Vì sao càng ngày càng ăn mặn

Nguy cơ lớn nhất khi ăn mặn là cơ thể bị hấp thu lượng muối quá nhiều gây nên huyết áp cao dẫn đến đột quỵ, đau tim, đau thận và chứng mất trí. Bên cạnh đó việc ăn mặn, ăn nhiều muối cũng lien quan đến nhiều bệnh khác như ung thư bao tử, xương yếu bị biến dạng, sạn thận…

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 17,3 triệu người tử vong do bệnh tim mạch, trong đó có cao huyết áp, suy tim chiếm đến 30% nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho con người.

Vì sao càng ngày càng ăn mặn

"Mặn mà khó quên" dẫn đến "bệnh vì... ăn mặn"

Nếu ăn quá nhiều muối, các mô trong cơ thể sẽ bị giữ nước và tạo thêm áp lực cho các mạch máu, gây ra tổn hại”.

Ăn mặn làm tăng bệnh cao huyết áp: thói quen ăn mặn hoặc chế biến mặn các loại thức ăn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều (quá lượng nước cho phép), tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp. Thống kê cho thấy mỗi người dân hấp thụ 15 - 20g muối/ngày, quá cao (gấp 3 lần) so với kiến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (3 - 5g muối/ngày). Do vậy, người bị bệnh cao huyết áp, tim mạch, gan, thận nên hạn chế lượng muối hấp thụ.

Ăn mặn làm tăng bệnh đái tháo đường: người bị bệnh đái tháo đường nên hạn chế hấp thụ muối ăn. Sau khi đi vào cơ thể, muối ăn có thể kích hoạt hoạt tính của Amylase, tăng tốc tiêu hóa nâng cao sự tái hấp thụ glucose, từ đó gây ra tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn. Người bị bệnh đái tháo đường nên ăn dưới 2g muối/ngày, mùa hè ăn tối đa 3g muối/ngày.

Ăn mặn làm tăng nguy cơ suy tim, suy thận, loãng xương: ăn mặn khiến cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác và gây “mệt mỏi” cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này.

Ăn mặn tăng nguy cơ loét dạ dày - tá tràng: ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa.

10 mẹo giảm thói quen ăn mặn

Nhiều người nghèo thường có thói quen ăn mặn để tiết kiệm tiền mua thực phẩm nên việc lập tức từ bỏ chúng là một vấn đề nan giải vì vị giác sẽ không chấp nhận việc ăn nhạt, thậm chí có người bệnh nặng gần chết vẫn đòi ăn cá kho quẹt hoặc khô cá mặn cho “đậm đà khó quên” kể cả khi bị bắt buộc phải tuân thủ theo một chế độ ăn nhạt bổ dưỡng cần thiết.

1. Khi tính muối cần tính cả lượng muối có trong các chất điều vị khác: con người hấp thụ natri không chỉ đến từ muối, còn bao gồm các thức ăn giàu natri khác như nước tương, nước mắm, cải muối, bột nêm, thực phẩm chế biến sẵn, chất điều vị đã chứa muối.

Tạp chí British Medical Journal đã đưa ra kết luận cho thấy, gia tăng khoảng 5g muối/ngày trong chế độ ăn sẽ làm tăng 23% nguy cơ đột quỵ và 17% nguy cơ bệnh tim mạch. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng giảm lượng muối 6g/ngày sẽ dẫn đến giảm huyết áp khoảng 7/4mmHg đối với người tăng huyết áp và giảm 4/2mmHg ở người huyết áp bình thường và sự thay đổi này dẫn đến giảm nguy cơ đột quỵ vào khoảng 24% cũng như giảm bệnh tim mạch khoảng 18%.

2. Chú ý đến lượng muối với người cao huyết áp: một chế độ ăn vừa phải muối mỗi ngày là tối ưu để phòng tăng huyết áp do ăn mặn. Người bị cao huyết áp nên ăn khoảng 2g muối/ngày tùy theo huyết áp đo được và tình trạng tim mạch. Nếu trong gia đình đã có cha, mẹ, ông, bà bị tăng huyết áp thì tốt nhất cả nhà nên tập thói quen ăn nhạt.

