thẳng thắn ý kiến và phản biện đối với dự thảo, dự kiến, dự án, những quyết định lớn của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, cần tuyên truyền sâu rộng để toàn xã hội hiểu rõ hơn về việc thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội; về góp phần để cùng báo chí thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội.

    Thứ hai, hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm cho hoạt động trong giám sát, phản biện xã hội của báo chí. Phản biện xã hội của báo chí vừa là hoạt động mang tính xã hội, vừa là hoạt động mang tính khoa học, ràng buộc quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình phản biện. Hiện nay, chức năng phản biện xã hội của báo chí mới dừng lại ở chủ trương, đường lối của Đảng, mà chưa được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, vì vậy cơ chế pháp lý cho hoạt động phản biện của báo chí chưa được xác định một cách rõ ràng và đầy đủ. Cần xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động phản biện xã hội của báo chí theo hướng đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Trong xu thế dân chủ hóa hiện nay, cần thiết phải nêu rõ về cơ chế phản biện xã hội của báo chí như một điều luật cơ bản, để bảo đảm và thực thi giám sát và phản biện xã hội của báo chí.

    Thứ ba, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị để báo chí thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội. Bản chất của phản biện xã hội là sự cộng đồng trách nhiệm của các cơ quan Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Và mặc dù, phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của báo chí như đã nêu ở trên, nhưng trên thực tế cho thấy, báo chí không thể “đơn độc” trong hoạt động phản biện xã hội mà cần có sự cộng đồng trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội.

    Thời gian qua, việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị còn nhiều hạn chế. Có lĩnh vực còn chưa quy định về công khai, minh bạch, dẫn đến tình trạng lạm dụng quy định về bí mật nhà nước để không công khai những nội dung có thể và cần phải công khai, minh bạch, nhất là trong việc xác định giá, đấu giá tài sản doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa và công khai báo cáo tài chính trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước; công khai việc giải phóng mặt bằng, giá bồi thường khi thu hồi đất; công khai trong công tác cán bộ; công khai hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kết luận thanh tra; công khai, minh bạch các quyết định trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; công khai trong ấn định mức thuế… gây khó khăn cho báo chí khi tiếp cận nguồn thông tin để thực hiện phản biện xã hội.

    Vì vậy, để báo chí thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội rất cần sự vào cuộc, cộng đồng trách nhiệm của cả xã hội và các cơ quan Đảng, Nhà nước. Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cho nhà báo.

    Đây là một nội dung quan trọng, bởi vì yếu tố con người là cốt lõi của mọi vấn đề. Nhà báo phải được thường xuyên nâng cao về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, bởi vì một nhà báo yếu kém về năng lực nghiệp vụ rất có thể sẽ không đủ trình độ để nhận thức chính xác bản chất của sự việc để phản biện vấn đề, dễ dẫn đến sai sót tai hại.

    Cùng với đó, rất cần phải thường xuyên tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục pháp luật cho đội ngũ nhà báo để tăng cường bản lĩnh chính trị và nâng cao ý thức nghề nghiệp cho nhà báo. Tự thân mỗi nhà báo cần phải phát huy tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp một cách thường xuyên, liên tục, suốt cả đời thông qua hoạt động thực tiễn nghề nghiệp. Mặt khác, cũng cần phải có sự giám sát, giáo dục của cơ quan báo chí nơi nhà báo trực tiếp công tác, gắn bó sinh mệnh nghề nghiệp của mình, bởi vì chỉ có cơ quan báo chí mới trực tiếp giáo dục, động viên nhắc nhở, răn đe, xử lý kịp thời và hiệu quả những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo./.

    PV (Nguồn: Vusta)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Về Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước
  • Mạng Xã Hội, Mặt Tích Cực Và Tiêu Cực, Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Công Tác Bảo Đảm An Ninh Trật Tự – Công An Tỉnh Quảng Bình
  • Mạng Xã Hội, Vai Trò Và Những Hệ Lụy
  • Tiền Lương Là Gì? Bản Chất Và Chức Năng Của Tiền Lương
  • Chức Năng Của Tiền Lương
  • --- Bài mới hơn ---

  • Đối Tượng, Chức Năng, Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học
  • Đề Cương Môn Học Xã Hội Học Trong Lãnh Đạo, Quản Lý
  • 10 Chức Năng Quan Trọng Nhất Của Xã Hội / Văn Hóa Chung
  • Các Quan Hệ Xã Hội Thuộc Phạm Vi Điều Chỉnh Của Luật Hành Chính
  • Tiểu Luận Luật Sư Và Nghề Luật Sư
  • HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

