Vì sao người miền trung ăn cay

Ở phương Đông, các món cay của những đất nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Buhtan, Hàn Quốc… được nhắc nhiều nhất.   Nhắc đến thú ăn cay của người Hoa, không thể bỏ qua món ăn của các vùng Hà Nam và Tứ Xuyên với nhiều ớt, gừng và tiêu. Trong món Hoa, ớt tươi để làm đẹp, khi nấu ăn, ớt được sơ chế và cho vào nấu chung. Trên bàn ăn người Hoa cũng ít khi thiếu lọ ớt sa tế sóng sánh, cay nồng được chế biến kỹ lưỡng, lọ tiêu sọ vàng óng. Người Ấn lại chuộng cái cay của hạt tiêu, bột ớt đỏ hoà quyện với hạt thì là, mù tạt, hạt mùi và bột nghệ trong bột cà ri. Khi chế biến các món ăn liên quan đến cà ri, người Ấn bao giờ cũng phải cho thêm vào rất nhiều loại ớt khác nữa trong số hàng ngàn giống ớt ở xứ này. Không cay, không chua thì không phải là món Thái. Có khi trong cùng một món, đầu bếp sử dụng đến ba bốn loại ớt khác nhau như ớt khô, ớt bột, ớt tươi, tương ớt hay sa tế. Tuy nhiên, vị cay ưa dùng nhất vẫn là tiêu, ớt bột và ớt trái tươi.

Ẩm thực Malaysia thì có nét giao hòa giữa món Hoa và Ấn, nên gia vị cay ngoài ớt tươi còn phổ biến cả sa tế và cà ri, mà điển hình là trong món cơm chiên Nasi goreng: ớt được bằm nhuyễn, trộn vào cơm cũng như dân ta cho đậu vào nấu xôi vậy.

Vì sao người miền Tây lại ‘hảo ngọt’, những lý do dưới đây có thể giúp bạn giải đáp điều đó.

1. Điều kiện thời tiết

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng lãnh thổ đất nước thì có đặc điểm hẹp ở chiều ngang, dài theo chiều dọc và địa hình đồi núi đồng bằng phức tạp nên mỗi vùng miền lại chịu tác động của những yếu tố thời tiết khác nhau rõ rệt. Trong khi nhiệt độ ở Miền Bắc khá thấp bởi những vùng không khí lạnh xuất hiện thường xuyên, Miền Trung thường chịu lũ lụt do mưa bão trường kỳ gây ra thì Miền Nam dù nhiệt độ có khá nóng nhưng thời tiết lại “mưa thuận gió hòa”.

Những đặc điểm thời tiết này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen ăn uống của người dân. Để chống lại cái lạnh, người Miền Bắc thường ăn nhiều mỡ, biểu hiện là các món ăn đa phần được chế biến bằng cách chiên xào và nêm ít gia vị hơn nên ẩm thực có vị nhạt vừa đủ. Người Miền Trung ăn cay để chống lại những tháng ngày mưa bão dầm dề.

Còn ở miền Nam thời tiết nóng hơn nên người dân thường ăn nhiều rau, các món ăn chủ yếu được chế biến sống, luộc hoặc nấu lẩu. Trong các món ăn đó, vị ngọt được gia tăng để hợp với quan niệm về thuyết ngũ hành là vị ngọt hợp với hành thổ - trung hoà lại cái nóng.

2. Văn hóa ngọt ngào

Du khách nào có những kinh nghiệm du lịch Miền Tây sẽ gặp được nhiều người Miền Tây, nhất là những cô gái có cách ăn nói rất nhỏ nhẹ, ngọt ngào như “rót mật vào tai”. Văn hóa thích sự ngọt ngào của người Miền Tây còn thể hiện ở lối sống “có sao nói vậy”, không che giấu bản tính nhưng không làm phật lòng ai cũng như không ưa cãi vã, tránh to tiếng và đụng chạm. Cách nói chuyện ngọt ngào phần nào cũng thể hiện sự khiêm nhường của người Nam Bộ nói chung, người miền Tây nói riêng.

Lý do này được cho là không mấy thuyết phục nhưng lại khá thú vị khi trùng hợp với sở thích ăn ngọt của người Miền Tây nên được nhiều du khách chấp nhận và xem như là một điều hiển nhiên được hình thành từ lâu đời.

