Vì sao bé đi phân có bọt

Trẻ đi ngoài phân nhầy và sủi bọt có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách chữa trị ra sao?

Con tôi được hơn 5 tháng tuổi, cháu đi phân lỏng, nhầy như mũi, có sủi bọt, mùi chua. Bác sĩ cho hỏi con tôi có phải bị tiêu chảy hay bị thiếu canxi không? [chị Nguyễn Minh Huệ]

Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Tiêu chảy bao gồm tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài được định nghĩa chung như sau: Là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong 1 ngày. Tiêu chảy cấp tính thường kéo dài không quá 7 ngày, tiêu chảy kéo dài thực chất là một đợt tiêu chảy cấp nhưng kéo dài trên 14 ngày. 

Những tháng đầu đời nhiều trẻ gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng, sủi bọt

Bình thường với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi trung bình đi ngoài khoảng 2-3 lần trong ngày, tính chất phân thay đổi ở trẻ bú mẹ hoặc ăn sữa công thức do hệ vi khuẩn đường ruột có khác nhau. Phân của trẻ bú mẹ thường có màu vàng, sền sệt, có mùi chua, phản ứng hơi toan. Phân của trẻ ăn nhân tạo thường có màu vàng nâu như đất sét hoặc có màu xanh, mùi thối, phản ứng trung tính, rắn hơn phân của trẻ bú mẹ, đôi khi thành khuôn.

Có thể bạn quan tâm:

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ đi ngoài phân có máu là bệnh gì?

Tiêu chảy cấp: Hiểm họa cho trẻ nhỏ

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Câu hỏi của bạn không nêu rõ trẻ đi ngoài bao nhiêu lần trong ngày, bị đã lâu chưa? Thời gian gần đây bạn có bắt đầu cho bé tập ăn dặm không, cân nặng của bé phát triển có bình thường không?… Theo tôi, nếu số lần đi ngoài của con bạn dưới 3 lần trong ngày và cân nặng của cháu vẫn phát triển bình thường thì nhìn chung chưa nói được là trẻ đã bị tiêu chảy. Phân có hiện tượng lỏng hơn, sủi bọt và có chất nhầy có thể vì đường ruột của cháu bị kích thích do chưa tiêu hoá được hết chất đường trong thức ăn hoặc sữa.

Để khắc phục tình trạng trẻ đi ngoài, trước tiên bạn nên cho trẻ uống thêm một chút Neopeptine [một loại men tiêu hoá trong đó có chứa men Anpha – Amylase giúp tiêu hoá chất đường tốt hơn] nhưng nhớ chỉ sử dụng trong thời gian ngắn và đọc ký hướng dẫn sử dụng. Còn nếu bạn bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm trong giai đoạn này, có thể bạn đã cho trẻ ăn hơi nhiều tinh bột, vì thế nên chú ý trong khẩu phần ăn với trẻ 5 tháng chỉ nên ăn bổ sung thêm 1 bữa bột lỏng/ngày với lượng bột chỉ cần 2 thìa cà phê trong 200ml nước. Nên nấu kỹ bột cho trẻ hơn nữa để tránh tình trạng tinh bột chưa được thuỷ phân hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.

6 tháng đầu đời bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ

Biểu hiện của thiếu canxi máu tùy thuộc vào mức độ có thể gặp các dấu hiệu như: khi ngủ hay bị giật mình và mỗi lần như vậy có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài và có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú càng khóc nhiều, có thể ngưng thở trong cơn khóc. Trẻ bị thiếu canxi hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…

Ở những trường hợp thiếu canxi nặng có thể ngưng thở và thở nhanh, những cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim. Nếu không giải quyết tốt nguyên nhân gây hạ canxi máu thì ngoài những biến chứng như trên thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống. 