    NGUYỄN VĂN MINH

    CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ

    ë VIÖT NAM HIÖN NAY

    Chuyên ngành

    : Chính trị học

    Mã số

    : 62 31 20 01

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

    Người hướng dẫn khoa học:

    1. PGS,TS LÊ MINH QUÂN

    2. GS,TS NGUYỄN VĂN HUYÊN

    HÀ NỘI – 2014

    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

    riêng tôi. Các tài liệu, số liệu tham khảo, trích dẫn trình bày

    trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận

    án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên

    cứu nào khác.

    Tác giả luận án

    Nguyễn Văn Minh

    MỞ ĐẦU

    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

    ĐẾN ĐỀ TÀI

    8

    1.1.

    BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

    Phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí

    Chức năng phản biện xã hội của báo chí và các tiêu chí đánh

    giá việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí

    Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN

    BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng phản

    biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

    3.2. Những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc thực hiện

    chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay đánh giá theo các tiêu chí của phản biện xã hội của báo chí

    Chương 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNCAO

    3.1.

    CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨC

    NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT

    NAM HIỆN NAY

    4.1.

    4.2.

    Những quan điểm cơ bản về nâng cao chất lượng và hiệu quả

    thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam

    hiện nay

    Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu

    quả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt

    Nam hiện nay

    KẾT LUẬN

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    93

    104

    138

    138

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

    CNH, HĐH

    :

    Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

    CNTB

    :

    Chủ nghĩa tư bản

    CNXH

    :

    Chủ nghĩa xã hội

    DLXH

    :

    Dư luận xã hội

    HTCT

    :

    Hệ thống chính trị

    MTTQ

    :

    Mặt trận Tổ quốc

    PBXH

    :

    Phản biện xã hội

    QLCT

    :

    Quyền lực chính trị

    QLNN

    :

    Quyền lực nhà nước

    XHCN

    :

    Xã hội chủ nghĩa

    1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng

    sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ

    Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lấy việc phục vụ cách mạng, phục vụ nhân

    dân làm mục tiêu cao cả của mình. Báo chí cách mạng nước ta được xác định

    là công cụ chủ yếu trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng,

    chính sách, phát luật của Nhà nước, tập hợp và đoàn kết, nâng cao và bồi

    dưỡng tri thức khoa học và tình cảm cách mạng trong quần chúng nhân dân.

    Từ khi ra đời, báo chí cách mạng nước ta đã có những đóng góp to lớn

    và hiệu quả vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất

    nước, xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ

    nghĩa (XHCN). Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,

    báo chí nước ta đã đóng góp to lớn vào những thành tựu chung của đất nước,

    đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, trở thành nước đang phát

    triển với mức thu nhập trung bình (ở mức thấp); giữ vững ổn định chính trị,

    tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá – xã hội,

    củng cố quốc phòng – an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại; đưa đất nước

    bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và

    hội nhập quốc tế.

    Trong thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta phát triển ngày càng mạnh mẽ

    cả về số lượng và chất lượng; chức năng, nhiệm vụ của báo chí ngày càng

    được mở rộng và nâng cao; báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng

    và Nhà nước, mà còn là diễn đàn, là tiếng nói của nhân dân; không chỉ đưa

    đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, mà còn phản

    ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng và Nhà

    nước. So với trước thời kỳ đổi mới, chức năng và nhiệm vụ của báo chí nước

    ta đã có sự đổi mới đáng kể. Trước đổi mới báo chí nước ta chỉ thực hiện

    3

    thành và phát triển. Tuy nhiên, PBXH của báo chí còn thấp so với yêu cầu,

    chưa kịp thời và hiệu quả còn hạn chế.

    Thực tiễn công cuộc đổi mới ngày càng định hình và làm rõ những

    chức năng của báo chí, trong đó có chức năng PBXH. Đến nay chức năng này

    được các cá nhân, tổ chức, thường xuyên đề cập, sử dụng đến thuật ngữ “chức

    năng phản biện của báo chí”. Đã có nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn trao đổi về

    nội dung này và các ý kiến tập trung cho rằng cần phải khẳng định và tăng

    cường chức năng này trong hoạt động báo chí. PBXH của báo chí không chỉ

    còn là vấn đề chính trị, pháp lý mà còn là vấn đề văn hóa (văn hóa chính trị,

    văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật, văn hóa đổi mới, v.v.); là vấn đề dám

    nghĩ và dám làm, dám tranh luận và phản biện, dám tiếp thu và sửa chữa

    trước yêu cầu khách quan của thực tiễn đổi mới đất nước.

