Ví dụ về phương pháp luận triết học

Phương pháp và phương pháp luận

Phương pháp có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của con người, làm tăng hiệu quả hoạt động của con người, làm cho hoạt động của con người mang tính sáng tạo, tích cực và tự giác. Vì vậy vấn đề phương pháp là một trong những vấn đề lý luận sớm được các nhà tư tưởng quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên xung quanh vấn đề phương pháp và phương pháp luận cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Dưới đây sẽ trình bày chủ yếu quan điểm của chủ nghĩa Mác  Lênin về phương pháp và phương pháp luận.

1. Phương pháp

Khái niệm phương pháp

Theo nghĩa thông thường phương pháp (tiếng Hy Lạp, phương pháp  methodos) là cách thức, thủ đoạn mà chủ thể sử dụng để đạt một mục đích nhất định. Thí dụ để hỏi quả trên cây, người ta có thể dùng nhiều cách: Trèo lên để bứt, dùng gậy để khều, hoặc dùng dao để chặt; muốn qua sông người ta có thể dùng nhiều cách: bơi bằng phao, hoặc dùng thuyền, hoặc dùng bè v.v. Ngay trong việc bơi cũng có nhiều cách như bơi ếch, bơi bướm, bơi sải v.v. Đó là những phương pháp hoạt động thực tiễn. Trong quá trình nhận thức cũng có nhiều cách để đi đến kết quả cần thiết. Thí dụ, để tính toán tổng các số chẵn có hai chữ số: 12 + 14 + 16 + .+ 98, ta có ba cách: một là cộng lần lượt từ số thứ nhất đến số cuối cùng.

Hai là có thể nhóm thành từng cặp có giá trị bằng nhau rồi nhân với số lượng các cặp bằng nhau đó: 12 + 98 = 110;

14 + 96-110,

52 + 58 = 110

54 + 56 = 110.

Có 22 cặp số mà tổng bằng 110 vậy tổng dãy số trên là: 22 X 110 = 2420.

Cách thứ ba: ta có nhận xét nếu cộng tổng hai dãy số trên theo thứ tự tăng dần và giảm dần như sau:

12+14+16+. + 96 + 98

98 + 98 + 94+ + 14+ 12

110 + 110 + 110 + + 110+ 110. Có 44 số hạng bằng 110 trong tổng này, nên ta có thể tính dễ dàng bằng: 110 X 44 = 4840.

Vậy tổng của dãy sổ trên sẽ là 4840: 2 = 2420, giống như kết quả đã tìm thấy theo cách nhóm các số hạng có tổng bằng nhau rồi nhân với số các số hạng đó. Tập họp những cách thức, thủ thuật hoạt động thực tiễn, hoặc những tính toán, suy diễn của con người theo một trật tự nhất định như các ví dụ trên để đi đến một kết quả nhất định được gọi ỉà phương pháp. Trên thực tế có rất nhiều cách thức hoạt động thực tiễn và nhận thức để đạt đến kết quả. Mỗi cách thức có thể được coi là một phương pháp. Tuy nhiên phương pháp không phải là sự tập hợp hỗn độn những cách thức hoạt động của con người, mà những cách thức hoạt động phải kết hợp với nhau theo những yêu cầu cơ bản có tính chất bắt buộc, tương đối ổn định, (chẳng hạn như thứ tự hoạt động, tỷ lệ kết hợp các đối tượng, quy mô tác động của các đối tượng V.V.). Những yêu cầu cơ bản có tính chất bắt buộc, tương đối ổn định đó được gọi là các nguyên tắc. Trong ví dụ thứ hai trên đây, yêu cầu về thứ tự kết họp trước sau giữa phép cộng, phép nhân, phép giao hoán, yêu cầu về tổng của nhóm hai số phải là những số bằng nhau, đó là những nguyên tắc.

Nếu định nghĩa một cách khái quát, khoa học và chặt chẽ thì phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm thực hiện một mục đích nhất định.

Định nghĩa nêu trên vừa nói lên được một cách khái quát hình thức thể hiện của phương pháp vừa nói lên được nguồn gốc và vai trò của phương pháp.

