Ví dụ về điều kiện giao dịch chung

Phân biệt: “hợp đồng theo mẫu” và “điều kiện giao dịch chung" trong giao kết hợp đồng

Hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận hay thống nhất ý chí giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, trước khi giao kết, các bên cần phải tiến hành thỏa thuận với nhau về việc xác lập hợp đồng cùng những nội dung kèm theo.

Trong quy định liên quan về giao kết hợp đồng, Bộ luật dân sự [BLDS] 2015 đã đưa ra một quy định hoàn toàn mới so với bộ luật trước đây, đó là “điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng” với định nghĩa như sau:

Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.”

Thực ra, trước khi được ghi nhận chính thức tại BLDS 2015, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng đã quy định một khái niệm tương tự [trong lĩnh vực kinh doanh thương mại]:

“Điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng.”

Như vậy, điều kiện giao dịch chung thực chất là các “điều khoản mẫu” trong hợp đồng do một bên soạn sẵn để áp dụng còn bên còn lại không có khả năng đàm phán thay đổi nội dung mà chỉ có quyền chấp nhận hoặc từ chối. Có thể lý giải, xuất phải điểm của quy định này là bởi ngày nay quan hệ hợp đồng phát triển ngày càng đa dạng, những chủ thể tham gia hợp đồng thường giao kết số lượng hợp đồng lớn, nên họ thường đưa ra những điều kiện chung nhằm áp dụng chung cho các đối tác hay khách hàng của mình. Mặt khác, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, trong một số lĩnh vực pháp luật quy định phải đăng ký điều kiện giao dịch chung.

Căn cứ theo quy định tại Điều 406 BLDS 2015, có thể khái quát điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng mang một số đặc điểm sau:

- Thứ nhất, điều kiện chung trong giao kết hợp đồng là ý chí đơn phương của bên đề nghị giao kết hợp đồng trong hợp đồng được thiết lập từ trước đặt ra cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng. 

- Thứ hai, ý chí đơn phương trên được thể hiện thành các quy tắc hay điều kiện được ghi nhận trong hợp đồng; nó mang tính ổn định, lâu dài. Ngoài ra, các điều kiện giao dịch này phải được được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.

- Thứ ba, điều kiện chung có sự ràng buộc pháp lý đối với bên được đề nghị nếu bên này đã chấp nhận các điều khoản do bên đề nghị đưa ra và không thể thay đổi, sửa chữa hay huỷ bỏ các quy tắc, quy định này được.

- Thứ tư, điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quy định về “điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng có thể khiến nhiều bạn nhầm lẫn với “hợp đồng theo mẫu”.

Mặc dù cả hai đều giống nhau ở mục đích sử dụng là giúp cho việc giao kết hợp đồng trở nên thuận tiện và dễ dàng, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng khi đã đề ra các điều khoản, quy tắc định sẵn. Xong, giữa hai khái niệm có sự khác nhau cơ bản, đó là nếu hợp đồng theo mẫu mang bản chất của hợp đồng nói chung, chính là sự thoả thuận, thống nhất giữa các bên, thì điều kiện chung trong giao kết hợp đồng lại là những quy tắc thể hiện ý chí đơn phương của bên đề nghị đã được thiết lập từ trước. Mặt khác, hợp đồng theo mẫu không phải là những quy tắc, quy định mà là những điều khoản do một bên soạn thảo để giao dịch với đối tác.

Giao dịch dân sự là một trong những vấn đề phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực dân sự bởi đây là phương tiện hữu hiệu để thỏa mãn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể cũng  là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Bộ luật dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 giao dịch dân sự bao gồm hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương, ngoài ra Bộ luật dân sự cũng công nhận thêm một trường hợp đặc biệt đó là giao dịch dân sự có điều kiện.

Việc công nhận giao dịch dân sự có điều kiện nhằm đáp ứng việc xã hội ngày càng phát triển, các giao dịch dân sự trong đời sống diễn ra ngày càng đa dạng phức tạp. Vậy hiểu như thế nào là giao dịch dân sự có điều kiện? Ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện? Bài viết sau Một số ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện [2022] sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại giao dịch này.

Một số ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện [2022]

Định nghĩa giao dịch dân sự có điều kiện là gì không được quy định cụ thể, rõ ràng tại bất kỳ một văn bản pháp luật nào. Hiện nay, những vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện chỉ được nêu tại Điều 120 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Cụ thể như sau:

“1] Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.

2] Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.”

Theo quy định này, có thể hiểu giao dịch dân sự có điều kiện như sau:

– Nếu các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh của giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự sẽ được phát sinh.

– Nếu các bên thỏa thuận về điều kiện để hủy bỏ một giao dịch dân sự thì khi điều kiện này xảy ra, giao dịch dân sự sẽ được hủy bỏ.

2. Những điều cần lưu ý đối với giao dịch dân sự có điều kiện

Cần phải lưu ý những trường hợp mà dù điều kiện hai bên thỏa thuận để giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ nhưng giao dịch dân sự sẽ không được thực hiện gồm:

– Do một bên có hành vi cố ý cản trở một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khiến điều kiện mà hai bên thỏa thuận để phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra thì điều kiện của giao dịch dân sự đã thỏa thuận vẫn được coi là đã xảy ra.

– Do một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện của giao dịch dân sự đã thỏa thuận xảy ra dưới hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp thì điều kiện này sẽ bị coi như không xảy ra.

Như vậy, có thể thấy, giao dịch dân sự có điều kiện có thực hiện được hay không hoàn toàn dựa vào yếu tố khách quan mà không chịu tác động của yếu tố chủ quan hoặc hành vi cố ý của một trong hai bên.

3. Một số ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện

Ví dụ 1: A hứa thưởng cho B một chiếc xe máy nếu B đỗ đại học. Trong trường hợp B đỗ đại học thì xảy ra hậu quả pháp lý là A sẽ thưởng cho B một chiếc xe máy. Nếu B không đỗ đại học thì hậu quả pháp lý sẽ không xảy ra.

Trong trường hợp trên là giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh [B đỗ đại học], việc xảy ra điều kiện đó sẽ làm phát sinh hiệu lực của giao dịch [ A tặng B một chiếc xe máy].

Ví dụ 2. Ông Nguyễn Văn A và ông Trần Văn B thường trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông A có một căn nhà ở 89 Tô Vĩnh Diện, quận Thanh Xuân, có mặt bằng thuận lợi cho việc kinh doanh đang để trống. Cong gái ông A hiện đang du học nước ngoài, có nguyện vọng học xong sẽ quay trở về sinh sống ở đây. Ông B có nguyện vọng xin thuê lại căn nhà của ông A để làm mặt bằng kinh doanh hiệu thuốc. Hai bên thỏa thuận với nhau trong hợp đồng ông A cho ông B thuê căn nhà với giá 40 triệu đồng/ tháng trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, đến khi con gái ông A học xong trở về dù chưa hết hợp đồng ông b vẫn bắt buộc phải trả lại nhà cho ông A vô điều kiện

Ngoài ra hợp đồng còn có các nội dung khác phù hợp với quy định của hợp đồng thuê nhà. Hợp đồng được ký kết và có hiệu lực ngày 1/4/2019. Đến ngày 4/4 /2020 con gái của ông A về nước, ông B trả lại căn nhà nguyên trạng cho ông B, hợp đồng chấm dứt hiệu lực pháp luật

4. Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định [Ví dụ: hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực].

Trên đây là  tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Một số ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện [2022]. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Chủ Đề