    Ở các nước phương Tây, với sự tồn tại của xu hướng chính trị và quyền

    lực khác nhau, sự tranh giành ảnh hưởng và uy tín trong xã hội đa nguyên chính

    trị, đa đảng đối lập, PBXH của báo chí có vị trí và vai trò rất lớn.

    Trong xã hội dân chủ tư sản, ý kiến của đại đa số nhân dân và dư luận xã

    hội được coi là áp lực quan trọng thậm trí đối trọng với quyền lực nhà nước.

    “Sức mạnh của báo chí truyền thông chính là bắt nguồn từ sức mạnh dư luận xã

    hội. Do đó nói báo chí là quyền lực thứ tư thực chất là quyền lực của nhân dân

    của dư luận xã hội mà báo chí là kênh truyền dẫn và liên kết sức mạnh của dư

    luận xã hội” và “Dilemmas of Pluralistdemocracy”

    (Những nan giải của nền dân chủ đa nguyên) của Robert chúng tôi . Tác giả đã đề cập các đặc trưng của báo chí trong điều kiện thị

    trường; những phương diện hoạt động chủ yếu của phóng viên, biên tập viên,

    cộng tác viên trong tòa soạn; cơ cấu, chức năng của tòa soạn; quan hệ giữa

    ban biên tập và độc giả – khán, thính giả; quy trình tổ chức in ấn, xuất bản

    báo; những thể loại báo chí, v.v.. Tác giả đề cập đến báo chí và các phương

    tiện truyền thông đại chúng trong việc quản lý xã hội về mặt chính trị – xã hội.

    Muốn tồn tại được trong nền kinh tế, báo chí phải biến đổi theo nó, tuy nhiên

    vấn đề là làm sao tìm được cho mình một hướng đi thích hợp. Báo chí cần

    trung thực, phản ánh một cách nhanh nhạy chính xác và đặc biệt những người

    cầm bút phải hết sức phòng, tránh trước những cám dỗ và cạm bẫy từ cuộc

    sống. Cuốn sách nêu tương đối chi tiết những kiến thức nghiệp vụ làm báo,

    giúp cho những nhà báo nhanh chóng nâng cao nghiệp vụ phát triển nghề

    nghiệp của mình.

    M.I.Sotak (2003) đã xuất bản cuốn sách: “Phóng sự – tính chuyên

    nghiệp và đạo đức” . Cuốn sách đã nêu và làm sáng tỏ phần lý luận chung về các yếu tố hình

    thành thể loại trong báo chí; đồng thời trình bày rõ hơn những khía cạnh, nội

    dung chính của các thể loại báo chí được phân theo tính chất của các thể loại

    12

    tin, thể loại phân tích, thể loại chính luận – nghệ thuật. Đặc biệt, mỗi thể loại

    được minh họa bằng nhiều bài viết hấp dẫn đã đăng tải trên báo và tạp chí ở

    Nga nhằm người đọc có thể hình dung trực quan về diện mạo các thể loại báo

    chí một cách sắc nét.

    E.P. Prô kôrốp (2004) cho xuất bản cuốn sách: “Cơ sở lý luận báo chí”,

    . Cuốn sách chủ yếu phân tích

    khái niệm công tác tư tưởng, vấn đề xây dựng đội ngũ những người làm công

    tác tư tưởng, trong đó có lĩnh vực báo chí. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản

    Trung Quốc coi tuyên truyền tư tưởng của Đảng là một phương tiện giáo dục,

    động viên quần chúng nhân dân và mang tính chính trị rất cao, có đặc điểm là

    công khai rộng rãi, kịp thời, nhanh nhạy, có thể đưa đường lối, chủ trương,

    chính sách của Đảng vào trong quần chúng nhanh nhạy nhất, rộng rãi nhất và

    biến thành hành động thực tế của quần chúng; có thể phản ánh một cách rộng

    rãi ý kiến, tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của quần chúng; có thể kịp thời

    truyền bá tin tức trong nước và thế giới, trực tiếp tác động tới tư tưởng, hành

    vi và xu hướng chính trị của quần chúng, hướng dẫn, khích lệ, động viên, tổ

    13

    chức quần chúng phấn đấn thực hiện lợi ích căn bản của mình. Tác giả nhấn

    mạnh công tác tư tưởng, trong đó có báo chí phải kịp thời tổng kết kinh

    nghiệm và rút ra từ thực tiễn những hoạt động góp ý kiến, phê bình của báo

    chí đối với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

    Năm 2007, trên Tạp chí Học tập và Nghiên cứu lý luận, số 8, Điền

    Trung Mẫn có bài Bàn về đổi mới công tác tư tưởng thời kỳ mới , cho rằng,

    báo chí muốn giàu tính đổi mới thì phải tạo dựng quan niệm mới, hình thành

    cơ chế mới, tiến hành sắp xếp, đổi mới một cách tổng thể; vận dụng hình thức

    mới, tiến hành đổi mới phương thức, cách làm tự do cởi mởi hơn, sâu hơn.

    Qua nghiên một số công trình nghiên cứu trên, có thể thấy các tác giả

    Trung Quốc đã đề cập đến hoạt động của báo chí thể hiện, vai trò vị trí, nhiệm

    vụ chức năng của báo chí. Nhằm nâng cao chất lượng của báo chí trong tình

    hình mới khi mà dân chủ ngày càng được mở rộng, trình độ dân trí ngày càng

    được nâng nên báo chí Trung Quốc đang được quan tâm đầu tư rất lớn cả về

    cơ chế chính sách lẫn con người, cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ truyền

    --- Bài cũ hơn ---

  • Những Nguyên Tắc Cơ Bản Đảm Bảo Thực Hiện Chức Năng Xã Hội Của Nhà Nước Ở Việt Nam Hiện Nay
  • Mối Quan Hệ Giữa Chức Năng Xã Hội
  • Lợi Ích Của Các Mối Quan Hệ Xã Hội Với Sức Khỏe Ít Ai Ngờ Tới
  • Bàn Về Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước, Thị Trường Và Xã Hội
  • Mạng Lưới Xã Hội Trong Khám Chữa Bệnh Cho Lao Động Nông Thôn
  • --- Bài mới hơn ---

  • 8 Tính Chất Của Ngôn Ngữ Báo Chí
  • Để Báo Chí Phát Huy Vai Trò Định Hướng Dư Luận Trong Kỷ Nguyên Số Hóa Và Bùng Nổ Mạng Xã Hội
  • Chủ Tịch Ubnd Tỉnh Đinh Văn Thu: Báo Chí Phải Làm Tốt Chức Năng Định Hướng Dư Luận Xã Hội
  • Báo Chí Thực Hiện Hiệu Quả Chức Năng Giám Sát, Phản Biện Xã Hội
  • Tên Học Phần: Lý Luận Báo Chí Quốc Tế (Bắt Buộc)
  • GD&TĐ – Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của báo chí. Để thực hiện tốt chức năng này, các nhà báo phải tỉnh táo, khách quan và không ngừng cập nhật kiến thức.

    Giám sát và phản biện – Một chức năng cơ bản của báo chí

    Báo chí có nhiều chức năng, giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của báo chí. Trước đây, chức năng này ít được các nhà lý luận nhắc đến; gần đây, do yêu cầu của thực tế cuộc sống, chức năng này được đề cao. Thật ra, từ xưa đến nay, báo chí vẫn thực hiện chức năng giám sát và phản biện của mình. Điều này thể hiện rõ trong những sự việc, sự kiện cụ thể.

    Đó là khi một số chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật của các bộ, ngành, địa phương quy định những điều thiếu tính thực tiễn, khó khả thi, hay không mang lại lợi ích cho cuộc sống, đã bị báo chí phê phán, phản đối. Do vậy, những chủ trương này, hoặc là không ra đời được, hoặc là vừa ra đời đã… “chết yểu”. Đó là một số quy định, như: ngực lép không được lái xe; đưa tên bố mẹ vào chứng minh thư nhân dân; quy định về số vòng hoa trong tang lễ, số mâm cỗ trong đám cưới, thực phẩm không được để quá 8 tiếng đồng hồ…

    Thậm chí, có những chủ trương, chính sách lớn đã được trình lên Quốc hội, nhưng do báo chí phản biện quyết liệt và có cơ sở khoa học nên bị Quốc hội bác. Có thể xem đây là thành quả lớn nhất trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện của báo chí Việt Nam.