Một vấn đề đặt ra là những nguyên tắc đó được con người rút ra như thế nào, từ đâu, và bản chất của nó là gì? Trả lời vấn đề này có một số quan điểm khác nhau.

Nguồn gốc và bản chất của phương pháp

Có một số quan niệm khác nhau về nguồn gốc và bản chất của phương pháp.

Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm cho phương pháp là nhũng nguyên tắc do lý trí con người tự ý đặt ra để tiện cho nhận thức và hoạt động thực tiễn. Như vậy, theo quan niệm này, phương pháp là phạm trù thuần tuý chủ quan, không phụ thuộc vào đối tượng nhận thức và đối tượng tác động thực tế của con người. Thoạt nhìn, chúng ta thấy quan niệm này có vẻ hợp lý. Nhưng xem xét tỷ mỷ hơn chúng ta thấy con người không thể tuỳ tiện đặt ra những cách thức cho hoạt động của mình được. Thí dụ, khi bơi, chúng ta không thể hoạt động một cách tuỳ tiện, mà phải phối hợp cử động chân, tay một cách nhịp nhàng mới bơi được. Neu không phối hợp tay, chân một cách nhịp nhàng, người bơi sẽ không tạo ra một lực nâng tổng họp lớn hơn trọng lượng cơ thể, người đó thì sẽ bị chìm. Một thí dụ khác, khi chèo thuyền phải khua mái chèo theo một tư thế nhất định thuyền mới chạy đúng hướng được, nếu ìchông thuyền sẽ đứng tại chỗ mà không tiến lên phía trước như mong muốn. Như vậy hoạt động của con người không thể tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan được, mà bị quy định bởi tính tất yếu bên ngoài, phụ thuộc vào đối tượng mà con người tác động.

Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: phương pháp dù là những nguyên tắc do con người đặt ra và dùng để điều chỉnh hoạt động của mình nhằm đạt mục đích nhất định, nhưng không được đặt ra một cách hoàn toàn chủ quan, tuỳ tiện, cũng không phải là những nguyên tắc có sẵn bất biến trong tự nhiên. Phương pháp phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu và đối tượng tác động, phụ thuộc vào mục đích đặt ra của chủ thể. Đối tượng tác động và mục đích của con người không phải do con người tạo ra theo ý nuốn chủ quan thuần tuý của mình. Muốn tiếp cận đối tượng và giải quyết nhiệm vụ đặt ra, chủ thể phải nghiên cún đối tượng và mục đích cần đạt tới một cách khách quan. Nghĩa là phải vạch rõ đối tượng có tính chất gì, các yếu tố cấu thành nên đối tượng, giới hạn tồn tại của đối tượng là gì, v.v. Từ đó chủ thể nhận thức rõ những quy luật tồn tại và biến đổi của đối tượng. Chỉ trên cơ sở đó và sau đó chủ thể mới xác định được phải nghiên cún và hành động như thế nào và cần phải sử dụng những phương tiện, công cụ và biện pháp gì cho thích hợp, cũng như cần phải kết họp các yếu tố đã cho theo một trình tự như thế nào cho họp lý để đạt được mục đích. Như vậy phương pháp mà con người dựa vào đe hoạt động, phải tuân theo một lôgic nhất định, tuỳ thuộc vào lôgic của đối tượng. Rõ ràng phương pháp bắt nguồn từ hiện thực khách quan, phản ánh nhũng quy luật khách quan của đối tượng nghiên cứu chứ không phải là những nguyên tắc được đặt ra một cách tùy tiện, theo ý muốn chủ quan của chủ thể (con người). Nhưng phương pháp phải do hoạt động có ý thức, có mục đích của chủ thể mới hình thành được. Hoạt động có ý thức ở đây không phải là ý thức thuần tuý tưởng tượng ra các nguyên tắc, không dựa vào hiện thực khách quan, mà là quá trình ý thức con người phản ánh hiện thực khách quan, rút ra những mối liên hệ bản chất của đối tượng, căn cứ vào đó để điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với quy luật vận động của đối tượng. Do vậy cũng có thể nói phương pháp là sản phẩm của hoạtđộng có ý thức của con người, là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người.

