Ví dụ về ngành nông lâm ngư nghiệp

Những người làm việc trong các lĩnh vực này thực hiện những nhiệm vụ để nuôi trồng, đánh bắt, sản xuất rau quả, ngũ cốc và cây trồng, bò thịt, bò sữa, gia cầm và chăn nuôi gia súc khác, dịch vụ nông nghiệp [tất cả mọi thứ từ thuốc trừ sâu đến máy móc nông nghiệp], săn bắn và đặt bẫy, lâm nghiệp và khai thác gỗ, đánh bắt cá biển và nuôi trồng thủy sản.

Xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp, ngư nghiệp

Hàng hóa được sản xuất trong các ngành này thường được các nhà sản xuất mua để chế biến thành phẩm, bán nguyên liệu tươi trong nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.

I. 4.0 rồi, liệu ngành nông nghiệp, ngư nghiệp còn cơ hội phát triển?

Ngành nông nghiệp, ngư nghiệp đã có những thay đổi đáng kể cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ. Ngày nay, ngành này đang được chuyển đổi bằng cách ứng dụng khoa học và công nghệ trong hầu hết các giai đoạn của quá trình nông nghiệp.
Ví dụ, cây trồng sinh học có khả năng kháng sâu bệnh hoặc sương giá, chịu được điều kiện khô hạn cho phép nông dân sản xuất nhiều lương thực hơn mà không cần sử dụng thuốc trừ sâu và tưới tiêu tốn kém. Việc sử dụng GPS trong máy kéo giúp nông dân cắt giảm thời gian trồng và thu hoạch một loại cây trồng, cho phép nhiều hàng cây trồng hơn được trồng trên mỗi mẫu đất. Khoa học mới nhất về di truyền học đang được sử dụng để nhân giống động vật với những đặc điểm cụ thể,...

Việc sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại đã thay đổi cách thức phát triển ngành nông nghiệp, ngư nghiệp. Chẳng hạn tiêm phòng gia súc hay xây dựng thương hiệu trang trại, cơ sở nuôi trồng, sản xuất, v.v. đều được cơ giới hoá, hiện đại hoá. Việc sử dụng xe tải, thiết bị liên lạc di động và thiết bị định vị toàn cầu hiện nay cũng dần trở lên phổ biến và tiết kiệm thời gian quý báu cho người chăn nuôi.

Marketing đang trở nên quan trọng hơn trong nông nghiệp và ngư nghiệp. Nông dân đang nghĩ cách bỏ qua các đối tượng trung gian để bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc người dùng cuối khác. Ví dụ, một số người trồng rau và trái cây sử dụng chiến lược tiếp thị sản phẩm tự chọn, tham gia hội chợ nông sản, thiết lập các quầy hàng, ký hợp đồng với cửa hàng hoặc hàng tạp hoá để bán nông sản. Thậm chí, ở nhiều nơi, người ta bắt đầu bán sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp qua mạng xã hội hoặc nền tảng thương mại điện tử.
Qua những ví dụ trên chúng ta có thể thấy những tiến bộ của khoa học công nghệ thời 4.0 không những không cản trở cơ hội của việc làm trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp mà ngược lại còn thúc đẩy ngành phát triển theo hướng hiện đại hoá tập trung vào chất lượng và hiệu suất.

II. Việc làm trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp và cơ hội phát triển

1. Nhu cầu của thị trường

Không chỉ nông dân, ngư dân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp mà ngành này còn thu hút nhiều cá nhân quan tâm đến môi trường sống và tự nhiên. Một số vị trí công việc đòi hỏi số lượng lao động thể chất đáng kể trong khi những nghề nghiệp khác đòi hỏi kỹ thuật quan sát khoa học và trình độ chuyên môn cao. Nông nghiệp và ngư nghiệp luôn có vai trò quan trọng, cần thiết vì những sản phẩm, nguyên liệu của ngành này đóng góp, tác động đến cuộc sống của chính chúng ta.

