Vì sao chay xe toàn bi xe lôi đung

Chạy xe ba gác có cần bằng không? Chạy xe ba gác thi bằng gì? Nếu như bạn là tài xế xe chuyên chạy xe ba bánh, xe ba gác chở hàng hoặc đang có ý định mua xe. Thì những thông tin quan trọng về giấy phép lái xe ba bánh sau đây nhất định bạn sẽ phải biết và nắm thật rõ.

Nếu bạn muốn mua xe 3 gác chở hàng máy khỏe, chất lượng với giá tốt. Thì đừng bỏ quên tham khảo bảng giá xe 3 gác mới nhất của xưởng xe 3 bánh MTP chúng tôi.

Rất nhiều tài xế đang chuẩn bị bước vào nghề lái xe ba gác, xe ba bánh, xe lôi chở hàng quan tâm đến vấn đề chạy xe ba gác có cần bằng lái không. 

Câu trả lời chính xác cho thắc mắc này là: Bằng lái xe ba gác là một trong những giấy tờ bắt buộc tài xế phải sở hữu khi điều khiển phương tiện này lưu thông trên đường bộ. 

Thực tế hiện nay cho thấy, không ít tài xế lái xe ba bánh đã phải chịu xử phạt hành chính khi có cơ quan chức năng kiểm tra giấy tờ về bằng lái xe ba gác. 

Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi lưu thông, cũng như thực hiện tốt các quy định của Pháp luật về giấy phép lái xe ba bánh thì các tài xế cần nắm rõ các thông tin sau đây. 

Kết luận: Chạy xe ba gác bắt buộc phải có bằng lái, đây là một trong những giấy tờ bắt buộc tài xế phải sở hữu khi điều khiển xe 3 bánh trên đường bộ.

Xem thêm:

Chạy xe ba gác có cần bằng không?

Trước đây, xe ba gác mới chỉ sử dụng nhiều ở nông thôn, chưa quá phổ biến và chủ yếu là các dòng xe ba bánh tự chế. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, khi thị trường xe ba bánh chở hàng ngày càng phát triển, xe ba bánh trở thành phương tiện vận chuyển hữu dụng trên đường phố, thì Nhà nước bắt đầu có quy định về sử dụng và lưu thông xe ba bánh trên đường bộ. 

Xe ba gác được xếp vào dòng mô tô 3 bánh, là loại xe có động cơ. Chính vì thế, khi tham gia giao thông, tài xế cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ gồm bằng lái xe ba gác và xin giấy phép lái xe hợp lệ. Hãy đảm bảo bản thân mình tuân thủ đầy đủ các luật lệ giao thông theo đúng pháp luật Việt Nam. Nếu không thì bạn có thể bị xử phạt theo đúng quy định của Pháp luật. 

Bằng lái xe ba gác là một trong những chứng chỉ, giấy phép được cơ quan Nhà nước cấp phép, ban hành và sử dụng rộng rãi trên toàn quốc. Tài xế lái xe ba gác sẽ sử dụng giấy phép lái xe này để vận hành hợp pháp các dòng xe ba bánh chở hàng trên đường công cộng, đường quốc lộ. 

Như đã biết thì xe ba gác được xếp vào loại xe mô tô 3 bánh. Vì vậy mà hiện nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng có thể sử dụng bằng lái xe máy A1 để điều khiển xe ba gác. Nếu bạn cũng đang có suy nghĩ này thì đây là một nhận định sai lầm. 

Bởi vì bằng lái xe A1, A2 là hạng bằng lái dành cho người lái xe điều khiển xe moto hai bánh. Trong khi đó bằng A3 mới giúp bạn chạy các phương tiện 3 bánh khi tham gia giao thông. Chúng gồm các dòng xe chở hàng phổ biến hiện nay như: xe hoa lâm, xe lôi, xe ba bánh, xe ba gác, xe xích lô và các loại xe quy định cho bằng lái hạng A1. Có nghĩa là nếu có bằng lái xe A3 thì bạn có thể chạy các loại xe máy phân khối nhỏ của bằng A1. 

Điều đó cũng có nghĩa là nếu có bằng A3 thì bạn có thể điều khiển các phương tiện bằng A1. Nhưng nếu chỉ có bằng A1 thì không thể điều khiển các phương tiện 3 bánh của A3. Do đó nếu có nhu cầu sử dụng xe ba bánh thì nhất định người điều khiển phải trang bị giấy phép lái xe hạng A3. 

Kết luận: Để chạy xe ba gác thì quý vị cần thi bằng lái xe hạng A3

Để chạy được xe ba gác thì các bác tài cần phải thì bằng lái xe hạng A3

Sau khi đã hiểu rõ vì sao phải đảm bảo đầy đủ giấy phép lái xe ba bánh khi tham gia giao thông, thì việc tiếp đến mà các tài xế cần lưu tâm đó là làm sao để sở hữu bằng lái xe ba gác? Đâu là thủ tục để làm bằng lái xe ba bánh? Đừng quá lo lắng, vì các giấy tờ để làm thủ tục này khá đơn giản. 