Vai trò của phương pháp

Phương pháp làm cho hoạt động củả con người phù họp với quy luật khách quan của đối tượng, nhờ vậy mới nhận thức và cải tạo được đối tượng. Do vậy phương pháp là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại đối với hoạt động của con người. Nếu với những điều kiện khách quan nhất định như nhau, phương pháp đúng đắn thì kết quả đạt được càng cao và ngược lại phương pháp không phù hợp có thể không đưa đến kết quả như mong muốn, hoặc hiệu quả công việc không cao. Bê-cơn, một nhà triết học Anh thế kỷ XVIII nói: phương pháp như ngọn đèn soi đường đi cho khách lữ hành trong đêm tối. Hêghen  một nhà triết học lỗi lạc của Đức thế kỷ XVIII  XIX cho phương pháp gắn liền với đối tượng và phụ thuộc vào đối tượng, phương pháp là linh hồn của đối tượng. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác  Lênin rất coi trọng phương pháp, nhất là phương pháp hoạt động thực tiễn cách mạng, phương pháp vận động quần chúng. Chính phương pháp làm cho hoạt động của con người mang tính tự giác, có mục đích và có tính sáng tạo. Đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta, việc vạch ra mục tiêu phương hướng cách mạng đúng là yếu tố quan trọng cho thành công của cuộc cách mạng. Tuy nhiên nếu không có phương pháp hoạt động cách mạng đúng đắn, thì với những điều kiện vật chất nhất định sẽ không thể đưa cách mạrig tiến lên đế đạt được mục tiêu đã định. Vậy phương pháp là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc thực hiện mục tiêu hoạt động của con người.

Phân loại phương pháp

Căn cứ vào nội dung, phạm vi ứng dụng và mức độ phổ biến người ta phân chia phương pháp ra làm nhiều loại khác nhau như:

Phương pháp nhận thức và phương pháp hoạt động thực tiễn.

Phương pháp riêng

Phương pháp chung

Phương pháp chung nhất (hay phương pháp phổ biến)

Phương pháp riêng chỉ áp dụng cho từng bộ mổn khoa học, cho một đối tượng riêng, cụ thể. Thí dụ: phương pháp phân loại thực vật, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chứng minh trong toán học v.v.

Phương pháp chung được áp dụng cho nhiều môn khoa học khác nhau, hoặc cho các đối tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau như: phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình hoá, phương pháp hệ thống cấu trúc, v.v.

Phương pháp chung nhất (hay còn gọi là phương pháp phổ biến) áp dụng cho mọi lĩnh vực khoa học và hoạt động thực tiễn. Đó là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như: phương pháp kết hợp phân tích và tổng họp, phương pháp kết hợp lôgic và lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá v.v.

Trong phương pháp nhận thức khoa học lại có thể chia một cách tương đối ra thành nhóm các phương pháp thu nhận tri thức ở trình độ kinh nghiệm và nhóm các phương pháp xây dựng và phát triển lý thuyết khoa học.

Nhóm các phương pháp thu nhận tri thức ở cấp độ kinh nghiệm như:

Phương pháp quan sát, là phương pháp nghiên cứu để xác định các thuộc tính, các quan hệ của sự vật hiện tượng riêng lẻ của thế giới xung quanh trong điều kiện tự nhiên vốn có của nó. Thí dụ: Quan sát các hiện tượng thời tiết như: diễn biến thời tiết trước, trong và sau khi bão, mưa, lốc xoáy; quan sát, sự biến đổi cây cối trong năm; quan sát sự sinh trưởng của cây. Qua quan sát, con người thấy được các đặc điếm của sự vật và các mối liên hệ giữa đặc điểm này với các đặc điểm khác.

Phương pháp thí nghiệm, là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng bằng cách sử dụng các phương tiện vật chất để can thiệp vào trạng thái tự nhiên của chúng, tạo ra những điều kiện đặc biệt (có tính chất nhân tạo), tách chúng thành các bộ phận và kết họp chúng lại, sản sinh chúng dưới dạng thuần khiết. Thí dụ: lai ghép cây, lai tạo các giống động vật, sinh sản vô tính, thí nghiệm để xác định độ chịu lực của vật liệu, thí nghiệm một phương pháp sản xuất mới, một công nghệ mới. Ngày nay thí nghiệm được sử dụng rộng rãi cả trong khoa học tự nhiên, trong kỹ thuật và trong xã hội. Thí nghiệm như một dạng cơ bản của hoạt động thực tiễn, giữ vai trò là cơ sở của nhận thức khoa học và tiêu chuẩn để kiểm tra tính chân lý của nhận thức khoa học.