    Điều đáng nói là những bài viết về giáo dục và đào tạo trên báo chí rất phong phú, đa dạng. Quan điểm, cách đánh giá của những bài báo này khác nhau, thậm chí có những lúc đối lập nhau. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành Giáo dục trong quá trình tiếp thu ý kiến của công luận, cũng như việc chỉ đạo thực hiện những chủ trương lớn trong giáo dục.

    Trên thực tế, trong những năm gần đây, một số quyết định quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo được báo chí giám sát và phản biện khoa học, khách quan; do đó, những quyết định đó đã đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng. Việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, mà kết quả vừa được dùng để xét tốt nghiệp phổ thông, vừa được dùng để xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng là một ví dụ điển hình. Báo chí đã nêu vấn đề này từ hàng chục năm trước, phân tích những cái hay, cái dở của việc làm này; kết luận cái hay nhiều hơn.

    Tuy nhiên, không phải khi nào báo chí cũng thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện của mình trong lĩnh vực giáo dục. Cũng có những lúc báo chí gây cho giáo dục không ít khó khăn, lúng túng.Thực tế đã chỉ ra rằng, không phải lúc nào báo chí cũng làm đúng, làm tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội. Đã có không ít vụ việc phản biện của báo chí chưa đúng sự thật, chưa khách quan, thiếu cơ sở khoa học.

    Tuy nhiên, việc “buộc tội” ngành Giáo dục chưa phải đã chấm dứt. Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy người ta lập luận kiểu này, kể cả ở những diễn đàn rất trang trọng. Tôi cho rằng, phản biện là rất quan trọng nhưng phản biện phải đúng, phải có cơ sở khoa học. Với báo chí, lại càng phải tôn trọng điều này vì ảnh hưởng của báo chí vô cùng lớn.

    Không phải lời khuyên, chỉ là mong muốn

    Để báo chí mang lại niềm tin lớn hơn, giáo dục cũng đạt được nhiều thành tựu hơn, rõ ràng cả hai bên cần lắng nghe, thấu hiểu và có những điều chỉnh cần thiết.Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo chí không chỉ thông tin mà còn thể hiện chính kiến, quan điểm đối với các vấn đề lớn, những vấn đề mới của giáo dục và đào tạo. Để làm tốt được điều này, các nhà báo phải không ngừng cập nhật kiến thức mới; nâng cao trình độ chuyên môn; giữ vững đạo đức nghề nghiệp.

    Còn những người công tác trong ngành giáo dục, nhất là lãnh đạo cấp cao phải thực sự cầu thị, lắng nghe ý kiến từ nhiều phía; điều quan trọng nhất là chắt lọc được những ý hay, ý tốt trong các bài báo. Điều này là vô cùng khó khăn vì báo chí viết về giáo dục và đào tạo rất nhiều và rất lắm giọng điệu. Dẫu vậy, đây là việc cần phải làm, mà phải làm cho thật tốt.

    Ý tưởng bỏ biên chế đối với giáo viên thực sự mới mẻ, thực sự đột phá. Ý tưởng này đang được báo chí phân tích, mổ xẻ tích cực. Hãy lắng nghe, lĩnh hội và đưa ra quyết định. Đây là một thách thức đối với cả báo chí và ngành giáo dục.

    Thậm chí, có những chủ trương, chính sách lớn của Chính phủ đã được trình lên Quốc hội, nhưng do báo chí phản biện quyết liệt và có cơ sở khoa học nên bị Quốc hội bác. Có thể xem đây là thành quả lớn nhất trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện của báo chí Việt Nam.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Báo Chí Được Quy Định Như Thế Nào?
  • Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Báo Chí Theo Quy Định Luật Báo Chí 2022
  • Vai Trò Định Hướng Xã Hội Của Báo Chí
  • Các Loại Phong Cách Chức Năng Ngôn Ngữ Trong Văn Bản
  • Ngôn Ngữ Báo Chí Là Gì? Tính Chất Của Ngôn Ngữ Báo Chí
  • Bạn đang xem chủ đề Ví Dụ Về Chức Năng Quản Lý Giám Sát Và Phản Biện Xã Hội Của Báo Chí trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Quảng Cáo

    Chủ đề xem nhiều

    Bài viết xem nhiều