3. Tập giảm mặn: qua kinh nghiệm điều trị của các bác sĩ dinh dưỡng thì càng tăng huyết áp càng thích ăn mặn. Vì thế giảm dần lượng muối trong mỗi bữa ăn chẳng khác gì “cai nghiện” và luôn phải nhớ mới thiết lập thói quen ăn ít mặn được.

4. Chỉ nêm muối khi ăn: khi chế biến thức ăn không thêm muối, chỉ sau khi múc ra mới thêm ít muối trộn đều, lượng muối sẽ giảm 1/3 - 2/3.

5. Nấu gần chín mới thêm muối: nêm muối quá sớm sẽ làm cho sắc, hương, vị của món ăn giảm sút. Chỉ nêm muối khi thức ăn gần chín.

6. Khi chế biến thức ăn cần giảm dần lượng muối: nên giảm lượng muối từ từ cho đến khi đạt liều dùng như kiến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

7. Khi chế biến không nếm bằng lưỡi: khi miệng cảm giác được vị mặn thì lượng muối dùng trong món ăn đã vượt quá chỉ tiêu rất nhiều vì một số thức ăn vốn đã chứa nhiều muối.

8. Hãy cố gắng tập thói quen nêm nếm vừa ăn hoặc hơi nhạt: vì nếu bạn phát hiện mình đã “quá tay” trong nêm nếm, thì thật sự lượng muối trong món ăn đã rất nhiều. Kiên quyết với việc tra thêm mắm, muối cho các món ăn.Từng bước giảm dần thói quen ăn mặn trong bữa cơm cho mình và các thành viên trong gia đình.

9. Tập trẻ em hạn chế sử dụng nước chấm trong bữa ăn.

10. Nhờ người thân nếm thử khi nấu ăn để ngừa việc vị giác của mình sai lệch: đôi khi vị giác bị đánh lừa vì tình trạng sức khỏe trong ngày. Hạn chế các món ăn chiên/xào cần dùng kèm với nước chấm. Nên sử dụng nước mắm pha loãng (cùng tỏi, ớt...) trong bữa ăn hàng ngày thay vì nước chấm mặn nguyên chất.

DS. TRƯƠNG TẤT THỌ


Vì sao càng ngày càng ăn mặn
Phóng to
Hạn chế dùng nước chấm cũng là một cách ăn lạt hợp lý - Ảnh: N.C.T.

Mỗi ngày chúng ta mất chừng 120mg muối qua đường mồ hôi, phân và nước tiểu. Vì thế khi nấu ăn chúng ta nêm muối, mắm (chứa muối) vào thực phẩm, vừa thỏa mãn vị giác vừa bổ sung lượng muối cần thiết cho cơ thể. Muối ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn, nên thời xưa và nay đều dùng muối để ướp thực phẩm, đặc biệt thực phẩm đóng hộp không bao giờ thiếu muối.

Ăn mặn, khát nước!

Muối tốt như vậy nhưng nếu chúng ta ăn nhiều lại ảnh hưởng đến sức khỏe. Nghiên cứu thói quen ăn uống của cư dân ở các vùng địa lý khác nhau, các nhà khoa học cũng thu được kết quả rõ ràng: dân chúng vùng ăn mặn có tỉ lệ tăng huyết áp nhiều hơn vùng ăn lạt. Ở VN, kết quả điều tra của dự án phòng chống bệnh tăng huyết áp quốc gia cho thấy năm 1992, tỉ lệ tăng huyết áp toàn quốc là 11,7%, năm 2002 lên 16,3% (thành thị 22%, nông thôn 12,3%) và năm 2008 là 27%.

Vai trò của muối trong cơ thể

Muối có hai thành phần chính là natri (40%) và clor (60%). Trong cơ thể muối nằm trong máu, dịch ngoại bào (50%), trong xương (40%) và trong các tế bào (10%). Vai trò chính của ion natri là giúp cân bằng áp suất thẩm thấu trong máu, bên trong và bên ngoài của từng tế bào, làm cho chuyển hóa vật chất trong tế bào ổn định...