Nhóm các phương pháp xây dựng và phát triển lý thuyết khoa học gồm những phương pháp sau:

Phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp: Phân tích là quá trình phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận để đi sâu nhận thức các bộ phận đó. Tổng họp là quá trình liên kết thống nhất các bộ phận đã được phân tích lại nhằm nhận thức cái toàn bộ. Nhận thức phải kết họp cả quá trình phân tích và tổng họp. Không có phân tích thì không thể tổng hợp được và ngược lại không tổng họp thì phân tích chỉ đưa lại hình ảnh rời rạc về sự vật, không thể có được hình ảnh toàn diện về sự vật.

Phương pháp kết hợp quy nạp và diễn dịch: quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ tri thức về cái ít chung đến ứi thức về cái chung hơn. Diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái riêng, từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái ít chung hơn. Quá trình nhận thức phải có sự kết họp giữa phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch mới phản ánh được đầy đủ những đặc tính của sự vật cũng như phát huy được tính tích cực chủ động của hoạt động chủ quan của chủ thể nhận thức.

Phương pháp lịch sử và lôgic

Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải phản ánh trong tư duy quá trình lịch sử cụ thể của sự vật với những chi tiết của nó, phải nắm lấy sự vận động lịch sử trong toàn bộ tính phong phú của đối tượng, phải theo dõi mọi bước đi của đối tượng theo trình tự thời gian.

Phương pháp lôgic vạch ra bản chất, tính tất yếu, tính quy luật của sự vật dưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát. Phương pháp lôgic có nhiệm vụ dựng lại lôgic khách quan của sự vật.

Quá trình nhận thức phải kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic mới phản ánh đúng và đầy đủ được sự vận động phát triển của sự vật. Nếu nhận thức chỉ dựa vào phương pháp lịch sử tách rời phương pháp lôgic thì nhận thức không thể phản ánh được bản chất của các sự kiện lịch sử. Các sự kiện lịch sử hiện ra trước con neười như một bức tranh rất nhiều màu sắc, nhiều đường nét chằng chịt, nhưng còn lộn xộn, chưa theo trật tự có tính tất yếu. Ngược lại nếu nhận thức chỉ dựa vào phương pháp lôgic tách rời phương pháp lịch sử thì hình ảnh về sự vật chỉ là một bức tranh không có màu sắc, thiếu đường nét, khô khan nghèo nàn và đon điệu, một bức tranh méo mó về sự vật. Phương pháp lịch sử và lôgic phải kết hợp chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho con người không những nhận thức được những mối liên hệ bản chất của sự vật, mà cả những biểu hiện đa dạng của các mối liên hệ đó trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Như vậy kết họp phương pháp lịch sử và lôgic giúp con người phản ánh sự vật đầy đủ, sâu sắc và đúng đắn.

Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể

Cái cụ thể là phạm trù chỉ những sự vật, hiện tượng nhất định của thế giới khách quan. Phản ánh cái cụ thể khách quan trong nhận thức dưới hai hình thức: Thứ nhất, cái cụ thể cảm tính  điểm bắt đầu của nhận thức, hình ảnh cảm tính về cái cụ thể khách quan; thứ hai, cái cụ thể trong tư duy- kết quả của tư duy lý luận, của nhận thức khoa học, phản ánh cái cụ thể khách quan bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật.

Cái trừu tượng là một trong những yếu tố, một trong những vòng khâu của quá trình nhận thức. Cái trừu tượng trong tư duy là kết quả của sự trừu tượng hoá một mặt, một mối liên hệ nào đó trong tổng thể phong phú các mối liên hệ của sự vật. Do vậy trừu tượng là một mặt, một biểu hiện của cái cụ thể trong tư duy, là bậc thang của nhận thức cái cụ thể.