Còn ở miền Nam thời tiết nóng hơn nên người dân thường ăn nhiều rau, các món ăn chủ yếu được chế biến sống, luộc hoặc nấu lẩu. Trong các món ăn đó, vị ngọt được gia tăng để hợp với quan niệm về thuyết ngũ hành là vị ngọt hợp với hành thổ - trung hoà lại cái nóng.

3. Thói quen ăn uống từ nhỏ

Trong số các loại vị như mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát… thì lưỡi của trẻ em vừa mới chào đời sẽ có khả năng phát hiện vị ngọt một cách tự nhiên. Các vị mặn, chua, cay, đắng, chát... cần quá trình nhận biết và học hỏi từ từ khi trẻ lớn lên và tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm. Vị ngọt hay các thức ăn thức uống ngọt cũng được xem như một “liều thuốc tự nhiên”, giúp trẻ con quên đi cảm giác khó chịu hiện tại.

Sở thích ăn ngọt ở trẻ sẽ kéo dài từ khi vừa chào đời cho đến tuổi vị thành niên sau đó cơ thể mới bắt đầu phân loại và chọn lựa sở thích ăn uống khác nhau. Nên có thể nói, trẻ em cả ba vùng Bắc, Trung, Nam đều thích ăn ngọt. Sự khác nhau nằm ở chỗ cha mẹ là người cung cấp những bữa ăn cho trẻ và người Miền Tây thường nêm ngọt hơn trong các món ăn.

Khu vực Miền Tây lại có nhiều loại thực phẩm giàu đường như nhiều loại trái cây ngọt, mía đường, các món bánh ngọt… Vì vậy cơ hội trẻ tiếp xúc với thực phẩm ngọt đa dạng và nhiều hơn hẳn so với trẻ em Miền Bắc và Miền Trung. Điều này đã dần dần hình thành thói quen ăn ngọt, nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác đối với người dân miền Tây.

Theo Miền Tây ơi

Khi ăn đồ cay thì thường sẽ rất nóng, vậy tại sao một nơi đầy nắng nóng như miền Trung lại ăn cay rất nhiều hả cả nhà?

Vì sao người Huế ăn cay?