Muối cũng giúp cân bằng độ pH của máu. Nhờ có muối mà các cơ co giãn tốt thông qua cơ chế “bơm natri và bơm kali” giữa trong và ngoài tế bào. Muối còn giúp quá trình tiêu hóa hấp thu vật chất ở ruột.

Ăn mặn thì cân bằng natri và kali đảo lộn, thận tăng cường thải natri, kali và canxi ra nước tiểu. Thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Cơ thiếu kali sẽ mệt mỏi, cơ tim mất kali nhiều sẽ gây loạn nhịp, thậm chí ngừng đập. Xương mất canxi sẽ gây loãng xương.

Ăn mặn còn khiến dịch vị tăng tiết là tiền đề của loét dạ dày, tá tràng. Các nhà ung thư học còn thấy mối liên quan giữa ăn mặn, ăn thịt cá ướp muối nhiều với ung thư đường tiêu hóa. Trong điều trị, các bác sĩ thường kêu trời vì khuyên bệnh nhân tăng huyết áp ăn lạt thì họ hiểu rằng kiêng muối, còn nước mắm, nước tương hay các loại đồ hộp hoặc thực phẩm chế biến sẵn thì... vô tư!

Ăn nhiều muối sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu trong máu, tác động trực tiếp đến “trung tâm khát” ở não và chúng ta uống nước nhiều hơn. “Ăn mặn khát nước” là vì vậy. Nghiên cứu kỹ hơn các nhà khoa học thấy nếu bạn ăn thừa 8-9 gam muối thì cơ thể sẽ giữ lại chừng 1 lít nước. Lượng nước thừa này sẽ làm cơ thể bạn cảm thấy nặng nề hơn, dẫn đến làm tăng khối lượng tuần hoàn đồng thời làm co cơ trơn thành mạch, một thời gian đưa bạn đến với tăng huyết áp!

Quen ăn mặn vị giác trở nên “chai lì”, nên nếu tăng lượng muối lên hơn nữa cũng không cảm thấy mặn. Bà con mình còn có thói quen nêm đường, vị ngọt làm giảm cảm giác mặn nên ta đưa vào cơ thể một lượng muối nhiều hơn.

Ăn lạt cũng phải biết cách ăn

Tôi từng khuyên bệnh nhân tăng huyết áp nên ăn món canh, đừng dùng các món kho mặn. Có chị kể: “Em ăn món kho ít thôi, chủ yếu chấm rau luộc với nước thịt kho, cá kho”. Vậy là cọng rau “cõng” thật nhiều muối và họ tưởng vậy là “kiêng cữ”.

Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng một muỗng cà phê muối (6 gam). Như vậy phải tính muối trong nước chấm, nước mắm nêm trong đồ ăn và thực phẩm đã chứa muối sẵn. Người tăng huyết áp nên ăn khoảng 4-5 gam muối tùy theo huyết áp đo được và tình trạng tim mạch. Nếu gia đình bạn đã có cha, mẹ, ông, bà bị tăng huyết áp thì tốt nhất cả nhà nên tập thói quen ăn lạt.

Tại sao gọi là “tập”, bởi qua kinh nghiệm điều trị tôi thấy càng tăng huyết áp càng thích ăn mặn. Vì thế giảm dần lượng muối trong mỗi bữa ăn chẳng khác gì “cai nghiện” và luôn phải nhớ mới thiết lập thói quen được.

Nên ăn muối gì?

Muối biển nguyên chất là lựa chọn thông minh bởi còn chứa một hàm lượng manhê, kali, lưu huỳnh, canxi và iode.

Một chế độ ăn vừa phải muối mỗi ngày (một muỗng cà phê) là tối ưu để phòng cao huyết áp do ăn mặn. Cũng nên tùy công việc cụ thể: làm việc đổ mồ hôi nhiều vẫn nên bổ sung muối. Còn nếu đã có bệnh tim mạch, suy thận hay suy gan thì nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

TS.BS LÊ THÚY TƯƠI