Vì sao lại bị mất đồ

Một yếu tố khác dẫn đến hiện tượng mắt đỏ là nếu bạn bị thiếu ngủ trong một thời gian dài, mắt thường xuyên mở sẽ trở nên khô, dẫn đến đỏ mắt. Cách tốt nhất để làm dịu mắt là cố gắng ngủ đầy đủ hơn, nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để giảm bớt sự khó chịu.

5. Mụn lẹo

Mụn lẹo trông như một nốt thịt dư nhỏ màu đỏ hình thành trên mí mắt hoặc cạnh dưới của mắt, xuất hiện do sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của lẹo mắt là mắt bị đỏ 1 bên cùng với tình trạng sưng và nhạy cảm với ánh sáng. Nguyên nhân gây ra mụn lẹo là vi khuẩn và hầu hết mọi người đều sẽ bị ít nhất một lần trong đời.

May mắn thay, mụn lẹo không ảnh hưởng đến thị lực nhưng sẽ làm đôi mắt bị mất thẩm mỹ. Đa số mụn lẹo sẽ tự biến mất sau vài ngày. Bạn tuyệt đối không nên đụng vào mụt lẹo hoặc nặn ra vì sẽ làm tình trạng nhiễm trùng nặng thêm. Nếu thường xuyên bị nổi những nốt mụn này, bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa để được kê toa thuốc mỡ kháng sinh bôi mắt.

6. Bị đỏ mắt do kích ứng với kính áp tròng

Kính áp tròng có thể ngăn không cho oxy đến mắt và làm mắt bị đỏ lên. Nếu bạn đeo kính áp tròng quá lâu hoặc đeo trong khi ngủ, chúng có thể gây đỏ, nhiễm trùng và thậm chí là loét giác mạc.

Để không rơi vào tình trạng này, tốt nhất bạn nên tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn vệ sinh và sử dụng kính áp tròng đúng cách. Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc nhỏ mắt nhằm làm dịu vết đỏ, giữ mắt ẩm hơn, tránh kích ứng do kính áp tròng gây ra.

7. Tụ máu dưới màng cứng

Tụ máu dưới màng cứng xảy ra khi một mạch máu ngay dưới bề mặt mắt bị vỡ và máu bị giữ lại, tạo thành một mảng đỏ tươi trong lòng trắng của mắt bạn. Đây là chấn thương rất phổ biến và mặc dù nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến thị lực hoặc gây ra bất kỳ đau đớn nào.

Tụ máu dưới màng cứng có thể xảy ra trong những trường hợp như vận động, tập thể dục cường độ quá mạnh, nâng vật nặng hoặc thậm chí chỉ cần một cái hắt hơi hoặc ho mạnh cũng có khả năng gây tụ máu. Các mảng đỏ trong mắt thường sẽ mờ dần sau một vài tuần.

8. Tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là một loạt các tổn thương ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác [dây thần kinh nối võng mạc mắt với não], thường là do áp lực quá lớn lên mắt hoặc do tích tụ chất lỏng. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của tăng nhãn áp là mắt bị đỏ lên. Các dấu hiệu khác bao gồm mờ mắt, nhìn thấy quầng sáng quanh đèn và đau mắt.

Bệnh tăng nhãn áp có khả năng dẫn đến mất thị lực, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để khám toàn diện nếu nghi ngờ mình có thể mắc bệnh này. Tăng nhãn áp thường tiến triển chậm nhưng nếu xuất hiện các vấn đề như đỏ mắt, thị lực suy giảm đột ngột kèm theo đau đầu hoặc buồn nôn, bạn cần đến cơ sở y tế để cấp cứu ngay lập tức.

Mặc dù tăng nhãn áp thường phổ biến hơn ở những người lớn tuổi nhưng bất kỳ đối tượng ở mọi lứa tuổi nào cũng đều có khả năng bị tăng nhãn áp. Hãy kiểm tra sức khỏe mắt thường xuyên, từ đó có thể chẩn đoán sớm và làm chậm tiến triển của bệnh với sự trợ giúp của thuốc.

Ngủ dậy mắt đỏ cũng có thể là do bạn đã mắc phải bệnh glôcôm [cườm nước]. Glôcôm là nhóm bệnh lý gây tổn hại thần kinh thị giác qua cơ chế làm tăng áp lực [nhãn áp] trong mắt. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương ngày càng nghiêm trọng và cuối cùng có thể dẫn đến việc mất thị lực không hồi phục. Đây là một bệnh lý về mắt khá nghiêm trọng, là nguyên nhân gây mù lòa thứ 2 ở Việt Nam và trên thế giới.