Để sở hữu bằng lái xe A3, người sử dụng phương tiện cần làm các thủ tục xin cấp phép và đăng ký kiểm tra, thi sát hạch lái xe. Sau khi hoàn thiện các quy trình trên, bạn sẽ được chứng nhận về khả năng lái xe. 

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau: Người đăng ký thi bằng lái xe đảm bảo 18 tuổi trở lên [chính xác từng ngày, tháng, năm]. Đồng thời phải đảm bảo các tiêu chuẩn về kiểm tra sức khoẻ, các quy định đặc biệt khác của Nhà nước. 

Bằng lái xe hạng A3 – Bằng lái để chạy xe 3 gác

Sau khi đã đảm bảo những yêu cầu bên trên, bạn cần chuẩn bị những đầy đủ những giấy tờ sau để quá trình đăng ký bằng lái xe ba gác diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Thủ tục bằng lái xe ba bánh A3 bao gồm:

  • 2 bản sao CMND hoặc căn cước công dân [không cần công chứng];
  • 4 tấm ảnh  3×4, ảnh chụp cần rõ nét, tóc tai gọn gàng, không che chân mày;
  • 1 bản sao của GPLX dạng thẻ Pet [nếu có];
  • 1 bản sao giấy khám sức khỏe chứng nhận bởi các trung tâm y tế, bệnh viện;
  • 1 đơn xin học lái xe ba bánh tại các văn phòng;
  • Chi phí nộp để thi sát hạch và kiểm tra lấy bằng. 

Chỉ cần những giấy tờ trên là bạn đã hoàn thành thủ tục đăng ký lấy bằng lái xe ba gác. 

Hy vọng với những thông tin về bằng lái xe ba bánh mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc chạy xe ba gác có cần bằng không, hay chạy xe ba gác thi bằng gì? Hãy tiến hành thực hiện và làm thủ tục để sở hữu bằng lái xe A3 thật sớm, để vừa đảm bảo tuân thủ luật giao thông, vừa tự tin lưu thông trên mọi nẻo đường nhé!

Thông tin liên hệ mua xe ba bánh giá rẻ, chất lượng tốt nhất:

CÔNG TY SẢN XUẤT XE BA BÁNH MẠNH TIẾN PHÁT

Văn phòng: 550 Cộng Hoà, Phường 13, Tân Bình, TPHCM

Địa chỉ 1: 121 Phan Văn Hớn, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM

Địa chỉ 2: 39 Đường CN 13, KCN Tân Bình, Tân Phú, TPHCM

Địa chỉ 3: 668 Tỉnh lộ 2, Tân Phú Trung, Củ Chi, TPHCM

Xưởng lắp ráp Miền Bắc: Xuân Tiến, Xuân Trường, Nam Định

Xưởng lắp ráp Miền Nam: Khóm 7 thị xã Mộc Bài, Mộc Bài, Tây Ninh

Hotline tư vấn & đặt hàng: 0938.551.456 [A. Sỹ] – 0949.240.345 [A. Phát]

Email:

Giao xe trên mọi miền tổ quốc cam kết chính hãng giá rẻ nhất thị trường

Với tiêu chí: “Cần là có – Tìm là thấy” – Xe Ba Bánh MTP luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ và sản phẩm chất lượng nhất.

Liên tục trong những ngày đầu của tháng 12, khi ra quân kiểm tra, xử lý xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba, bốn bánh, lực lượng CSGT đã xử phạt nhiều chủ phương tiện với các lỗi vi phạm thường gặp như chở hàng cồng kềnh, quá khổ, nhất là xe cơi nới thay đổi kết cấu và hầu hết người điều khiển phương tiện đều không xuất trình được giấy tờ xe.

Tại giao lộ Phạm Văn Đồng-Nguyễn Xí [quận Bình Thạnh] vào sáng 2/12, Đội Tuần tra dẫn đoàn, Phòng CSGT đường bộ-đường sắt, Công an TP Hồ Chí Minh đã xử lý ít nhất sáu trường hợp là xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh không đủ điều kiện lưu thông. Là một trong những trường hợp bị lập biên bản xử lý vi phạm, ông Nguyễn Văn Thành, ngụ phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức điều khiển xe ba bánh chở theo các cuộn thép, chất cao gần 3 m, choán hết thành xe, gây mất an toàn giao thông nên bị CSGT lập biên bản xử phạt 500.000 đồng.