[iHay] Ai cũng bảo người Huế sao ăn cay thế? Nhưng hãy thử đến Huế một lần trong những ngày đông giá rét hay những ngày mưa dầm lê thê thì mới hiểu hơn vì sao vị cay nồng của ẩm thực cố đô lại quyến rũ đến vậy.Người Huế thích ăn cay! Khó có một vùng miền nào tại Việt Nam mà người dân lại thích ăn cay như xứ Huế. Những gia vị cay như ớt, tỏi, tiêu, hành... ở Huế tuy chẳng phải “đặc sản”, nhưng đã qua tay chế biến ở các đầu bếp dân gian trở nên nổi tiếng khắp nước.Bánh bột lọc bọc tôm điểm bằng rừng ớt tươi Đơn cử như ớt ở Huế có nhiều loại: ớt mọi, ớt hiểm, ớt chỉ thiên, ớt chìa vôi. Cách pha trộn làm nước ớt Vinh Xuân [Phú Vang] giúp gia vị này trở nên vô cùng nổi tiếng. Nước ớt Vinh Xuân không bị lên men, nấm mốc khi để cả năm trời, nhưng lại cực kỳ thơm ngon, từng được xuất khẩu sang Đông Âu và là món đặc sản của Huế không kém gì rượu làng Chuồn, cau Nam Phổ, trầu chợ Dinh, thanh trà Nguyệt Biều, quýt Hương Cần…Hai ông “vua ớt” Bùi Ngọc Vinh, Bùi Ngọc Khánh từng được Đài KBS Hàn Quốc thực hiện phóng sự người ăn ớt như ăn khoai cũng xuất thân từ Huế. Ngày xưa ở Huế còn có làng Phong Lai được cho ăn ớt trừ cơm vào những ngày vụ mùa thất bát, đủ thấy người Huế ăn cay “siêu đẳng” đến cỡ nào!Lý giải cho đặc điểm ẩm thực này là do người dân muốn chống lại cái lạnh và mưa dầm như một phương thức thích nghi với cuộc sống. Trong sử sách còn ghi, khi Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa, cư dân Việt đã học tập người Chăm về việc sử dụng gia vị cay [đặc biệt là ớt] để dung hòa với vùng đất và khí hậu còn lạ lẫm, mà Tố Hữu từng viết: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên?”.Đa dạng món cayHằng ngày, trên bàn ăn của người Huế [gồm món canh, cá, thịt, dĩa rau sống…] luôn có một dĩa muối tiêu ớt, dĩa tương ớt hay một chén nước mắm ớt tỏi. Đặc biệt không thể thiếu tương ớt.Tương ớt Huế là hỗn hợp gồm ớt tươi, tỏi tươi, muối, đường, dầu ăn và nước mắm ngon trộn lại. Người Huế dùng tương ớt nhiều trong những món ăn buổi sáng sớm [bánh mì, bánh canh…]. Hiện nay, tương ớt Huế đã trở thành một món quà du lịch bên cạnh tôm chua, mè xửng vì nó hoàn toàn không có chất phụ gia độc hại mà còn rất tiện dụng trong những bữa ăn hàng ngày.Chén nước chấm cho tô bánh canh Nam Phổ ở HuếĐến Huế trong mùa này, khi cảm thấy sức nóng của những tách trà, độ ấm những chiếc áo bông không đủ làm nóng thân thể, du khách hoàn toàn có thể dùng đến các gia vị cay như ớt, tỏi, tiêu… trong buổi ăn để giữ thân nhiệt và đẩy lùi những căn bệnh mùa đông như nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm…Đầu tiên, phải kể đến bún bò Huế, món ăn có gốc tích từ thời các chúa Nguyễn vào đất Thuận Hóa. Ăn bún bò Huế vào những ngày mưa rét, du khách sẽ có ngay cảm giác cả thân thể được sưởi ấm tức thì bởi sức nóng hừng hực khi áp tay vào tô bún bò Huế vừa mới được múc từ nồi đỏ lửa đem lên.Nồi bún bò Huế với nước bún, thịt bò, giò heo, chả tôm, gạch cua, huyết… được người phụ nữ Huế nêm nếm sả, ớt màu, ớt bột, tiêu, tỏi, hành… rất tính toán, cẩn thận, cốt sao để phù hợp với khí trời. Du khách chưa đủ “ép phê” còn có thể tự mình nêm nếm thêm ớt tươi, ớt tương hay nước mắm ớt tỏi.Kế đến, không thể không nhắc đến món cơm hến, món ăn bình dân đặc trưng của cư dân cố đô. Một tô cơm hến, ngoài hến, lá môn, rau ngò, tóp mỡ, khế chua, nước hến… còn có vị cay đặc trưng của ớt, tỏi và gừng.Vào một ngày mưa rét mà ăn được một tô cơm hến vào buổi sáng sớm, ắt hẳn du khách ai cũng phải xuýt xoa. Vị ớt, tỏi cay xè từ miệng, xộc lên sống mũi, nóng đến từng thớ thịt. Ăn xong tô cơm hến và uống một tô nước hến có gừng, du khách sẽ cảm thấy mồ hôi đổ ra, lưỡi tê rần, người "bốc hỏa" cả lên như ngồi bên bếp lửa hồng chống rét. Quả thật, cơm hến là một liều thuốc ẩm thực khá công hiệu khi vui chơi ở Huế trong những ngày giá lạnh. Cơm hến đỏ màu nước ớtHít hà tô bún với ớt tươiNgoài bún bò, cơm hến, Huế còn có rất nhiều những món ăn có vị cay khá thú vị. Đó là vị cay của sả, ớt trong món ốc Trường An; vị cay của nước mắm ớt trong tô bánh canh Nam Phổ, trong dĩa bánh lọc bà Đỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm; vị cay của dĩa muối ớt ở quán chân gà nướng Mai Thúc Loan; vị cay của nồi nước lẩu của món lẩu dê Kim Long, lẩu hải sản Thuận An…Bởi vậy, trong những ngày này, lượng khách đến những quán xá, địa điểm ẩm thực nói trên đều chật kín. Ai đến Huế đều nhớ về vị cay xứ Huế, như một trải nghiệm độc đáo vào những giá rét, mưa dầm trên mảnh đất cố đô.Nguyễn Văn ToànẢnh tư liệu//ihay.thanhnien.com.vn/Pages/20130114/vi-sao-nguoi-hue-an-cay.aspx

Video liên quan

Chủ Đề