Cơ hội phát triển của các ngành truyền thống như nông nghiệp, ngư nghiệp

Rất khó thống kê chính xác nhu cầu nhân lực với ngành nông nghiệp, ngư nghiệp vì hầu hết các cơ sở thường rất nhỏ. Nhìn chung, ngành này đa phần là những người lao động gia đình tự làm chủ và không tự trả lương. Bên cạnh đó, nhân công trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp cũng có xu hướng già hoá so với các ngành khác.

Có một thực tế là tỷ lệ chuyển đổi lực lượng lao động từ ngành nông nghiệp, ngư nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ rất đáng kể. Nhu cầu thị trường lao động với ngành này đang giảm dần nhưng nhu cầu với lao động có trình độ lại tăng, cụ thể là nhu cầu nhân lực được đào tạo chính quy có thể đóng góp vào nghiên cứu, phát triển giống mới, tăng năng suất của cây trồng, vật nuôi. Điều quan trọng nhất là nhân công phải có trình độ, kỹ năng, sẵn sàng áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào nuôi trồng, đánh bắt và chế biến, tiếp thị sản phẩm.
Theo thời gian, các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngư nghiệp sẽ hướng đến sản xuất hữu cơ, có chất lượng tốt, "sạch". Mô hình trang trại hoặc cơ sở nuôi trồng, chế biến đáp ứng các tiêu chuẩn đang dần được ưa chuộng và đón nhận.

2. Thu nhập

Thu nhập của những người làm việc trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp rất khác nhau, tuỳ vào quy mô sản xuất và vị trí công việc. Nông dân có thu nhập dựa trên những gì họ nuôi trồng, ngư dân thu nhập dựa vào sản lượng đánh bắt,...
Trong khi đó, những sinh viên tốt nghiệp đại học, trở thành kỹ sư nông nghiệp có mức lương khởi điểm là khoảng từ 5 triệu. Khi đã có kinh nghiệm, bạn có thể kiếm được từ 9 đến 13 triệu đồng/tháng sau 2, 3 năm làm việc. Kỹ sư nông nghiệp có thâm niên có mức lương lên tới trên 30 triệu đồng/tháng.

3. Cơ hội sự nghiệp

Có nhiều vị trí công việc dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, trong đó phổ biến nhất là:

  • Kỹ sư nông nghiệp.
  • Nhân viên kinh doanh.
  • Nhân viên phát triển thị trường.
  • Cán bộ nghiên cứu.
  • Cán bộ quản lý.

3.1. Cơ hội việc làm tại Việt Nam

Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn có thể về làm việc tại các cơ sở sau:

  • Viện nghiên cứu.
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng về nông - lâm - ngư nghiệp.
  • Công ty thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
  • Công ty giống cây trồng vật nuôi.
  • Công ty nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu.
  • Cơ quan nhà nước: Phòng/Sở Tài nguyên và Môi trường,...
  • Công ty phân bón.
  • Lập trang trại.
  • Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp.

3.2. Cơ hội việc làm tại nước ngoài

Sinh viên tốt nghiệp các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp có thể cân nhắc tham gia các chương trình trao đổi hoặc tìm kiếm việc làm ở nước ngoài như Israel, Nhật Bản, v.v. Làm việc ở nước ngoài cung cấp cho bạn cơ hội nhận mức lương cao đáng mơ ước và có khả năng được tiếp cận với công nghệ mới ứng dụng trong nông nghiệp.

4. Khi nào thì được thăng chức?

Rất nhiều vị trí trong số các công việc của ngành nông nghiệp, ngư nghiệp là làm việc trong môi trường nhà nước, vì vậy thời gian thăng chức có thể lâu hơn so với làm tại công ty bên ngoài. Bạn có thể mất từ 5 - 7 năm, thậm chí là 10 năm để được cất nhắc lên các vị trí cấp cao hơn.
Trong khi đó, nếu phát triển sự nghiệp trong các viện nghiên cứu, công ty phân bón, thuốc thú y, giống cây trồng,... quá trình thăng tiến của bạn phụ thuộc nhiều vào khả năng và đóng góp thực tế.