Nhận thức về một đối tượng nhất định gồm hai giai đoạn (hay hai quá trình) quan hệ chặt chẽ với nhau: Một là đi từ cái cụ thể cảm tính đến cái trừu tượng, hình thành cái trừu tượng trong tư duy. Hai là đi từ trừu tượng đến cụ thể, hình thành cái cụ thể trong tư duy. Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể là phương pháp nhận thức khoa học quan trọng, nhờ đó mà tư duy quán triệt được cái cụ thể cảm tính ban đầu và tái tạo nó với tư cách là một cái cụ thể trong tư duy. Đây là phương pháp cơ bản được Mác sử dụng trong Tư bản. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp duy nhất và cũng không phải là Mác sử dụng một cách tách rời với các phương pháp khác trong Tư bản.

Như vậy chúng ta thấy có nhiều phương pháp nhận thức khoa học khác nhau, có quan hệ biện chúng với nhau. Sự phân biệt các loại phương pháp chỉ mang ý nghĩa tương đối, tuỳ theo góc độ và tiêu chuẩn phân loại khác nhau. Trong hệ thống các phương pháp, mỗi phương pháp đều có vị trí nhất định. Tùy từng đối tượng và điều kiện lịch sử khác nhau mà chủ thể hoạt động có thể lựa chọn phương pháp nào đó là phương pháp chủ yếu, nhưng đồng thời kết họp với các phương pháp khác. Không nên coi mọi phương pháp đều ngang bằng nhau, có thế thay thế cho nhau một cách tùy tiện, hoặc một phương pháp nào đó luôn là quan trọng nhất có thể bao trùm, thay thế cho mọi phương pháp khác. Không nên tuyệt đối hoá phương pháp này, hạ thấp phương pháp kia. Trên thực tế, hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn thường phải sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp mới nhanh chóng đạt được mục đích.

2. Phương pháp luận

Khái niệm phương pháp luận

Trên thực tế, để giải quyết một công việc đã định người ta có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau. Trong các phương pháp đó có phương pháp thích hợp đưa lại hiệu quả cao, cũng có phương pháp không thích họp, đưa lại hiệu quả thấp. Làm thế nào để chọn được một phương pháp thích họp nhất trong số rất nhiều phương pháp có thế sử dụng? Trả lời cho vấn đề này làm nảy sinh nhu cầu tri thức về phương pháp. Từ nhu cầu tri thức về phương pháp đưa đến sự ra đời khoa học và lý luận về phương pháp. Đó chính là phưong pháp luận. Vậy ta có thể nói phương pháp luận là lý luận về phương pháp (hay khoa học về phương pháp).

Phương pháp luận giải quyết những vấn đề như: Phương pháp là gì? bản chất, nội dung, hình thức của phương pháp là thế nào? cách phân loại phương pháp như thế nào? vai trò của phương pháp trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như thế nào? phương pháp thích hợp nhất là phương nào V.V.? Mục đích của những vấn đề lý luận trên là xác định được những quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất để trên cơ sở của những nguyên tắc đó con người có thể lựa chọn được những phương pháp hoạt động thực tiễn và nhận thức thích họp. Từ đó ta có thể định nghĩa phương pháp luận một cách rõ ràng hơn như sau:

Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát rút ra từ một lý thuyết hoặc một hệ thống lý luận nhất định, để chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng một cách họp lý, đưa lại hiệu quả tối đa. Thí dụ phương pháp luận toán học, xuất phát từ việc nghiên cún các lý thuyết toán học để đề xuất được những nguyên tắc chung chỉ đạo quá trình xác định và áp dụng các phương pháp toán học V.V.; phương pháp luận kinh tế học có nhiệm vụ nghiên cứu các lý thuyết kinh tế, để rút ra những quan điểm, nguyên tắc cơ bản như: quan điểm về hiệu quả; quan điểm về tiến bộ xã hội; quan điểm về phát triển bền vững v.v. làm cơ sở cho việc xác định các phương pháp kinh tế cụ thể như: phương pháp điều tra chọn mẫu; phương pháp phân tích các hoạt động kinh tế, phương pháp thống kê v.v. Việc lựa chọn một phương pháp kinh tế cụ thể nào đó phải xuất phát từ các nguyên tắc phương pháp luận chung đó.

Phân biệt phương pháp luận và phương pháp

Phương pháp và phương pháp luận không đồng nhất với nhau, tuy có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là nhũng quan điểm, những nguyên tắc xuất phát để chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp một cách đúng đắn, còn phương pháp là những nguyên tắc cụ thể để chủ thể dựa vào đó điều chỉnh cách thức hoạt động cho thích họp với một đối tượng cụ thể. Phương pháp luận là những nguyên tắc được rút ra từ một lý thuyết mang tính chất thuần tuý lý luận, chưa gắn với một đối tượng cụ thể nào. Mỗi hệ thống lý luận (thậm chí mỗi lý thuyết) đều bao hàm một nội dung phương pháp luận nhất định. Còn phương pháp là những nguyên tắc nhận thức và hoạt động thực tiễn được rút ra từ tri thức về các đối tượng cụ thể. Phương pháp luận nghiên cứu phương pháp nhưng không nhằm mục đích xác định một phương pháp cụ thể nào, mà nhằm rút ra những quan điểm, nguyên tắc xuất phát, làm cơ sở cho việc xác định và áp dụng phương pháp, còn phương pháp là những nguyên tắc do kết quả nghiên cứu đối tượng, những nguyên tắc quy định các thủ đoạn cụ thể để tiếp cận đối tượng và cải tạo các đối tượng cụ thể.

Tuy nhiên phương pháp và phương pháp luận lại thống nhất với nhau ở chỗ phương pháp và phương pháp luận đều phản ánh nhũng mối liên hệ tất nhiên của hiện thực khách quan, chính vì vậy nó mới là cơ sở cho hoạt động của con người. Phương pháp luận là cơ sở lý luận cho việc xác định các phương pháp cụ thể, còn phương pháp phải xuất phát từ quan điểm, nguyên tắc của phương pháp luận để xác định các cách thức hoạt động phù hợp với một đối tượng nhất định.

Phân loại phương pháp luận

Phương pháp luận có các cấp độ khác nhau.

Phương pháp luận môn học là cấp độ hẹp nhất, trong đó các quan điểm, các nguyên tắc được rút ra từ một lý thuyết khoa học chuyên ngành, phản ánh quy luật của một lĩnh vực cụ thể. Những nguyên tắc đó chỉ là cơ sở để xác định các phương pháp của một môn học nhất định nào đó.

Phương pháp luận chung có cấp độ rộng hơn phương pháp luận môn học, đó là những quan điểm, nguyên tắc được rút ra từ những lý thuyết khoa học phản ánh quy luật chung của một số môn học, hoặc một số lĩnh vực của hiện thực khách quan. Những ngiịyên tắc chung này làm cơ sở cho việc xác định các phương pháp chung cho một số môn học hoặc một số lĩnh vực nào đó, Thí dụ phương pháp luận chung của các môn khoa học xã hội, hay phương pháp luận chung của các môn khoa học tự nhiên v.v.

Phương pháp luận chung nhất (hay phương pháp luận phổ biến) có cấp độ rộng nhất, đó là những quan điểm, nguyên tắc chung nhất được rút ra từ những lý thuyết khoa học có cấp độ khái quát cao nhất, làm cơ sở cho việc xác định phương pháp chung cho nhận thức và hoạt động thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực. Có thể nói, phương pháp luận chung nhất được rút ra từ lý luận triết học, trong đó phép biện chứng là một trong những bộ phận quan ứọng nhất của lý luận triết học.

Sự phân biệt giữa phương pháp luận môn học, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất chỉ có ý nghĩa tương đối. Phương pháp luận môn học, phương pháp luận chung, phương pháp luận chung nhất hợp thành hệ thống khoa học về phương pháp để chủ thể dựa vào đó xác định các phương pháp cụ thể cho thích họp với đối tượng hoạt động. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung lý luận của phép biện chứng duy vật và những ý nghĩa phương pháp luận chung nhất được rút ra từ nội dung lý luận đó của phép biện chứng duy vật.

Xem thêmVật chất và ý thức. Triết học Mác

Video liên quan