Vì sao mắt nhìn thấy ảnh

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tại sao mắt ta nhìn thấy ảnh của vật: -Đặt vật trước gương ở vị trí như thế nào thì thu dc ảnh ngược chiều với vật? -Đặt vật trước gương ở vị trí như thế nào thì thu dc ảnh cùng chiều với vật?

Các câu hỏi tương tự

Để chuyển đổi từ ánh sáng phản chiếu vật thành hình ảnh cần trải qua nhiều giai đoạn phức tạp: Ánh sáng phải lọt qua rất nhiều lớp cấu tạo của mắt, hội tụ ánh sáng tại võng mạc, được chuyển thành tín hiệu điện theo dây thần kinh thị giác vào đến trung tâm thị giác phía sau não.

Mắt có vai trò quan trọng đối với các hoạt động sống của con người, trong đó quan trọng nhất là khả năng nhìn của mắt. Mắt tiếp nhận ánh sáng từ môi trường ngoài và chuyển thành các xung điện gửi đến não để được xử lý thành hình ảnh.

Ngoài ra, mắt còn thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác như:

  • Điều chỉnh chuyển động lên, xuống, trái, phải để cân bằng với chuyển động của đầu
  • Giúp con người bày tỏ cảm xúc vui hoặc buồn bằng việc tiết ra nước mắt.
  • Chức năng bảo vệ hộp sọ khỏi các tổn thương

Vì sao mắt nhìn thấy ảnh

Mắt giúp con người bày tỏ cảm xúc vui hoặc buồn bằng việc tiết ra nước mắt.

Vì sao mắt nhìn được? Để nhìn được, ánh sáng phải trải qua một quá trình đầy gian nan qua các lớp cấu tạo của mắt mới có thể tạo ra hình ảnh.

Thứ đầu tiên ánh sáng tiếp xúc khi đi vào mắt là một lớp nước mắt mỏng trên bề mặt, tiếp đến là giác mạc, cửa sổ phía trước của mắt. Đây là nơi tập trung ánh sáng. Mặt phía sau là thủy dịch (aqueous humor), nó lưu thông đến khắp phần giác mạc, với nhiệm vụ là duy trì áp suất trong mắt không đổi.

Sau khi xuyên qua thủy dịch, ánh sáng chạm đến đồng tử. Nó là phần có màu của mắt, nằm ở trung tâm mống mắt. Đồng tử có nhiệm vụ thay đổi kích thước để kiểm soát lượng ánh sáng được đưa vào sâu hơn.

Tiếp đến là ống kính, nó hoạt động như một chiếc máy ảnh để tập trung ánh sáng, điều chỉnh hình dạng tùy thuộc vào khoảng cách vật mà ánh sáng phản chiếu vào.

Ánh sáng bây giờ xuyên qua tâm của nhãn cầu để được vào tắm trong bể hơi ẩm từ thủy tinh thể. Điểm cuối cùng mà ánh sáng chạm đến là võng mạc, nơi nằm ở phía sau mắt. Ánh sáng hội tụ chiếu vào các tế bào được gọi là tế bào cảm quang.

Võng mạc có vai trò giống như màn hình trong rạp chiếu phim. Điểm khác biệt là trong võng mạc có nhiều thành phần:

  • Các mạch máu mang chất dinh dưỡng đến các tế bào thần kinh.
  • Điểm vàng là nằm ở trung tâm võng mạc. Ngoài ra, còn có hố thị giác (fovea) là tiêu điểm của mắt, nó có các đầu dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, được gọi là cơ quan thụ cảm ánh sáng, nhạy hơn bất kỳ bộ phận khác.
  • Cơ quan cảm quang có hai loại: Hình que và hình nón. Chúng là những đầu dây thần kinh đặc biệt giúp chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện hóa.
  • Biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) là một lớp mô tối bên dưới các cơ quan thụ cảm ánh sáng. Các tế bào này hấp thụ ánh sáng dư thừa để các tế bào cảm quang có thể đưa ra tín hiệu rõ ràng hơn. Chúng cũng di chuyển các chất dinh dưỡng đến (và chất thải từ) các tế bào cảm quang đến màng mạch.
  • Choroid tách biệt với RPE. Nó nằm sau võng mạc và được tạo thành từ nhiều mạch máu nhỏ cung cấp dinh dưỡng cho võng mạc và RPE.
  • Màng cứng là thành bên ngoài cứng, màu trắng, dạng sợi của mắt. Nó được kết nối với giác mạc rõ ràng ở phía trước, chức năng là bảo vệ các cấu trúc mỏng manh bên trong mắt.

Tín hiệu từ các tế bào cảm quang đi dọc theo các sợi thần kinh đến dây thần kinh thị giác. Nó gửi các tín hiệu đến trung tâm thị giác ở phía sau não.

Và đó là cách thị giác hoạt động: Ánh sáng, phản xạ từ một vật thể, đi vào mắt, tập trung, được chuyển đổi thành tín hiệu điện hóa, truyền đến não và được diễn giải, hoặc "nhìn thấy" dưới dạng hình ảnh.

Vì sao mắt nhìn thấy ảnh

Tín hiệu từ các tế bào cảm quang đi dọc theo các sợi thần kinh đến dây thần kinh thị giác và gửi các tín hiệu đến trung tâm thị giác

Ở người bình thường có 3 loại tế bào hình nón trong mắt. Mỗi loại tế bào có thể phân biệt được 100 màu sắc khác nhau. Do đó, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng con người có khả năng phân biệt khoảng 1 triệu màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, con số chính xác chưa được xác định do cảm nhận về màu sắc là một yếu tố chủ quan, thay đổi từ người này sang người khác.

Những người bị mù màu chỉ có 2 loại tế bào hình nón và chỉ có khả năng phân biệt 10,000 màu khác nhau. Ở chiều ngược lại, một số người có tới 4 loại tế bào hình nón, họ có khả năng phân biệt tới 100 triệu màu sắc, tình trạng này còn được gọi là “tetrachromats”.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Đáp án C

Ta nhìn thấy ảnh ảo  mà không hứng được ảnh đó trên màn vì: các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu hỏi: Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng?

A. Vì có ánh sáng truyền thẳng từ vật đến mắt ta

B. Vì mắt ta chiếu ra những tia sáng đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến måt ta

D. Vì có ánh sáng từ vật đi vòng ra sau gương rồi đến mắt ta

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến måt ta

Ta nhìn thấy ảnh ảo mà không hứng được ảnh đó trên màn vì: các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về ảnh vật và gương phẳng nhé:

1. Ảnh ảo

Trong quang học, đặc biệt là trong quang hình, ảnh ảo là thuật ngữ để chỉ các hình ảnh quan sát được khi thấy các quang tuyến ánh sáng, hay bức xạ điện từ nói chung, như cùng đi ra từ nơi đó mà trên thực tế thì đường đi qua của các quang tuyến không đi qua các điểm trên hình ảnh ảo này.

2. Gương phẳng

- Gương phẳng: là gương có bề mặt phản xạ là một phần của mặt phẳng có tác dụng phản chiếu ánh sáng truyền tới.

- Gương phẳng cho ta ảnh ảo với vật và có độ lớn bằng vật.

- Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương hay ảnh đối xứng với vật qua gương.

- Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.

- Nếu 2 vật cùng kích thước đứng trước gương, vật một cách gương xa hơn vật 2 thì vật 1 nhỏ hơn vật 2.

- Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

- Tính chất tia sáng: các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S'.

- Đối với những loại gương khác, gương phẳng được sử dụng rộng rãi nhất. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp gương phẳng ở nhiều nơi khác nhau. Không chỉ trong gia đình mỗi người, gương còn được dựng nhiều ở những cửa hàng khác. Ví dụ như: cửa hàng quần áo, cửa hàng trang sức.

- Ngoài ra, gương được ứng dụng để tạo nên những bộ phận ở trong kính hiển vi, kính nha khoa, ống nhòm, kính thiên văn…

3. Tính chất ảnh ảo qua các loại gương

- Ảnh ảo qua gương phẳng có kích thước lớn bằng vật:Khi có vật đứng trước gương phẳng, gương sẽ cho ta một ảnh ảo. Ảnh ảo này sẽ có độ lớn bằng vật.

- Khoảng cách từ vật đến gương chính bằng khoảng cách từ ảnh đến gương. Có thể hiểu rằng: ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương.

-Màn chắn không thể hứng được ảnh ảo.

-Xét hai vật cùng đứng ở trước gương. Vật nào đứng ở xa gương hơn thì ảnh của vật đó sẽ nhỏ hơn so với ảnh tạo bởi vật kia.

-Ảnh của một vật tạo bởi gương chính là hình của một vật quan sát được ở trong gương.

Ngoài ra, ảnh ảo qua gương cầu lồi có kích thước nhỏ hơn vật,ảnh ảo qua gương cầu lõm có kích thước lớn hơn vật.

4. Ứng dụng

- Gương phẳng là loại gương được ứng dụng rộng rãi nhất.

- Gương phẳng được dùng để làm gương soi, gương trang trí trong gia đình, hiệu làm tóc, gương chiếu hậu. Gương phẳng được làm một bộ phận trong kính nha khoa, kính hiển vi, kính thiên văn, ống nhòm.

- Tấm kính phẳng thực ra có 2 mặt phản xạ: mặt trên và mặt dưới, bởi vậy ta sẽ thấy 2 ảnh. Tấm kính càng mỏng thì 2 ảnh càng gần trùng nhau

- Gương phản xạ thường dùng là tấm kính phẳng bằng thủy tinh cũng có 2 mặt phản xạ, nhưng mặt dưới được tráng 1 lớp bạc phản xạ tốt hơn, nên tạo ra 1 ảnh rõ nét.