Ngoài cơ hội thì ngành nông nghiệp, ngư nghiệp cũng có nhiều thách thức

5. Thách thức

5.1. Thiếu nguồn nhân lực trình độ cao

Ngành nông nghiệp, ngư nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang thiếu nguồn nhân lực trình độ cao, được đào tạo bài bản. Do đó, nếu muốn phát triển lâu dài trong ngành này, điều quan trọng là bạn phải học các chương trình chuyên nghiệp trong trường đại học, cao đẳng để có kiến thức, chuyên môn vững chắc.
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo có thể chưa có được sự chuẩn hoá và bắt kịp với tiến bộ của các nước khác. Điều này đặt ra vấn đề về chất lượng đầu ra đối với sinh viên chuyên ngành nông nghiệp, ngư nghiệp.

5.2. Thích nghi với tiến bộ khoa học, công nghệ

Một thách thức khác với nhân lực trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp là phải liên tục học hỏi và sẵn sàng thích nghi với những thay đổi về mặt khoa học, công nghệ. Bạn cũng sẽ phải không ngừng nghiên cứu tìm ra những ứng dụng mới, cải thiện năng suất và chất lượng cho quy trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng. Nếu không thể bắt kịp, bạn sẽ dễ bị tụt hậu lại và không mang đến được những thay đổi tích cực cho công việc của mình.

Cho dù đến thời đại cách mạng công nghệ 4.0, ngành nông nghiệp, ngư nghiệp vẫn luôn có cơ hội phát triển, chỉ cần bạn có thể theo kịp các tiến bộ và ứng dụng vào thực tế. Thị trường việc làm luôn chào đón những người có trình độ chuyên môn và tâm huyết. Cùng với đó, bạn cũng nên tìm hiểu để biết thêm thông tin chi tiết về ngành học nào dễ xin việc sau khi ra trường, từ đó cân nhắc để định hướng sự nghiệp tương lai sáng suốt.

Học ngành gì dễ xin việc?

MỤC LỤC:
I. 4.0 rồi, liệu ngành nông nghiệp, ngư nghiệp còn cơ hội phát triển?
II. Việc làm trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp và cơ hội phát triển

Là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm và nhiều mặt giáp biển, Việt Nam đã và đang phát triển mạnh ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Với lợi thế đó, sản phẩm từ các ngành này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới. Vậy Nông, lâm, ngư nghiệp là gì? [Cập nhật 2022]. Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết và cụ thể.

Nông, lâm, ngư nghiệp là gì? [Cập nhật 2022]

Nông nghiệp ᴠà ngư nghiệp là hai ngành chính cung cấp nguуên, nhiên liệu cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm. Chính ѕự phát triển của nông nghiệp ᴠà ngư nghiệp đã mang lại cho ngành công nghiệp đa dạng các nguồn nguуên liệu khác nhau. Để từ quá trình chế biến ᴠà ѕản хuất mang đến cho người tiêu dùng những ѕản phẩm đảm bảo chất lượng, tiện dụng ᴠà dễ bảo quản.

– Góp phần tiêu thụ một số sản phẩm như phân bón, thức ăn chăn nuôi,… làm tăng trưởng kinh tế.

– Đóng góp một phần lớn vào tổng cơ cấu sản phẩm trong nước.

– Cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước.

– Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến [mía, cá hộp, thịt hộp].

– Đóng vai trò quan trọng trong hàng hóa xuất khẩu.

– Tạo việc làm cho nhiều lao động [chiếm 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế].

Thành tựu:

+ Sản lượng lương thực liên tục tăng.

+ Bước đầu hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa tập trung.

