Vì sao lên da non lại ngứa

Bạn đã biết cách làm sao để da non hết đỏ và ngứa nhanh chóng chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho hiện tượng da non bị ngứa và đỏ.

Vì sao lên da non lại ngứa
Hiện tượng kéo da non bị ngứa xảy ra thường xuyên

Thông thường khi các vết thương chuẩn bị lành thì có hiện tượng kéo da non, có màu đỏ và gây ngứa ngáy. Hiện tượng này là do da đang trong quá trình tái tạo. Đây là một hiện tượng bình thường nhưng gây khó chịu cho nhiều người.

Vậy cơ chế sinh da non đỏ và ngứa là do đâu và chữa trị như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin sau:

Tìm hiểu hiện tượng ngứa khi lên da non

Một tác động từ bên ngoài khi xâm nhập vào cơ thể đều thông qua làn da. Có thể coi đây như áo giáp bảo vệ các cơ quan khác trong cơ thể. Khi làn da bị tấn công và tổn thương, sẽ có hiện tượng tái tạo, phục hồi da, phần da bắt đầu tái tạo lại gọi là da non, có màu đó và thường gây ngứa.

Vì sao lên da non lại ngứa

Quá trình vết thương được lành lại có 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn cầm máu: Ban đầu, khi bị thương, các vết thương hở sẽ chảy máu nhiều, nhưng về sau lại chảy ít hơn, màu được cầm lại. Đây là hiện tượng kết dính và hội tụ của các tiểu cầu, mạch máu dần khép lại. Sau đó chúng sẽ hình thành máu đông, làm giảm thiểu và ngăn cản máu chảy ra ngoài.
  • Giai đoạn viêm: Lúc này cơ thể sẽ phát sinh những cơ chế tấn công quá trình xâm nhập của tác nhân gây hại. Điều này giúp làm sạch da, giúp da không bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
  • Giai đoạn sinh trưởng: Đây là giai đoạn mà da cùng cùng các mạch máu sẽ được tái sinh, mọc lại. Da non là kết quả của giai đoạn này
  • Giai đoạn tái tạo: Bên cạnh việc da và mạch máu được sinh mới thì các các tế bào bị tổn thương cũng được phục hồi.
Vì sao lên da non lại ngứa
Quá trình hình thành da non ( hình ảnh minh họa)

Giải thích cho vấn đề khi da non đang tái tạo bị ngứa, các chuyên gia cho rằng:

  • Thứ 1: Khi da non tái tạo lại cũng là lúc vảy trầy dần mất đi. Histamin được sản sinh để loại bỏ vảy. Mặc dù histamin được sinh ra để làm lành vết thương, cấu tạo tế bào mới, nhưng chính nó cũng gây dị ứng lên da, gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Thứ 2: Trong quá trình da tái tạo thì song song mạch máu cũng tại theo. Quá trình tăng sinh mạch máu chưa hoàn thiện khiến hệ thần kinh nhận diện sai, gây ngứa, chi phối hành động tay gãi vào vết thương.
  • Thứ 3: Các mạch máu và lỗ chân lông quanh vùng da bị tổn thương bị ảnh hưởng nên gây ra hiện tượng khô da, ngứa ngáy

Những cách chữa ngứa khi lên da non

NHiều ông bà xưa dặn rằng, việc lên da non là chuyện hết sức bình thường, cứ mặc kệ, khi nào da lành thì tự hết. Tuy nhiên, điều này lại vô tình để lại sẹo, da bị viêm nhiễm, gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng sức khỏe. Chính vì vậy, khi vết thương đang dần hồi phục, lên da non, bạn nên áp dụng các phương pháp sau:

1. Vệ sinh vết thương đúng cách

Vì sao lên da non lại ngứa
Dùng nước muối sinh lý vệ sinh vết thương

Vệ sinh vết thương đúng cách sẽ giúp làn da dễ chịu hơn. Các vi khuẩn hay dị nguyên gây tổn thương da sẽ được loại bỏ, giúp quá trình phục hồi rút ngắn thời gian. Bạn có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dùng rửa vết thương đã được kiểm duyệt an toàn, hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh vùng tổn thương. Bôi kem dưỡng ẩm ngay sau đó sẽ giảm đau rát, bảo vệ da được an toàn, phục hồi nhanh.

Ngoài ra, việc massage nhẹ nhàng lên vùng da non cũng rất hiệu quả. Kích thích da bằng việc massage sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, cải thiện chu trình tuần hoàn máu, giảm khả năng để lại sẹo sau này.

2. Sử dụng thuốc kháng sinh

Nếu muốn dùng thuốc để chống ngứa ngáy, bạn cần hỏi ý kiến của các bác sĩ để được kê toa và hướng dẫn sử dụng đúng cách. Acetaminophen là một trong những loại thuốc thường được dùng khi lên da non, chỉ định điều trị đau nhức, tổn thương mô,…

Bên cạnh đó, một số thuốc kháng histamin cũng được chỉ định điều trị để giảm ngứa ngáy.

Bạn cũng có thể dùng kem trị ngứa hay tinh dầu vitamin E trong trường hợp này. Các chất này sẽ giảm ngứa, làm da dễ chịu hơn.

3. Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Chế độ ăn uống có vai trò khá lớn trong quá trình làm lành vết thương, phục hồi da. Một số loại thực phẩm cần bổ sung là:

  • Rau củ quả: Đây là thực phẩm được khuyến khích dùng nhiều trong thực đơn hàng ngày và đặc biệt là cho người đang làm lành vết thương. Trong đó, nghệ là thực phẩm được ưu tiên sử dụng. Nghệ có tính sát khuẩn, chống viêm, làm lành da, liền sẹo, như một chất kháng sinh cực tốt. Do đó, hãy ăn nghệ thường xuyên để da non nhanh được phục hồi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dùng rau diếp cá, bởi loại rau này cũng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt.
  • Trái cây giàu vitamin C: Những loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, ổi,kiwi,… sẽ giúp bạn phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch hiệu quả.
  • Chất sắt: Những phẩm giàu chất sắt sẽ giúp bổ máu, phục hồi các mô bị tổn thương, loại bỏ vi khuẩn.
Vì sao lên da non lại ngứa
Nghệ rất tốt để chữa lành vết thương

Bên cạnh những phương pháp chữa trị trên thì khi bị ngứa da non bạn cần chú ý các vấn đề sau:

  • Nhất định không được cọ xát hay gãi mạnh vùng da bị tổn thương. Việc làm này khiến sẹo nặng hơn, ngứa kinh khủng hơn, thậm chí da còn bong tróc, lở loét.
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa, mỹ phẩm, thuốc không rõ nguồn gốc bôi lên vùng da bị tổn thương, không những da khó phục hồi mà còn bị nhiễm trùng nặng.
  • Nên kiêng một số thực phẩm như: rau muống, hải sản, thịt bò, trứng, đồ nếp,… Các thực phẩm này sẽ khiến vết sẹo cứng, viêm nhiễm, sinh da thịt, nếp có thể gây mủ, viêm nhiễm, khó lành vết thương.

Vậy là giờ bạn có thể yên tâm phần nào khi biết cách giảm ngứa da non. Bên cạnh áp dụng các phương pháp chữa trị cũng biết cách phòng tránh để vết thương mau lành, không để lại sẹo. Chúc bạn thành công!

Thiên Bình 

Xem thêm:

Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở tay là bệnh gì?

Ngứa da toàn thân: Dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm

Bệnh ngứa ngoài da và cách chữa trị tốt nhất, an toàn nhất

Cập nhật lúc 15:29 - 22/11/2021

Mọc da non tức là da đang trong quá trình tái tạo, bị kích thích bởi một hóa chất tên là histamin. Khi dưỡng bào tiết ra histamin, tạo ra cảm giác ngứa ngáy.

* Sau khi bị thương ngoài da, các vết thương lành lại và bắt đầu mọc da non, lúc này chúng ta sẽ cảm thấy rất ngứa. Vì sao vậy? Và có biện pháp nào để bớt ngứa không?

Vũ Thị Lệ Hồng, Yên Mô, Ninh Bình

Mọc da non tức là da đang trong quá trình tái tạo tổ chức mới, các mút thần kinh cũng bắt đầu được hồi phục và bị kích thích bởi một hóa chất tên là histamin, có sẵn trong dưỡng bào dưới da (đầu mút thần kinh có liên kết với dưỡng bào trên những thụ quan đặc biệt).

Khi dưỡng bào tiết ra histamin, tạo ra cảm giác ngứa ngáy. Cảm giác này truyền lên não và não lập tức ứng phó bằng cách ra lệnh cho tay gãi hoặc cọ sát vào chính nơi đang ngứa.

Miệng vết thương sắp khép kín, ta thường cảm thấy ngứa. Người già hay nói: "Không can gì, đó là vết thương sắp khỏi". Quy luật chung quả thực là như thế: Khi miệng vết thương phát ngứa thì sau đó vết thương sẽ lành.

Vì sao lên da non lại ngứa

Ảnh minh họa

Vì vậy, người ta lấy hiện tượng ngứa làm tín hiệu để biết vết thương sắp khỏi. Tuy nhiên, không phải tất cả các vết thương đều như thế. Da của người có nhiều lớp, ở đáy của lớp biểu bì có một tầng tế bào gọi là tầng phát sinh, có sức sống rất mạnh. Giống như mầm non của cây cỏ, nó không ngừng sinh sôi nảy nở.

Khi vết thương trên da không sâu, tầng này giúp nó lành mau. Trong quá trình tế bào sinh sôi, vì miệng vết thương không sâu nên thần kinh không bị kích thích, bệnh nhân không có cảm giác ngứa.

Nếu vết thương sâu và rộng (lớp da trong bị tổn thương), trong quá trình liền miệng, chung quanh miệng vết thương sẽ hình thành những mầm thịt gọi là tổ chức kết đế. Những mạch máu mới sẽ mọc ra ở lớp kết đế này. Vì dày đặc và mọc nhanh nên chúng rất dễ chèn ép và kích thích những tế bào thần kinh mới mọc, gây ngứa.

Năng lực tái sinh của các tổ chức trong cơ thể không giống nhau. Khả năng tái sinh của tổ chức thần kinh là tương đối chậm so với các tổ chức khác nên trong quá trình vết thương lành miệng, sự tái sinh của tổ chức thần kinh xuất hiện muộn nhất.

Nói chung, khi thần kinh đã phát triển tốt cũng là lúc miệng vết thương đã lành, đầu cuối thần kinh và mạch máu mới sinh đã mọc sâu vào tổ chức kết đế, tri giác cục bộ cũng dần dần được khôi phục, cho nên miệng vết thương dễ sinh ngứa. Chờ đến khi miệng vết thương lành hẳn thì độ nhạy cảm kích thích đối với thần kinh sẽ giảm xuống, sẽ không thấy ngứa nữa.