Glôcôm có nhiều thể bệnh và nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, triệu chứng biểu hiện bệnh cũng rất đa dạng. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Một số triệu chứng thường gặp:

  • Nhức mắt, nặng mắt thoáng qua
  • Mờ mắt thoáng qua
  • Nhìn thấy hào quang
  • Nhức đầu

Khi có các triệu chứng trên, bạn đến bệnh viện khám để kiểm tra xem mình có đang mắc bệnh glôcôm hay không.

11. Mọc lẹo mắt khiến mắt bị đỏ nhưng không đau

Lẹo mắt có thể là nguyên nhân khiến mắt bị đỏ mỏi sau khi ngủ dậy, mắt cũng trở nên nhạy cảm ánh sáng hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vi khuẩn tấn công. Nhìn chung, lẹo mắt không gây ảnh hưởng nhiều thị lực, bạn chỉ cần đợi khoảng vài ngày là nó sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, trong thời gian này, bạn không nên chạm vào nốt lẹo quá thường xuyên hoặc cố gắng “nặn” bởi có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nếu bạn thường xuyên mọc lẹo mắt, hãy đi khám để bác sĩ có cách can thiệp phù hợp.

12. Tại sao ngủ dậy mắt lại đỏ? Dị ứng

Các bệnh dị ứng có thể khiến cho đôi mắt của bạn trở nên ngứa ngáy, chảy nước và khiến mắt bị đỏ. Nếu bạn cố dụi mắt thì bạn sẽ gặp tình trạng mắt đỏ ngầu nghiêm trọng hơn. Khi bạn hết dị ứng, đỏ mắt cũng sẽ biến mất nhưng còn tùy thuộc vào thời gian, mức độ nghiêm trọng mà bạn gặp phải. Để khắc phục ngủ dậy mắt đỏ do dị ứng, bạn nên dùng nước sạch xối rửa mắt, sau đó sử dụng gạc y tế áp lên để bảo vệ mắt.

13. Mang thai khiến mắt bị đỏ sau khi ngủ dậy

Quá trình mang thai làm nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, điều này cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với đôi mắt. Cụ thể, đôi mắt có thể tiết ra ít nước mắt hơn, khiến bạn cảm thấy bị kích thích, khó chịu, đôi khi mắt có thể trở nên đỏ ngầu và nhạy cảm với ánh sáng.

14. Ngồi trước màn hình trong thời gian dài có thể khiến bạn ngủ dậy mắt đỏ

Mắt bị đỏ, khô là kết quả của tình trạng thiếu độ ẩm. Động tác chớp mắt có thể giúp bổ sung độ ẩm cho mắt, tuy nhiên, đa phần, khi làm việc trên máy tính, số lần chúng ta chớp mắt lại ít hơn một nửa so với bình thường. Do đó, bạn hãy dành một ít thời gian nghỉ ngơi trong quá trình làm việc để phòng ngừa điều này và cố gắng chớp mắt thường xuyên hơn. Ngoài ra, bạn cũng tránh dùng điện thoại quá nhiều để bảo vệ mắt.

>>> Bạn có thể quan tâm: Giải đáp tình trạng đỏ mắt khi ngồi máy tính nhiều

15. Hút thuốc khiến bạn ngủ dậy bị đỏ mắt

Theo nhiều nghiên cứu, khói thuốc có chứa đến 4.000 hóa chất độc hại, trong số đó có những chất có thể gây tổn thương đôi mắt như formaldehyde, amoniac và hydro sunfua. Những hóa chất này có thể gây kích ứng mắt, khiến mắt bị viêm và chảy máu. Bên cạnh đó, việc hút và tiếp xúc nhiều với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.

16. Bơi lội

Bạn bị đỏ mắt sau khi đi bơi? Nguyên nhân là do clo và một số vi khuẩn trong bể bơi gây kích thích mắt. Bạn có thể chăm sóc đôi mắt bằng cách không đeo kính áp tròng khi bơi và trang bị cho mình một chiếc kính bơi.