+ Đã có những sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

+ Ví dụ: Sản lượng lương thực tăng 11.7 tr tấn từ năm 1995 2004, có nhiều loại hải sản xuất khẩu như cá hồi, cá ba sa.

+ Chất lượng thấp, khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

+ Năng suất không cao.

+ Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi, các quy trình [bảo quản, chế biến,] còn quá lạc hậu. Chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô.

+ Ví dụ: Việt Nam chỉ hơn Thái Lan về số lượng gạo xuất khẩu tuy nhiên chất lượng và giá bán kém xa Thái Lan.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc cần phải làm đầu tiên đối với các cơ sở kinh doanh nông sản. Vì chỉ khi có được loại giấy phép này thì cơ sở của bạn mới có thể hoạt động. Để được cấp giấy phép kinh doanh, các cơ sở kinh doanh nông sản cần làm thủ tục theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách các thành viên hoặc danh sách cổ đông, danh sách người đại diện theo ủy quyền
  • Chứng minh thư nhân dân/ Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đứng đầu [Bản sao có công chứng]
  • Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có kèm theo chứng minh thư nhân dân/ Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện ủy quyền và văn bản ủy quyền [bản sao có công chứng]
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư [doanh nghiệp thành lập có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài]

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư

Bước 3: Sở kế hoạch và đầu tư kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ sau đó đưa ra quyết định có cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay không. Nếu không cấp giấy phép sẽ có văn bản thông báo nếu rõ lý do.

Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm

Ngoài giấy phép kinh doanh thì giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là loại giấy tờ bắt buộc phải có đối với cơ sở kinh doanh nông sản. Loại giấy này giúp cơ quan chức năng nhà nước dễ dàng kiểm soát được chất lượng các mặt hàng nông sản của doanh nghiệp, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước vấn nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm có chứa chất độc hại như hiện nay. Để có được giấy phép ATVSTP cho cơ sở kinh doanh nông sản cần phải làm thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực xung quanh
  • Sơ đồ quy trình sơ chế, sản xuất, đóng gói, bảo quản tại cơ sở
  • Bản thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đã tham gia tập huấn kiến thức ATTP và giấy xác nhận đã đủ sức khỏe của chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời hạn 5 ngày làm việc [từ ngày nhận được hồ sơ] cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì gửi văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung cho cơ sở kinh doanh nông sản là 30 ngày.

Bước 4: Thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn thẩm định để kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở. Sau đó ghi rõ kết quả “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định. Nếu kết quả “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” thì ghi rõ lý do

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong vòng 05 ngày làm việc. Nếu không cấp giấy chứng nhận cũng phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

5.1 Những nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong thời gian tới.

Đảm bảo an ninh lương thực bằng cách tăng cường sản xuất lương thực.

Dần dần đưa ngành chăn nuôi thành ngành xuất khẩu chủ đạo.

Xây dựng được nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững. Tức là sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhưng không gây hại cho môi trường.

Ứng dụng khoa học, công nghệ vào chọn, tạo giống vật nuôi và cây trồng.

Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào bảo quản, chế biến.

5.2 Ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

– Ngành nông, ngư nghiệp cung cấp các sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm như:

+ Sản phẩm ngành trồng trọt: lúa, nông sản như cà phê, chè, hồ tiêu, bông…để phát triển công nghiệp xay xát, chế biến đồ khô…

+ Sản phẩm ngành chăn nuôi: sản phẩm từ thịt, trứng, sữa..là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, chế biến sữa…

+ Sản phẩm ngành thủy sản: tôm, cá, mực… là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đông lạnh, đóng hộp,…

– Việc phát triển các vùng chuyên canh trong nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Nông, lâm, ngư nghiệp là gì? [Cập nhật 2022]. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Nông, lâm, ngư nghiệp là gì? [Cập nhật 2022], quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Video liên quan

Chủ Đề