Một trường hợp khác là thanh niên dùng xe gắn máy không đèn, biển số, gương chiếu hậu kéo theo xe lôi chở nước đá hướng từ đường Xô Viết Nghệ Tĩnh ra đại lộ Phạm Văn Đồng cũng bị CSGT kiểm tra, lập biên bản xử phạt. Ghi nhận tại khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, đội xe ba gác chuyên chở thuê rau củ, thực phẩm, hàng hóa từ các vựa phân phối đến các tiểu thương bán lẻ ở các chợ trên địa bàn thành phố hoạt động hết công suất. Kiểm tra gần khu vực chợ, Đội CSGT Bình Triệu phát hiện rất nhiều trường hợp người chạy xe ba gác, xe thô sơ ba, bốn bánh dùng xe máy kéo theo thùng xe phía sau chở hàng hóa cồng kềnh và không chủ phương tiện nào xuất trình được giấy tờ xe.

Ông Lê Văn R. sau khi ký vào biên bản xử phạt của lực lượng CSGT với lỗi vi phạm không xuất trình được giấy tờ xe; đồng thời bị tạm giữ phương tiện, thở dài: “Xe bị tạm giữ coi như xong, vì xe chở nước đá cho chủ mà xe và hàng nằm đây không biết làm sao để giao. Chạy xe ba gác kiểu này bấp bênh quá…”.

Sau ba ngày ra quân xử phạt, Đội CSGT Bình Triệu nhận định: Kiểm tra chủ phương tiện nào cũng đều “mắc” lỗi vi phạm. Hầu hết, các loại phương tiện cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh lưu thông đều không có giấy tờ xe, niên hạn sử dụng quá lâu, phổ biến nhất là tình trạng người điều khiển chạy xe gắn máy gắn vào xe ba bánh lưu thông trên đường rất nguy hiểm, gây cản trở và che khuất tầm nhìn.

Không chỉ dùng để chở hàng hóa, xe ba, bốn bánh tự chế còn dùng để thu gom, vận chuyển rác, trung chuyển rác từ các hẻm sâu trong khu dân cư ra bên ngoài, gây ô nhiễm môi trường đồng thời làm mất mỹ quan đô thị. Theo UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố, thực tế loại phương tiện này vẫn còn được nhiều đầu nậu thu gom rác, các điểm lấy rác dân lập sử dụng mà chưa được thành phố và các đơn vị công ích quận, huyện có giải pháp hỗ trợ căn cơ để người sử dụng chuyển đổi phương tiện cho phù hợp.

Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương hạn chế, tiến tới cấm các xe thô sơ ba, bốn bánh hoạt động trong nội đô thành phố. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, năm 2013, UBND thành phố đã ban hành Quyết định 08 về cấm và hạn chế xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba, bốn bánh lưu thông trong khu vực nội đô và trên các quốc lộ thuộc địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Trong đó, các loại xe bị cấm lưu thông có xe cơ giới ba bánh tự chế, không có đăng ký; xe thô sơ ba, bốn bánh tự chế, không có đăng ký. Tuy nhiên, việc quản lý các loại phương tiện này của thành phố vẫn chưa có hiệu quả, phạt cứ phạt nhưng vẫn cho hoạt động, trong khi hằng ngày trên đường phố các phương tiện này gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.

Mới đây ngày 1/12, Sở Giao thông vận tải [GTVT] lại có văn bản đề xuất UBND thành phố giữ nguyên hoạt động xe thô sơ ba, bốn bánh thay vì tiến tới cấm hẳn sau năm 2025 như đề xuất trước đây. Lãnh đạo Sở GTVT lý giải, nguyên nhân chưa cấm hẳn loại phương tiện này vì nhu cầu sử dụng xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh là có thật bởi tính cơ động cao, thuận tiện chở hàng hóa đi vào các hẻm nhỏ... Nguyên Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ Sở GTVT thành phố Lê Trung Tính nhận định:

Chủ trương cấm các loại phương tiện này hoạt động đã có gần 20 năm nhưng ngành giao thông thành phố chưa thực hiện được vì lúng túng, cách thực hiện chưa nhất quán. Thực tế ai cũng thấy, hầu hết phương tiện xe thô sơ ba, bốn bánh, kể cả xe vận chuyển rác không có giấy tờ, không bảo đảm an toàn, làm mất mỹ quan đô thị nhưng vẫn cho hoạt động. Theo ông Tính, đi đôi với việc quản lý, cấm phương tiện thì thành phố cần có chính sách hỗ trợ hợp lý như cho vay lãi suất ưu đãi, trợ vốn để người dân chuyển đổi phương tiện, bảo đảm mưu sinh.

Nhiều ý kiến của các đơn vị quản lý cũng đề nghị, chính quyền thành phố cần đặt hàng một đơn vị sản xuất ô-tô nghiên cứu, đóng loại xe có quy cách hợp chuẩn với giá thành hợp lý, sức chở ổn định bán cho người dân. Khi mua thì người dân được đăng ký xe, có biển số để hoạt động một cách hợp pháp. Có như vậy, thành phố mới thay đổi bộ mặt đô thị, văn minh, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Bài và ảnh: VÕ LÊ

Video liên quan

Chủ Đề