Đối với trẻ bú mẹ, cần điều trị cả mẹ lẫn con nếu lượng canxi trong máu và sữa mẹ cũng giảm. Ngoài ra cả hai mẹ con nên tắm nắng vào các buổi sáng mỗi lần 30 phút liên tục cho tới khi trẻ biết đi. Trong chế độ ăn của mẹ và con cần tăng cường các chất giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa và chất béo.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đi ngoài toàn bọt là tình trạng bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm về hệ tiêu hóa. Vậy nguyên nhân đi ngoài toàn bọt là gì? Cách xử trí khi gặp tình trạng như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm thông tin kinh nghiệm.

Đi ngoài toàn bọt ở người lớn và trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau như: mắc các bệnh lý về tiêu hóa, ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, thói quen sinh hoạt không khoa học.

Người lớn bị đi ngoài thường xuyên do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài toàn hơi, bọt là do nóng trong người. Cơ thể bị nóng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến bạn bị đi ngoài. Bạn bị nóng trong có thể do thức khuya, ăn đồ ăn cay nóng,… Để cải thiện tình trạng này bạn cần bổ sung rau củ quả tươi và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Nóng trong người là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài toàn bọt

Bệnh viêm đại tràng là nguyên nhân dẫn đến đi ngoài toàn bọt và đi ngoài sôi bụng có bọt. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh nhân có thể mắc các biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…

Một số dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng mà bạn không nên chủ quan: đau bụng, đi ngoài, chán ăn, mệt mỏi, đau khớp,….

Tình trạng đi ngoài nhiều, đi ngoài có bọt có thể do bạn bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân thường do ăn phải các loại thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc hoặc chưa được chế biến kỹ, làm cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Từ đó gây tổn thương đường ruột, làm cho người bệnh gặp phải triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, sốt, mệt mỏi,…

Nếu bạn bị đi ngoài té re, toàn bọt sau khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo, tái, sống hoặc lên men thì có thể bạn bị ngộ độc thực phẩm. Đây là tình trạng bệnh khá nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy khi xuất hiện đi ngoài toàn bọt, đau bụng dữ dội do ăn phải thực phẩm bất kỳ, tốt nhất bạn nên đi bệnh viện sớm hơn.

Căng thẳng, stress kéo dài là một trong các nguyên nhân làm cho dạ dày và hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Khi tình trạng bệnh nặng hơn, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng ợ chua, đầy bụng, đi ngoài có bọt, suy nhược cơ thể.

  • Sử dụng thuốc tây kéo dài

Việc sử dụng thuốc tây kéo dài [đặc biệt là thuốc kháng sinh] thường gây ra tác dụng phụ làm cho hệ tiêu hóa bị tổn thương. Việc sử dụng thuốc tây lâu ngày làm mất cân bằng các vi khuẩn có trong đường ruột. Dẫn đến đi ngoài có bọt và chất nhầy màu vàng ở nhiều người lớn gặp phải. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này sau khi sử dụng thuốc, nên liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Trẻ em có thể gặp phải tình trạng đi ngoài toàn bọt do hệ tiêu hóa còn non yếu. Tuy nhiên bố mẹ cần chú ý vì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác như:

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị rối loạn tiêu hóa. Một trong các biểu hiện khi bị rối loạn tiêu hóa là trẻ đi ngoài toàn bọt, đi ngoài té re nhiều lần, mệt mỏi, da xanh,… 

Trẻ bị đi ngoài có thể là do dị ứng với các thành phần có trong sữa công thức. Lúc này, mẹ không nên cho bé tiếp tục sử dụng loại sữa này mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc con bị đi ngoài. Từ đó, theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ sẽ tìm loại sữa công thức khác phù hợp với con hơn.