17. Thiếu ngủ gây ngủ dậy mắt bị đỏ nhưng không đau

Đôi mắt mệt mỏi vì thiếu ngủ có thể đi kèm theo triệu chứng tròng mắt đỏ ngầu. Lý do là tình việc thiếu ngủ làm giảm lượng oxy đến mắt, làm cho các mạch máu giãn nở và khiến mắt có màu đỏ.

Không những vậy, theo các chuyên gia, việc bạn bị mất ngủ kéo dài sẽ khiến giác mạc không được bôi trơn hiệu quả, dẫn đến khô và đỏ mắt. Cách tốt nhất để làm dịu mắt là ngủ nhiều hơn, sử dụng nước mắt nhân tạo và đắp gạc lạnh để giảm bớt sự khó chịu.

18. Ngủ dậy bị đỏ mắt có thể do uống nhiều rượu

Việc uống quá nhiều rượu vào đêm hôm trước sẽ khiến cho đôi mắt của bạn nổi chằng chịt những mạch máu vằn đỏ vào sáng hôm sau. Nguyên nhân do rượu là chất kích thích, khi “nạp” quá nhiều vào cơ thể sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị giãn nở, dẫn đến đỏ mắt. Nếu bạn uống càng nhiều thì sẽ càng thấy rõ những mạch máu vằn đỏ trong mắt.

Sau khi uống, rượu sẽ ở lại trong cơ thể một thời gian nhất định, khi nào rượu được đào thải hết, đôi mắt của bạn mới trở lại bình thường. Do đó, trong thời gian này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt để giảm bớt tình trạng ngủ dậy mắt đỏ.

>>> Bạn có thể quan tâm: Hiện tượng đau mắt đỏ sẽ kéo dài bao lâu?

19. Không chú ý giữ vệ sinh cá nhân

Mỗi ngày, bàn tay chúng ta phải tiếp xúc, va chạm với rất nhiều đồ vật chứa các vi sinh vật gây hại mà không hề hay biết, chẳng hạn như tay nắm cửa, nút điều khiển thang máy, thang cuốn, công tắc đèn hoặc bắt tay người khác… Nếu vô tình, bạn đưa tay chạm vào mắt, những vi khuẩn này sẽ thừa cơ hội tấn công và khiến đôi mắt bạn bị viêm, gây đỏ và ngứa mắt. Để tránh tình trạng đỏ mắt sau khi ngủ dậy này, bạn cần rửa tay thường xuyên, nhất là vào những thời điểm quan trọng như sau khi đi vệ sinh và trước khi chuẩn bị thức ăn. Vệ sinh bàn tay là cách đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.

Khi ngủ dậy mắt bị đỏ, bạn cần phải làm gì?

Ngủ dậy mắt đỏ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chính vì vậy, nếu thấy mắt bị đỏ đột ngột và đi kèm với các triệu chứng khác như khó chịu, ngứa, mắt mờ, bạn nên đi khám ngay để xác định chính xác nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.

Bạn nên:

  • Không tự ý sử dụng thuốc khi thấy mắt bị đỏ sau khi ngủ dậy bởi một số loại thuốc có tác dụng làm các mạch máu trên màng cứng co lại khiến mắt bớt đỏ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ có thể khiến bạn bị lệ thuộc vào nó. Hơn thế nữa, khi ngừng sử dụng thuốc, mắt của bạn sẽ bị đỏ nặng hơn. Do đó, bạn nên đi khám để bác sĩ kê đúng loại thuốc phù hợp.
  • Dừng đeo kính áp tròng khi mắt bị đỏ và nên đi khám ngay để xác định xem kính áp tròng có phải là “thủ phạm” khiến mắt bạn bị đỏ hay không.
  • Tăng độ ẩm cho mắt bằng nước nhỏ mắt an toàn hoặc nước mắt nhân tạo
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm sưng
  • Vệ sinh mắt sạch sẽ, thường xuyên lau mắt bằng khăn sạch.
  • Không chạm mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay

>>> Bạn có thể quan tâm: Điều trị đau mắt đỏ không khó như bạn nghĩ

Bên cạnh những biện pháp trên, bạn và gia đình mình cũng nên rửa tay thường xuyên để tránh không cho vi khuẩn, khói bụi lây nhiễm vào mắt. Để làm được điều này, bạn cần giữ gìn thói quen rửa tay và vệ sinh sạch sẽ nhằm phòng tránh tình trạng ngủ dậy mắt đỏ.

Video liên quan

Chủ Đề