Dị ứng với thành phần sữa công thức có thể khiến bé bị đi ngoài toàn bọt

Rotavirus là loại vi rút gây ra tình trạng đi ngoài tiêu chảy ở trẻ em. Loại vi rút này có thể bám trên đồ chơi, bàn ghế, giày dép,…và xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ. Gây ra các tình trạng như đi ngoài, tiêu chảy, mệt mỏi,… Nếu trẻ không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khi bé bị sốt virus, hệ miễn dịch của bé bị suy giảm. Những triệu chứng khi bị sốt virus ở trẻ là đi ngoài toàn bọt, đi ngoài nhiều lần, sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc,…Do vậy, khi gặp phải các triệu chứng này, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện sớm nhất. Bởi sốt virus là bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bé nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Trẻ nhỏ bú sữa mẹ có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài có bọt và nhầy do chế độ ăn uống không phù hợp của mẹ. Khi thấy bé bị đi ngoài, mẹ cần xem lại các thực phẩm mà mình bổ sung. Đồng thời, nếu bé đang bú sữa mẹ thì mẹ nên tránh ăn các món nộm chưa chín, món muối chua, cay nóng và chiên rán nhiều dầu mỡ,…Ngoài ra, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống sau sinh để giúp bé có hệ tiêu hóa ổn định hơn.

Người lớn đi ngoài toàn bọt ngày 2 đến 3 lần và khỏi trong 1 đến 2 ngày. mà không có bất kỳ dấu hiệu khác như kiệt sức, đau bụng,… là biểu hiện bình thường thường gặp ở nhiều người mắc phải. Nếu gặp triệu chứng trên thì bạn không cần phải lo lắng. Chỉ cần bổ sung men tiêu hóa và ăn uống các món hấp luộc đủ dinh dưỡng, bạn sẽ ổn định hệ tiêu hóa.

Ở người lớn, đi ngoài toàn bọt ngày 2 đến 3 lần và khỏi ngay sau đó là hiện tượng thường gặp không cần phải lo lắng

Nếu bạn bị đi ngoài toàn bọt kéo dài, kèm theo chất nhầy màu vàng. Hoặc kèm theo các dấu hiệu khác như mệt mỏi, bụng đau thắt, chán ăn, sụt cân,… Bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh lý.

  • Trẻ em quấy khóc liên tục và đi ngoài ra bọt 

Khi thấy trẻ quấy khóc liên tục và đi ngoài, bạn cần bù nước và điện giải cho bé. Tránh để bé bị mất nước, mệt mỏi, nôn, không tỉnh táo,…Nếu tình trạng đi ngoài toàn bọt diễn ra liên tục, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.

  • Trẻ em đi ngoài có bọt nhầy

Hiện tượng đi ngoài ở trẻ có thể kèm theo các biểu hiện như: phân có bọt nhầy, mùi tanh,…có thể do trẻ ăn phải thức ăn không đảm bảo hoặc bị nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu trong 2 ngày bé vẫn khỏe mạnh, không quấy khóc, đi ngoài có bọt thuyên giảm thì bố mẹ có thể yên tâm. Còn nếu tình trạng đi ngoài toàn bọt kèm theo có nhầy và số lần đi ngoài nhiều lên thì bố mẹ nên đưa bé đi khám.

  • Trẻ bụng sôi đi ngoài ra bọt

Nếu trẻ ăn phải thực phẩm không sạch hoặc dị ứng với thức ăn, trẻ có thể bị sôi bụng và đi ngoài toàn bọt. Nếu hiện tượng này không thuyên giảm, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để điều trị.

Hãy tham khảo các cách xử trí sau đây để khắc phục tình trạng đi ngoài toàn bọt.

Đối với người lớn, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện đi ngoài có bọt, tiêu chảy như:

  • Uống nước gạo và cà rốt rang.
  • Dùng lá mơ lông.
  • Ăn chuối tiêu xanh.
  • Ăn quả hồng xiêm.

Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất bố mẹ nên cho bé đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về điều trị đi ngoài toàn bọt.

Khi bệnh nhân bị đi ngoài toàn bọt cần được điều trị bằng thuốc phù hợp.

  • Cần sử dụng điện giải như oresol để bù nước khi đi ngoài nhiều lần.
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị đi ngoài toàn bọt và tiêu chảy theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà.
  • Uống thêm các loại men hoặc cốm tiêu hóa để tăng cường lợi khuẩn.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi bị đi ngoài toàn bọt

Để điều trị đi ngoài có bọt và nhầy ở trẻ, cần chú ý những điều sau:

  • Khi trẻ bị đi ngoài, cần bổ sung nước và điện giải để bù nước cho bé.
  • Không cho bé ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt,…
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé từ các loại rau củ quả tươi nếu trẻ đã ăn dặm. Tuy nhiên khi trẻ ăn dặm bị đi ngoài, bố mẹ nên tránh các loại cá, hải sản tanh. Đối với trẻ đã ăn cơm thì bố mẹ nên hạn chế đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ.
  • Nên dùng thực phẩm tươi và tránh thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn.
  • Vệ sinh sạch sẽ và thay tã cho bé thường xuyên.
  • Vệ sinh các dụng cụ ăn uống, đồ chơi, quần áo của bé.
  • Cần kiểm tra lại chế độ ăn của cả mẹ và bé.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ.

Khi bị đi ngoài toàn bọt, bạn nên chú ý và kiểm tra lại chế độ ăn uống của mình cũng như trẻ nhỏ. Tránh ăn phải thực phẩm không phù hợp khiến tình trạng trở nên nặng hơn.

Đối với người lớn 

  • Bạn cần bổ sung nhiều nước, bù điện giải.
  • Ăn các món tốt cho đi ngoài như cháo thịt gà, súp gà.
  • Ăn sữa chua giúp tăng lợi khuẩn.
  • Uống các loại trà giúp bụng ấm: trà vỏ cam, trà hoa cúc, trà gừng.
  • Không nên ăn các đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Không ăn các món nộm, gỏi, tái sống, muối chua hoặc lên men.
  • Không dùng thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói sẵn và thực phẩm đông lạnh khi bị đi ngoài. 
  • Không uống nước ngọt có gas, bia rượu, cà phê khi bị đi ngoài.

Đối với trẻ em 

  • Khi bị đi ngoài toàn bọt nhiều lần, nên cho trẻ sau sinh bú sữa mẹ nhiều để bù nước. Nếu không bú sữa mẹ thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại sữa phù hợp. Việc uống bù điện giải cho trẻ sau sinh và trẻ lớn tuổi hơn cần hỏi ý kiến bác sĩ để pha đúng tỷ lệ.
  • Cho trẻ uống men vi sinh, ăn sữa chua để tăng cường lợi khuẩn.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn để giúp bé hấp thụ dễ dàng hơn.
  • Nên cho trẻ ăn cháo và các thức ăn dễ tiêu hóa. Tránh các món ăn chiên rán, chiên xào nhiều dầu mỡ đối với trẻ đã ăn cơm.
  • Thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật: dầu vừng, dầu hướng dương ở trẻ nhỏ.
  • Bổ sung các loại hoa quả: chuối, cam, hồng xiêm, táo, nho,…
  • Không cho trẻ ăn thức ăn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh. Đồng thời nên cho bé ăn thực phẩm còn tươi, sạch thay vì thực phẩm đóng gói sẵn và đông lạnh.
  • Không nên ăn các thực phẩm có đường như bánh kẹo, nước ngọt có gas.

Nếu triệu chứng đi ngoài toàn bọt không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Trung tâm Tiêu hóa hội tụ đội ngũ y bác sĩ có trình độ, chuyên môn và thâm niên kinh nghiệm. Có thể kể đến như TS. BS Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia tiêu hóa hàng đầu với hơn 40 năm kinh nghiệm, từng công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. Ngoài ra, các bác sĩ khác của khoa từng được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Hàn Quốc, Nhật Bản. Chính vì vậy, quý bệnh nhân luôn an tâm khi tới khám tại đây.

Bên cạnh đó, trung tâm còn sở hữu nhiều ưu điểm như: trang thiết bị hiện đại, không gian rộng rãi, thoải mái; thủ tục nhanh chóng; quy trình khám bệnh khoa học…chắc chắn sẽ đem lại sự hài lòng cho mọi khách hàng.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề